ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II VẬT LÝ 9 I Phần trắc nghiệm: #. Dòng điện xoay chiều là dòng điện: A. đổi chiều liên tục không theo chu kỳ. B. lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại. C. luân phiên đổi chiều liên tục . D. có chiều không thay đổi. #. Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được: A. giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều. B. giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều. C. giá trị cực tiểu của hiệu điện thế xoay chiều. D. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều. #. Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện? A. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng quang. B. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh lí. #. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. khoảng cách giữa hai tiêu điểm FF' là: A. 10 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm. #: Đặt mắt phía trên một chậu đựng nước quan sát một viên bi ở đáy chậu ta sẽ A. Không nhìn thấy viên bi. B. Nhìn thấy ảnh ảo của viên bi trong nước. C. Nhìn thấy ảnh thật của viên bi trong nước. D. Nhìn thấy đúng viên bi trong nước. # Máy biến thế dùng để: A. Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều. B. Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều. C. Tạo ra dòng điện một chiều. D. Tạo ra dòng điện xoay chiều. # Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng quang điện. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh học. # Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm: A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. # Để khắc phục tật cận thị ta cần đeo: A. Thấu kính phân kỳ. B. Thấu kính hội tụ. C. Kính lão. D. Kính râm. # Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu? A. 30cm. B. 40cm. C. 60cm. D. 50cm. #. Vật đặt trước thấu kính phân kì, cho ảnh có đặc điểm: A. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật D. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. # Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ: A. tăng lên 100 lần. B. giảm đi 100 lần. C. tăng lên 200 lần. D. giảm đi 10 000 lần. # Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây . A. luôn luôn tăng B. luôn luôn giảm C. luân phiên tăng giảm. D. luôn luôn không đổi # Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló A. Đi qua tiêu điểm. B. Song song với trục chính. C. Truyền thẳng theo phương của tia tới. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. # Thấu kính phân kì là loại thấu kính A. Có phần rìa dày hơn phần giữa. B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ. D. Có thể làm bằng chất rắn không trong suốt. # Các nguồn phát ánh sáng trắng là: A. mặt trời, đèn pha ôtô. B. nguồn phát tia laze. C. đèn LED. D. đèn ống dùng trong trang trí. # Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường A. Bị hắt trở lại môi trường cũ. B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường thứ hai. # Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. C. Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. D. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. # Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló A. Đi qua tiêu điểm của thấu kính. B. Song song với trục chính của thấu kính. C. Cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính. II TỰ LUẬN Câu 1 Em hãy nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế? Khi nào ta có máy tăng thế? Khi nào ta có máy hạ thế? Trả lời Cấu tạo gồm hai cuộn dây : cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng n1,n2 khác nhau. - Một lõi sắt pha Silic dùng chung cho 2 cuộn dây. - Dây và lõi đều bọc cách điện *Nguyên tắc hoạt động Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của MBT một HĐT xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một HĐT xoay chiều. + Nếu n1>n2 : Máy hạ thế. + Nếu n1,<n2 : Máy tăng thế Câu 2 Kể tên nguồn phát ánh sáng trắng và ánh sáng màu. Làm thế nào để tạo ra ánh sáng màu. Trả lời - Nguồn phát ánh sáng trắng là ánh sáng mặt trời (trừ hoàng hôn, bình minh), các đèn dây tóc khi nóng phát sáng ra - Nguồn ánh sáng màu: các đèn laze, đèn led, đèn màu trang trí,... - Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu. Chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu, ta dược ánh sáng có màu Câu 3: a) Nêu các biểu hiện của tật cận thị. b) Một người mắc tật cận thị chỉ nhìn rõ những vật ở xa nhất cách mắt 40 cm. Để có thể nhìn rõ những vật ở xa, người đó cần đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu? Trả lời Chỉ nhìn rõ vật ở gần , không nhìn rõ vật ở xa - Điểm cực viễn gần mắt hơn bình thường b) TK phân kì có tiêu cự 40 cm Câu 4 Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Khi đi tắm hồ bơi, trẻ em thường bị hụt nước do thấy đáy hồ cạn hơn so với độ sâu thực. Hãy giải thích hiện tượng trên? Trả lời : Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác và bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng , chùm tia sáng từ đáy bể truyền đến mắt ta bị gãy khúc theo nhiều phương khác nhau , ta nhìn thấy ảnh của đáy bể nằm gần mắt ta hơn vị trí thực. Câu 5 Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ? So sánh chổ giống và khác nhau về cấu tạo của Đinamô xe đạp và và máy phát điện xoay chiều ? Trả lời *Cấu tạo: Một máy phát điện xc có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là Stato, bộ phận còn lại quay gọi là Roto. * Hoạt động: Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số ĐST qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảmð Tạo ra được dòng điện xc trong cuộn dây * So Sánh giữa máy phát điện xoay chiều và đinamô: + Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều + Khác nhau: Điamo có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, U và I đầu ra nhỏ hơn. Ở Điamo thì roto là nam châm vĩnh cửu, còn ở MPĐ Roto là nam châm điện Câu 6 Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 11000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền điện năng đi xa, hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 1000 V. Đây là máy tăng thế hay hạ thế? Vì sao? Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. Trả lời: Máy tăng thế vì n1> n2 Câu 7: a- Một nhà máy điện phát ra công suất điện P = 100MW. Hiệu điện thế ở đầu đường dây tải điện là U = 25000V. Điện trở tổng cộng của đường dây dẫn điện là 5Ω . Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện ? b- Nêu một cách để làm giảm công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện. Giải thích vì sao làm như thế lại giảm được hao phí do toả nhiệt trên dây dẫn? Trả lời: a- Công suất hao phí trên đường dây tải điện : P hp = R = 80.106(W) b- Nêu được một cách làm là tăng hiệu điện thế vì công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế Câu 8 Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một TKHT có f = 12cm, cách thấu kính một khoảng 16cm. a. Dựng ảnh của vật và nhận xét ảnh. b. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK. c. Ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật? A B F’ I O B’ A'’ F . . Trả lời Mà: OI = AB, Từ (1) và (2), suy ra: Thay sè vµo ta ®îc: VËy kho¶ng c¸ch tõ ¶nh tíi thÊu kÝnh lµ 48 cm, chiÒu cao cña ¶nh b»ng 3 lÇn vËt. Câu 9 Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự là 20cm. A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng là 30cm. a.Vẽ ảnh A’B’ của vật AB, nhận xét đặc điểm của ảnh.và xác định vị trí ảnh. b.Biết AB cao 6cm. Tìm chiều cao của ảnh. Trả lời B’ A’ 0 I B A F’ Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. S Xét OAB OA’B’ S = (1) Xét F’OI F’A’B’ (2) Từ (1) và (2) Suy ra: OA’=
Tài liệu đính kèm: