Đề ôn thi học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017

docx 47 trang Người đăng dothuong Lượt xem 600Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn thi học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017
Kể chuyện tưởng tượng
*Đề: tưởng tượng em gặp người linh trong bài thơ “Đồng chí” của Chinds Hữu . Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
*Dàn ý:
*Mở bài: Giới thiệu tình huống gặp gỡ
*Thân bài:
- Ấn tượng của em về người lính mà em gặp.
- Câu chuyện của người lính:
+ Cơ sở hình thành tình đồng chí: Bước vào đời lính là những chàng trai áo vải chân đất, xuất thân từ những vùng quê nghèo đồng chua nước mặn, đất cày lên sỏi đá. Từ những con người xa lạ không hẹn mà quen nhau. Đất nước mất chủ quyền, nhiệm vụ chung cao cả đó là đánh giặc, giải phóng quê hương nên rất nhanh chóng những anh lính trẻ gần gũi, sát cánh bên nhau, cùng chịu đựng, chia sẻ những khó khăn gian khổ. Tình đồng chí thiêng liêng được hình thành từ đó.
+ Những biểu hiện của tình đồng chí: Người lính hiểu tâm tư, tình cảm của nhau. Tài sản lớn nhất của người nông dân là ruộng nương, nhà cửa nhưng mặc kệ, ra đi đầu không ngoảnh lại, dù không hẹn ngày về cũng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Xa nhà, nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mẹ già, nhớ vợ con, nhớ người yêu ... tất cả phải gác lại. Ra đi là để giành đất nước, ra đi là để giải phóng quê nhà. (Có thể dẫn chứng: ... Đã là lính cụ Hồ thì người lính nào cũng thế. Như đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm cách mạng từ những ngày đầu chống Pháp. Cha bị Pháp tra tấn, chém đầu, vợ bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò phải chịu cực hình dã man đến chết. Nén đau thương, đại tướng đã chỉ huy làm nên kì tích cho dân tộc. Đó là tấm gương anh hùng của người lính cụ Hồ mà ai cũng biết. Còn bao nhiêu người vô danh như thế!). Vào quân ngũ, thiếu thốn, gian khổ, hi sinh nhưng lính luôn trẻ trung, yêu đời. Người áo rách, người quần vá chằng chịt. Thời tiết giá lạnh, rừng sâu, nước độc. Những cơn sốt rét hoành hành, trụi cả tóc... Không hề chi. Có tình đồng chí, đồng đội sưởi ấm làm nên sức mạnh để chiến đấu. Chỉ một cái "nắm tay", không cần lời hoa mĩ đã là sức mạnh ghê gớm, đạp bằng mọi gian khổ hi sinh.
- Suy nghĩ của em khi nghe câu chuyện:
+ Họ là những người lính anh hùng trong chiến đấu và chất phác, hiền lành, thắm thiết, nghĩa tình trong cuộc sống hàng ngày.
+ Họ là những thanh niên có lí tưởng cao cả và lạc quan, tin tưởng vào lí tưởng.
+ Nhờ họ, chúng ta mới có đất nước hôm nay.
*Kết bài: Cảm nghĩ của em khi được gặp gỡ người lính, rút ra bài học cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.
*Bài tham khảo :
Các bạn! Hòa bình đất nước được lặp lại, tôi là người may mắn trong số những người lính được trở về quê hương, sau những ngày kháng chiến gian lao, đứng giữa sự sống và cái chết. Đến bây giờ được sống trong hòa bình, độc lập, trong lòng tôi vẫn luôn khao khát được một lần về thăm quê của bạn, quê người đồng chí của tôi. Tôi là anh cả trong một gia đình có sáu anh em, cha mẹ tôi là những người nông dân vất vả, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống trên một vùng quê khó khăn ” đất cày lên sỏi đá”, tôi luôn mong muốn quê mình giàu có, đẹp hơn nữa. Cuộc kháng chiến vừa bắt đầu, tôi lại xin nhập ngũ. Rời quê hương lên đường, tôi nghĩ trong thời gian tới nhất định tôi sẽ lập được nhiều công lớn giúp ích cho nhân dân? tôi bây giờ đã trở thành một người lính ư? tôi có thể cầm súng chiến đấu ư? thật hạnh phúc biết bao. Vào quân đội tôi được cử lên Việt Bắc – nơi chiến trường khốc liệt nhất của chiến tranh. Ngày ra quân, hành quân trên đường đi đến Việt Bắc tôi mới thấy sự cực nhọc, vất vả của những người kính cụ hồ, đến nơi, nhũng người lính đi trước chúng tôi hai ngàu đã nghĩ sẵn ở đó. Nổi bật trong số đó, người có thiện cảm với tôi từ lần đầu tiên là một anh lính trạc bằng tuổi tôi, dáng người cao cao, trông thật nhanh nhẹn, như một phản xạ, tôi nhanh chóng đến bắt chuyện với anh. _Chào cậu! _Ừ! chào bạn! Anh ấy có vẻ hơn ngại ngùng, chỉ cười gượng. Như đã được định sẵn tôi với anh cùng chung một tiểu đội mang tên BK107. Đêm về tôi không sao ngủ được lại càng nôn nao muốn kết bạn với anh lính