Đề ôn tập kiểm tra học kì II môn Toán lớp 5

doc 34 trang Người đăng dothuong Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra học kì II môn Toán lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập kiểm tra học kì II môn Toán lớp 5
Chuyên đề: Các bài toán về chuyển động
Phần 1: Những kiến thức cần nhớ
I. Các đại lượng trong toán chuyển động
	- Quãng đường: kí hiệu là s.
	- Thời gian: kí hiệu là t.
	- Vận tốc: kí hiệu là v.
II. Các công thức cần nhớ:
	S = v x t	;	v = s / t	;	t = s / v
III. Chú ý:
	Khi sử dụng các đại lượng trong một hệ thống đơn vị cần lưu ý cho học sinh:
1. -Nếu quãng đường là km, thời gian là giờ thì vận tốc là km/giờ.
 - Nếu quãng đường là m, thời gian là phút thì vận tốc là m/phút.
2. Với cùng một vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian.
3. Trong cùng một thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc.
4. Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Phần 2: Các dạng toán cơ bản và kiến thức cần nhớ.
Dạng 1: Các bài toán có một chuyển động tham gia
I. Kiến thức cần nhớ:
	- Thời gian đi = quãng đường : vận tốc (t=s:v)
	 = giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có).
	- Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có).
	- Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
	- Vận tốc = quãng đường : thời gian (v=s:t)
	- Quãng đường = vận tốc x thời gian (s=vxt)
II. Các loại bài:
	 1. Loại 1: Tính quãng đường khi biết vân tốc và phải giải bài toán phụ để tìm thời gian.
 2. Loại 2: Tính quãng đường khi biết thời gian và phải giải bài toán phụ để tìm vận tốc.
 3. Loại 3: Vật chuyển động trên một quãng đường nhưng vận tốc thay đổi giữa đoạn lên dốc, xuống dốc và đường bằng.
\4. Loại 4: Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về.
Dạng 2: Các bài toán có hai hoặc ba chuyển động cùng chiều
I. Kiến thức cần nhớ:
	- Vận tốc vật thứ nhất: kí hiệu V1
	- Vận tốc vật thứ hai: kí hiệu V2.
	- Nếu hai vật chuyển động cùng chiều cách nhau quãng đường S cùng xuất phát một lúc thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là:
t = s : (V1 – V2)
	- Nếu vật thứ hai xuất phát trước một thời gian t0 sau đó vật thứ nhất mới xuất phát thì thời gian vật thứ nhất đuổi kịp vật thứ hai là:
t = V2 x to : (V1 – V2)
(Với v2 x to là quãng đường vật thứ hai xuất phát trước vậth thứ nhất trong thời gian to.)
II. Các loại bài:
 Hai vật cùng xuất phát một lúc nhưng ở cách nhau một quãng đường S.
Hai vật cùng xuất phát ở một địa điểm nhưng một vật xuất phát trước một thời gian to nào đó.
Dạng toán có ba chuyển động cùng chiều tham gia.
Dạng 3: Các bài toán có hai chuyển động ngược chiều.
I. Kiến thức cần ghi nhớ:
	- Vận tốc vật thứ nhất kí hiệu là V1.
	- Vân tốc vật thứ hai kí hiệu là V2.
	- Quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phá là S.
	- Thời gian để hai vật gặp nhau là t, thì :
t = s : (V1 + V2)
Chú ý: S là quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phát. Nếu vật nào xuất phát trước thì phải trừ quãng đường xuất phát trước đó.
II. Các loại bài:
-Loại 1: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đoạn đường và gặp nhau một lần.
- Loại 2: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau và gặp nhau hai lần.
- Loại 3: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau 3 lần trên một đường tròn.
Dạng 4: Vật chuyển động trên dòng nước
I. Kiến thứ cần ghi nhớ:
	- Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước.
	- Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc dòng nước.
	- Vxuôi = Vvật + Vdòng.
	- Vngược = Vvật – Vdòng.
	- Vdòng = (Vxuôi – Vngược) : 2
	- Vvật = (Vxuôi + Vngược) : 2
	- Vxuôi – Vngược = Vdòng x 2
Dạng 5: Vật chuyển động có chiều dài đáng kể
Các loại bài và kiến thức cần ghi nhớ:
	- Loại 1: Đoàn tàu chạy qua cột điện: Cột điện coi như là một điểm, đoàn tàu vượt qua hết cột điện có nghĩa là từ lúc đầu tàu đến cột điện cho đến khi toa cuối cùng qua khỏi cột điện.
	+ Kí hiệu l là chiều dài của tàu; t là thời gian tàu chạy qua cột điện; v là vận tốc tàu. Ta có:
t = l : v
	- Loại 2: Đoàn tàu chạy qua một cái cầu có chiều dài d: Thời gian tàu chạy qua hết cầu có nghĩa là từ lúc đầu tàu bắt đầu đến cầu cho đến lúc toa cuối cùng của tàu ra khỏi cầu hay Quãng đường = chiều dài tàu + chiều dài cầu.
t = (l + d) : v
	- Loại 3: Đoàn tàu chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều (chiều dài ô tô không đáng kể).
	Trường hợp này xem như bài toán chuyển động ngược chiều nhau xuất phát từ hai vị trí: A (đuôi tàu) và B (ô tô). Trong đó: Quãng đường cách nhau của hai vật = quãng đường hai vật cách nhau + chiều dài của đoàn tàu.
	Thời gian để tàu vượt qua ô tô là: t = (l + d) : (Vôtô + Vtàu).
	- Loại 4: Đoàn tàu vượt qua một ô tô đang chạy cùng chiều: Trường hợp này xem như bài toán về chuyển động cùng chiều xuất phát từ hai vị trí là đuôI tàu và ô tô.
t = (l + d) : (Vtàu – Vôtô).
	- Loại 5: Phối hợp các loại trên.
Phần 3: Các bài tập thực hành.
Bài 1 (Dạng 1- loại 1): Một ô tô dự kiến đi từ A đến B với vận tốc 45km/giờ thì đến B lúc 12 giờ trưa. Nhưng do trời trở gió mỗi giờ xe chỉ đi được 35km/giờ và đến B chậm 40phút so với dự kiến. Tính quãng đường từ A đến B.
Cách 1: Vì biết được vận tốc dự định và vận tốc thực đi nên ta có được tỉ số hai vận tốc này là: 45/35 hay 9/7.
Trên cùng một quãng đường AB thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Do vậy, tỉ số vận tốc dự định so với vận tốc thực đi là 9/7 thì tỉ số thời gian là 7/9. Ta coi thời gian dự định là 7 phần thì thời gian thực đi là 9 phần. Ta có sơ đồ:
Thời gian dự định:
Thời gian thực đi:
Thời gian đi hết quãng đường AB là:
 40 : (9-7) x 9 = 180 (phút).
 180 phút = 3 giờ
Quãng đường AB dài là: 3 x 35 = 105 (km).
 Đáp số: 105 km.
Cách 2: Giải theo phương pháp rút về đơn vị (10 chuyên đề).
Bài 2: (Dạng 1-loại 2)
Một người đi xe máy từ A đến B mất 3 giờ. Lúc trở về do ngược gió mỗi giờ người ấy đi chậm hơn 10km so với lúc đi nên thời gian lúc về lâu hơn 1 giờ. Tính quãng đường AB?
Bài làm
Cách 1:
Thời gian lúc người âý đi về hết:
3 + 1 = 4 (giờ).
 Trên cùng quãng, đường thời gian và vân tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Tỉ số thời gian giữa lúc đi và lúc về là: 3 : 4 = 3/4. Vậy tỉ số vận tốc giữa lúc đi và lúc về là: 4/3.
 Ta coi vận tốc lúc đi là 4 phần thì vân tốc lúc về là 3 phần. Ta có sơ đồ:
Vận tốc lúc đi:
Vận tốc lúc về:
 Vận tốc lúc đi là: 10 : ( 4 – 3) x 4 = 40 (km/giờ)
 Quãng đường AB là: 40 x 3 = 120 (km).
 Đáp số: 120 km.
Cách 2: Giải theo phương pháp rút về đơn vị (10 chuyên đề)
Bài 3: (Dạng 1-loại 3)
Một người đi bộ từ A đến B, rồi lại trở về A mất 4giờ 40 phút. Đường từ A đến B lúc đầu là xuống dốc tiếp đó là đường bằng rồi lại lên dốc. Khi xuống dốc người đó đi với vận tốc 5km/giờ, trên đường bằng với vận tốc 4km/giời và khi lên dốc với vận tốc 3km/giờ. Hỏi quãng đường bằng dài bao nhiêu biết quãng đường AB dài 9km.
Bài làm
Ta biểu thị bằng sơ đồ sau:
Đổi 1giờ = 60 phút.
