Đề ôn tập Tiếng Việt 1 tiết

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1857Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Tiếng Việt 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập Tiếng Việt 1 tiết
 ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 1 TIẾT
Câu 1: Từ "bần bật", "san sát" thuộc kiểu từ:
a) Láy toàn bộ b) Láy bộ phận c) Từ ghép đẳng lập d) Từ ghép chính phụ 
Câu 2: Đại từ nào sau đây không dùng để hỏi về nơi chốn?
a) Ở đâu. b) Khi nào. c) Nơi đâu. d) Chỗ nào.	
Câu 3: Trong các từ sau đây, từ nào không phải là từ Hán Việt?
 a) Sông núi. b) Giang sơn. c) Sơn thuỷ d) Sơn lâm.
Câu 4: Chọn từ thích hợp (đã cho sẵn) điền vào các câu dưới đây:
	 Trường ta đã lập nhiều ............................... để chào mừng ngày nhà giáo 20-11	
	a.Thành tích b. Thành quả c. Thành phần d. Thành thị
Câu 5:Chữ “ hồi” nào trong những từ sau đây không cùng nghĩa với chữ “hồi ”trong những từ còn lại?
 a) Hồi hương. b) Hồi hộp. c) Hồi âm. c) Hồi cư
Câu 6: Chọn cặp từ trái nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống trong hai câu thơ sau:
 " .........................thơn thớt nói cười
 ...........................nham hiểm giết người không dao”
Câu 7: Câu văn sau đây mắc lỗi gì về quan hệ từ?	
 Qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương cho ta hiểu về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.
 a) Thiếu quan hệ từ. b) Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. 
 c) Thừa quan hệ từ. d) Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
Câu 8: Các từ : đông đủ, mặt mũi, tóc tai... là từ ghép đẳng lập , đúng hay sai?
 a) Đúng. b) Sai.
Câu 9: Điền các khái niệm vào cột B cho phù hợp về học thuộc
A
B
 Quan hệ từ
Từ trái nghĩa
Từ láy toàn bộ
Từ nhiều nghĩa
Từ ghép chính phụ
Đại từ
Từ đồng âm
Từ đồng nghĩa
Từ láy bộ phận
Từ ghép đẳng lập
Câu 10: Đặt 1 câu với cặp từ đồng âm sau: 
	a) Ba (danh từ)	-	ba (số từ)
	 b) Hát ( danh từ) - hát ( động từ)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 11: Chữa lại quan hệ từ trong câu sau đây cho đúng:
Càng kính yêu Bác bao nhiêu tuy nhiên chúng em càng học tập theo tấm gương của Người bấy nhiêu.
Sửa lại : ......................................................................................................................................................
Câu 12: Từ " lon ton”, "lấp ló " thuộc kiểu từ:
a) Láy toàn bộ b) Láy bộ phận c) Từ ghép đẳng lập d) Từ ghép chính phụ 
Câu 13 : Đại từ nào sau đây dùng để hỏi về số lượng?
a) Bao giờ. b) Bao nhiêu. c) Thế nào. d) Chỗ nào.	
Câu 14: Chọn từ thích hợp (đã cho sẵn) điền vào các câu dưới đây:
	 Nhiều chiến sĩ ta đã anh dũng..............trên chiến trường.
 a) Hi sinh. b) Từ trần. c) Bỏ mạng, d) Tử trận.
Câu 15: Chữ “ tiền” nào trong những từ sau đây không cùng nghĩa với chữ “tiền ”trong những từ còn lại? a) Tiền tuyến. b) Tiền bạc. c) Cửa tiền. c) Mặt tiền.
Câu 16: Chọn cặp từ trái nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống trong hai câu thơ sau:
“Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
 ........chẳng cúi đầu, ............vẫn ung dung”
Câu 17: Câu văn sau đây mắc lỗi gì về quan hệ từ?
 Chúng ta không nên nghe họ nói đánh giá họ
 a) Thiếu quan hệ từ. b) Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. 
 c) Thừa quan hệ từ. d) Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
Câu 18: Các từ : quần áo, sách vở, nhà cửa ... là từ ghép gì?....................................................