trẻ. Tôi sát lại gần anh, thở một hơi thật mạnh, nói thủ thỉ: _Chiến tranh ác liệt nhỉ? Người con trai ấy hơi sững sờ, chắc là tại vì tôi quá tự tin. Không sao, tôi là người như vậy mà, tôi cười một mình. Mở tròn mắt nhìn anh với vẻ mặt y như một đứa trẻ đòi quà, tôi mong nhận được câu trả lời. Có vẻ lần này anh ấy đỡ ngại hơn. _Cậu ở đâu lên vậy? chắc ngoài Bắc hả? _Vâng, tớ ở xuôi lên, tớ muốn nước mình độc lập lắm! còn cậu, cậu ở đâu? Câu chuyện dần cởi mở và tự nhiên hơn. _Mình ở Nam Định, vùng ” nước năm đồng chua”, khổ lắm! Con người chân lấm tay bùn. Vậy là từ hai người xa lại chũng tôi đã trò chuyện và quen nhau, ngày cùng nhau làm nhiệm vụ, tối đắp chung chăn. Đứng cạnh bên nhau, nhìn về phía xa xa, tôi và người lính ấy mong sao hòa bình được lặp lại, chiến tranh kết thúc. Nếu không có chiến tranh thì chắc chắn sẽ không có những giọt máu rơi xuống, sẽ không có những giọt nước mắt rơi xuống, tiếng khóc chờ chồng, chờ cha. Cuộc gặp gỡ lần đầu của chúng tôi tuyệt biết bao! Ngày hôm nay gặp lại người anh em ấy, chúng tôi đã cùng nhau ôn lại những kỉ niệm xưa, ngồi bên nhau ôn lại kỉ niệm, sao ngày ấy dù sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà chúng tôi vẫn luôn nở nụ cười trên môi, kết thúc tuổi thanh xuân trong chiến tranh, chúng tôi ngày càng già đi, tóc bạc phơ mái đầu, nhưng sự hi sinh của chúng tôi thật là đáng. Tôi giở cuốn ảnh lưu giữ tình bạn ra xem, cùng hàn huyên đủ chuyện trên đời, tình đồng chí Được gặp lại nhau trong hòa bình, tình bạn xưa dâng trào trong trái tim mỗi chúng tôi, chiến tranh đi qua nhưng mọi thứ ngày ấy vẫn còn diễn ra trước mắt chúng tôi. Làm sao chúng tôi quên được nhau, quên được tình bạn ấy, thật tuyệt vời!
*Đề: gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
*Dàn ý: *Mở bài: Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian - không gian - địa điểm - nhân vật).
-   Có thể là: nhân ngày 22 - 12, trường em tổ chức kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân (ngày Quốc phòng toàn dân) có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường. Em được nghe người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đoàn đại biểu đó kể chuyện.
-   Đêm thơ Phạm Tiến Duật, được tổ chức tại nhà văn hoá của trường mà em đến tham gia, tình cờ em gặp một vị khách mời, người đó chính là anh lính lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
*Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ.
a. Khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói: khỏe, vang
Tiếng cười: sảng khoái
Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn - từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời.
Trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.
b. Cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mĩ gian khổ, ác liệt... Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng khốc liệt, bom Mĩ cùng với những cung đường – đốt cháy những cánh rừng... Vậy mà trên những tuyến đường ấy, các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến (cùng sự giúp đỡ của các cô gái thanh niên xung phong).
Điều đáng nhớ là những chiếc xe ở Trường Sơn trong những năm tháng ấy rất đặc biệt vì bom đạn của Mĩ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, ngay cả đèn cũng vờ hết, mui xe cái thì bị bẹp, méo, cái thì bung hẳn ra khỏi xe, thùng xe không cái nào không trầy xước. Có thể nói những phương tiện của ta lúc đó rất thiếu tốn, thô sơ... Nhưng với lòng yêu nước, chúng ta vẫn chiến đấu với tinh thần nhiệt tình hăng hái.                                                       
Chú còn nhớ với những chiếc xe như thế, bọn chú lái xe cho xe chạy mà không có vật che chắn nào. Trời! Gió táp vào mặt vào mắt cay xè, bụi thì khỏi phải nói. Bụi Trường Sơn phun tóc trắng xoá như người già, mặt lấm lem. Thế mà vẫn phì phèo hút thuốc không cần rửa, vẫn rất vui, nhìn nhau trông thật ngộ mỗi khi có dịp dừng chân, ai nấy đều cười.
Những ngày mưa thì khổ hơn nhiều, mưa xối xả ướt áo, những giọt mưa lớn rát mặt, có trải qua chứng kiến chú mới hiểu được thế nào là:
Trường Sơn, đông nắng tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.
Mưa thì mặc mưa, anh em lái xe vẫn tiếp tục cầm vô lăng lái hàng trăm cây số nữa, gió lùa quần áo lại khô. Cứ như vậy mà vượt qua ngày tháng khó khăn.
Không có kính cũng thật là thú vị, bởi cả không gian rộng lớn như ùa vào buồng lái: nào cánh chim hiếm hoi ở Trường Sơn, sao trời và con đường xa dài thẳng tít tắp như chạy thẳng vào trại tìm người chiến sĩ lái xe - tâm hồn người chiến sĩ lúc dó thật sự vui - một niềm vui phơi phới của người thanh niên đánh giặc:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Bọn chú, những người chiến sĩ lái xe rất hiểu nhau mỗi khi gặp mặt là tay bắt mặt mừng - bắt tay qua những ô kính vỡ _tiếp cho nhau sức mạnh hơi ấm tình đồng đội - những chiếc xe không kính của người lính đã về đây tụ họp thành tiều đội xe không kính.
Các chú nấu cơm bằng bếp Hoàng cầm dựng ở giữa trời. Dù chỉ có bữa cơm đạm bạc giữa rừng nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn như tình cảm gia đình. Hành trang nghỉ ngơi quý giá và đã chiến của người lính khi đó là chiếc võng dù mắc tạm bợ nghỉ ngơi qua loa rồi lại tiếp tục lên đường với những chiếc xe không kính.
Tôi ngây thơ hỏi chú:
_Vậy thì làm sao ta có thể thắng Mĩ khi mà ta chỉ có những chiếc xe không kính còn chúng lại có vũ khí hiện đại, tối tân?
_Cháu biết không bởi trên những chiếc xe đó có một trái tim: trái tim người chiến sĩ, một trái tim cùa tuổi trẻ yêu đời đầy sức trẻ, nhiệt tình, sôi nổi lạc quan, yêu nước tha thiết, căm thù giặc Mĩ. Đó còn là trái tim của chính nghĩa nên sức mạnh kì diệu tăng lên gấp bội. Cuối cùng ta đã đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào.
Kể đến đây tôi thấy ánh mắt của người lính sáng ngời. Khuôn mặt rạng rỡ, dường như đang sống lại những năm tháng ở chiến trường xưa... Tôi ao ước và khâm phục khi hình dung ra con đường mòn Hồ Chí Minh những năm đánh Mĩ đầy bom rơi đạn nổ đầy gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mà những người lính lái xe vẫn coi thường hiểm nguy vẫn dốc lòng dốc sức vì miền Nam ruột thịt vì sự nghiệp cách mạng.
Những con người bình dị cống hiến cả tuổi xuân (tuổi trẻ) - xương máu cho cách mạng. Nhờ có những người chiến sĩ lái xe, những có thanh niên xung phong mà ta mới có cuộc sống ngày nay.
_Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hòa bình của con người...), về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vàng chói lọi đã đi vào thơ ca:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây.
_Trách nhiệm gìn giữ hòa bình.
*Kết luận:
Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.
*Bài làm tham khảo:
Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất.Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa.
Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam.Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,vũ khí,đạn dược...trên con đường Trường Sơn này. Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa.Nghe anh kể, tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước,họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường. Họ nhìn thấy đất, nhìn thấy trời, thấy cả ánh sao đêm, cả nhưng cánh chim sa, họ nhìn thẳng về phía trước, phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng, của nhân dân được hạnh phúc, tự do.
Người sĩ quan còn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó, bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già, bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm. Gian khổ ác liệt,bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nãn chí,sờn lòng.Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặng đường ác liệt, đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng,gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi.
Nghe đến đây tôi chợt hỏi:
- Tại sao trên chiếc xe không kính thiếu thốn, vất vả, gian khổ trăm bề, những các anh vẫn lạc quan như thế ?
Anh sĩ quan cười thật tươi và trả lời ngay:
- Em quên đoạn thơ cuối bài thơ rồi sao "
"Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước.
Chỉ vì trên xe có một trái tim"
Vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất Tổ quốc.
Tôi vội thốt to lên "Chỉ vì trong xe có một trái tim", những trái tim của thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày chống Mỹ.
Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa, tôi mới hiếu rõ hơn về họ. Họ vẫn vui tươi, tinh nghịch. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường, cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan,yêu đời.Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn,những người đồng đội của anh. Có những người còn, có những người đã hy sinh...Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó,cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe Trường Sơn .Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua.Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt. Đúng là con đường của họ đang đi, nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm. Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào,cả ngày lẫn đêm.Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn, rồi không có mui xe, thùng xe rách xước, những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước,phía trước ấy là miền Nam ruột thịt.Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe.
Họ thật dũng cảm,hiên ngang,đầy lạc quan,có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc,vì nhân dân.Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta:chiến thắng mùa xuân năm 1975,giải phóng miền Nam ,thống nhất đất nước.
Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui. Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước,ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ,cần phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành công dân gương mẫu,nắm vững khoa học,kĩ thuật để góp phần xây dựng một đất nước ngày càng văn minh,hiện đại.
*Bài tham khảo 2:
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
–   Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,       
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, b

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_thi_hk1_nam_20162017.docx