Câu 19: Chữa lại quan hệ từ trong câu sau đây cho đúng:
 Nếu mình không học bài nên mình bị điểm kém.
.
Câu 20: Viết một đoạn văn biểu cảm về một người bạn của em , trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ( chỉ rõ các từ đồng nghĩa và trái nghĩa đó).
..
Câu 21: Từ "san sát", "thâm thấp" thuộc kiểu từ:
a) Láy toàn bộ b) Láy bộ phận c) Từ ghép đẳng lập d) Từ ghép chính phụ 
Câu 22: Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “...... thương ba mẹ bao nhiêu, em ......... ra sức học tập bấy nhiêu”
 a) Càng.... càng. b) Vì...nên. c)Tuy....nhưng. d) Nếu ....thì.
Câu 23 : Tìm từ đồng nghĩa với từ “ chăm chỉ ” ........................................................................
Câu 24: Viết một đoạn văn biểu cảm về người thân trong đó có sử dụng từ láy, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ( chỉ rõ các từ láy, từ đồng nghĩa và trái nghĩa đó).
Câu 25: Từ " lom khom”, "lung linh " thuộc kiểu từ:
a) Láy toàn bộ b) Láy bộ phận c) Từ ghép đẳng lập d) Từ ghép chính phụ. 
Câu 26:Chọn cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “ ...... chúng ta vứt, xả rác bừa bãi...... môi trường ngày càng bị ô nhiễm”
 a) Do ....nên. b) Tuy....nhưng. c) Mặc dù.... nhưng. d) Giá mà....thì
Câu 27: Tìm từ trái nghĩa với từ “ dũng cảm” .....................................................................................
Câu 28: Các từ: Tốt tươi, mặt mũi, đông đủ ... thuộc loại: 
a) Từ láy 	b) Từ đơn	c) Từ ghép chính phụ	d) Từ ghép đẳng lập
Câu 29: Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây?
a) Nhỏ nhẻ. b) Nho nhỏ. c) Nhỏ nhắn d) Nhỏ nhặt.
Câu 30: Trong câu “ Tôi đi đứng oai vệ ”, đại từ “ tôi ” thuộc ngôi thứ mấy?
a) Ngôi thứ hai số ít. b) Ngôi thứ ba số ít. 
c) Ngôi thứ nhất số ít. d) ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 31: Chọn từ điền vào chỗ trống cho phù hợp “Sang thăm nước ta có ngài tổng thống và ...”
a) Nương tử.	b) Phu nhân.	c) Chinh phụ.	d) Thê tử.	
Câu 32: Câu văn sau: Qua câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” cho ta thấy người thầy có một vai trò quan trọng trong đời sống học sinh, đã mắc lỗi gì về quan hệ từ ? 
a) Thiếu quan hệ từ. b) Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
b) Thừa quan hệ từ. c) Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.
Câu 33: Từ nào sau đây là từ ghép chính phụ
a. Cỏ cây B. hoa lá C. cày cuốc D. hoa hồng
Câu 34: Tại sao từ đồng nghĩa không phải lúc nào cũng thay thế cho nhau ?
a) Vì sắc thái ý nghĩa khác nhau.	b) Vì sắc thái ý nghĩa giống nhau.
c) Vì sắc thái ý nghĩa phân biệt. d) Vì sắc thái ý nghĩa còn mơ hồ.
Câu 35: Từ nào được sử dụng trong thể đối hoặc tạo các hình tượng tương phản?
a) Từ đồng âm. 	 b) Từ Hán Việt	c) Từ thuần Việt.	 d) Từ trái nghĩa.
Câu 36: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ thi nhân ”?
a) Nhà văn. b) Nhà thơ. c) Nhà báo. d) Nhà giáo
Câu 37: Thành ngữ nào có từ trái nghĩa ?
a) Một nắng hai sương.	 b) Bách chiến bách thắng.	
c) No cơm ấm áo.	 d) Bảy nổi ba chìm.
Câu 38: Chú ý từ in đậm và cho biết nó thuộc từ loại nào? “Ruồi đậu mâm xôi đậu ”
a) Động từ.	b) Danh từ.	c) Tính từ.	d) Trợ từ.
Câu 39: Từ nào có thể thay thế cho từ in đậm trong câu : “ Học tập chăm chỉ sẽ đạt kết quả cao” ?
 a) Hậu quả. b) Hệ quả. c) Thành tích. d) Chiến tích
Câu 40: Cặp quan hệ từ “ Tuy... nhưng”, trong câu : “ Tuy nhà rất xa trường nhưng nó vẫn đến lớp đúng giờ” biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? ................................................................................................	
Câu 41: Tìm từ đồng nghĩa với từ “ chăm chỉ”
...
Câu 42: Đặt 1 câu với cặp từ đồng âm sau: 
	a) Năm (danh từ)	-	Năm (số từ)
	 b) thu ( danh từ) - thu ( động từ)
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 43: Từ " lom khom”, "lung linh " thuộc kiểu từ:
a) Láy toàn bộ b) Láy bộ phận c) Từ ghép đẳng lập d) Từ ghép chính phụ. .	
Câu 44:Chọn cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “ ...... chúng ta vứt, xả rác bừa bãi...... môi trường ngày càng bị ô nhiễm”
 a) Do ....nên. b) Tuy....nhưng. c) Mặc dù.... nhưng. d) Giá mà....thì
Câu 45: Tìm từ trái nghĩa với từ “ siêng năng”
Câu 46 Đặt 1 câu với cặp từ đồng âm sau: 
	a) Bàn (danh từ)	 - bàn (động từ)
	 b) cao ( tính từ) - cao ( danh từ)
..
Câu 47: Viết một đoạn văn biểu cảm về mái trường trong đó có sử dụng từ láy, đồng nghĩa, từ trái nghĩa ( chỉ rõ các từ láy, từ đồng nghĩa và trái nghĩa đó).
..
Câu 48: Đặt câu với mỗi cạp từ đồng âm sau:
a) Thu (danh từ) – thu (động từ) d) la (danh từ) - la ( động từ)
b) Năm số từ) – năm (danh từ) e)là (động từ) - là (danh từ)
c)Bắc (danh từ) - Bắc (động từ) g) đường (danh từ) – đường (động từ)
Câu 49:Câu “Con ngựa đá không đá con ngựa” sử dụng hiện tượng gì?
A. Từ trái nghĩa B. Từ gần nghĩa C. Từ đồng nghĩa D. Từ đồng âm
Câu 50: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa
A. Trẻ -già B. sáng- tối C. chạy – nhảy D. sang – hèn E. Giàu – sang
A. Tươi- tốt B. Đục - trong C. Ca – hát D. Đẹp- xấu E. Già - non
Câu 51 : Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “thi nhân”
A. Nhà báo B. Nhà trường C. Nhà thơ D. Nhà văn
Câu 52: Đại từ “ai” trong câu “Hôm ấy, cả nhà ai cũng vui” được dùng để:
A. Trỏ người B. Trỏ vật C. Hỏi người D. Hỏi vật E Trỏ số lượng
Câu 53: Câu nào sau đây sử dụng quan hệ từ chưa đúng:
A. Hễ cóc nghiến răng thì trời mưa. B. Giá trời mưa thì đường sẽ lầy lội.
C. Nếu tôi bị ốm thì tôi sẽ nghỉ học. D. Tuy gia đình khó khăn nhưng Lan vẫn học tốt.
Câu 54: Câu “Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều.” có đại từ là
A. của B. chúng tôi C. cũng D. chẳng có
Câu 55: Từ nào có thể thay thế cho từ chết trong câu “Chiết ô tô này đã bị chết máy.”
A. mất B. hỏng C. hở D. đứng
Câu 56: Viết đoạn văn biểu cảm có sử dụng từ láy, từ đồng nghĩa, trái nghĩa về:
a) Nụ cười của mẹ
b) Đôi mắt của mẹ
c) Về quê hương

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_1_tiet_Tieng_viet_7_ki_1.doc