Cứ đi 1km đường xuống dốc hết: 60 : 5 = 12 (phút)
Cứ đi 1km đường lên dốc hết: 60 : 3 = 20 (phút)
Cứ đi 1km đường bằng hết: 60 : 4 = 15 (phút)
Cứ 1km đường dốc cả đi lẫn về hết: 12 + 20 = 32 (phút)
Cứ 1km đường bằng cả đi lẫn về hết: 15 x 2 = 30 (phút)
Nếu 9km đều là đường dốc thì hết: 9 x 32 = 288 (phút)
Thời gian thực đi là: 4giờ 40phút = 280 phút.
Thời gian chênh lệch nhau là: 288 – 280 = 8 (phút)
Thời gian đi 1km đường dốc hơn đường bằng: 32 -30 = 2 (phút)
Đoạn đường bằng dài là: 8 : 2 = 4 (phút)
Đáp số: 4km.
Bài 4(Dạng 1-Loại4)
Một người đi bộ từ A đến B rồilại quay trở về A. Lúc đi với vận tốc 6km/giờ nhưng lúc về đi ngược gió nên chỉ đi với vận tốc 4km/giờ. Hãy tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của người âý.
Cách 1:
Đổi 1 giờ = 60 phút
1km dường lúc đi hết: 60 : 6 = 10 (phút)
1 km đường về hết: 60 : 4 = 15 (phút)
Người âý đi 2km (trong đó có 1km đi và 1km về) hết: 
10 + 15 = 25 (phút)
Người âý đi và về trên đoạn đường 1km hết: 25:2=12,5(phút)
Vận tốc trung bình cả đi và về là: 60 : 12,5 = 4,8 (km/giờ)
Đấp số: 4,8 km/giờ
Cách 2: Dùng phương pháp giả thiết tạm.
Bài 5 (Dạng 2-Loại 1)
Lúc 12giờ trưa, một ô tô xuất phát từ điểm A với vận tốc 60km/giờ và dự định đến B lúc 3giờ 30 phút chiều.Cùng lúc đó, từ điểm C trên đường từ A đến B và cách A 40km, một người đi xe máy với vận tốc 45 km/giờ về B. Hỏi lúc mấy giờ ô tô đuổi kịp người đi xe máy và dịa điểm gặp nhau cách A bao nhiêu?
Bài làm
Sơ đồ tóm tắt:
 40km
A C B
V1= 60km/giờ V2 = 45km/giờ
Mỗi giờ xe ô tô lại gần xe máy được là: 60-45=15 (km)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 40:15=2=2 giờ 40 phút
Hai xe gặp nhau lúc: 12 giờ + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phút
Địa điểm gặp nhau cách A là: 60 x 2 =1600 (km).
Đáp số: 160 km.
Bài 6 (Dạng 2-Loại 2)
Nhân dịp nghỉ hè lớp 5A tổ chức đi cắm trại ở một địa điẻm cách trường 8 km. Các bạn chia làm hai tốp. Tốp thứ nhất đi bộ khởi hành từ 6giờ sáng với vận tốc 4km/giờ, tốp thứ hai đi xe đạp trở dụng cụ với vận tốc 10km/giờ. Hỏi tốp xe đạp khởi hành lúc mấy giờ để tới nơi cùng một lúc với tốp đi bộ?
Bài làm
Vì hai tốp đến nơi cùng một lúc có nghĩa là thời gian tốp đi xe đạp từ trường tới nơi cắm trại chính bằng thời gian hai nhóm đuổi kịp nhau tại địa điểm cắm trại.
Thời gian tốp đi xe dạp đi hết là: 
8 : 10 = 0,8 (giờ)
Thời gian tốp đi bộ đi hết là: 
8 : 4 = 2 (giờ)
Khi tốp đi xe đạp xuất phát thì tốp đi bộ đã đi được là:
2 – 0,8 = 1,2 (giờ)
Thời gian tốp xe đạp phải xuất phát là:
 6 + 1,2 = 7,2 (giờ)
Hay 7 giờ 12 phút.
Đáp số: 7 giờ 12 phút.
Bài 7 (Dạng 2-Loại 3)
Một người đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ và một ô tô đi với vận tốc 28 km/giờ cùng khởi hành lúc 8 giờ từ địa điểm A tới B. Sau đó nửa giờ một xe máy đi với vận tốc 24 km/giờ cũng xuất phát từ A để đi đến B. Hỏi trên đường từ A đến B vào lúc mấy giờ xe máy ở đúng điểm chính giữa xe đạp và ô tô.
Lưu ý: Muốn tìm thời điểm 1 vật nào đó nằm giữa khoảng cách 2 xe ta thêm một vật chuyển động với vận tốc bằng TBC của hai vật đã cho.
Bài làm
Ta có sơ đồ:
A C D E B
Trong sơ đồ trên thời điểm phải tìm xe đạp đi đến điểm C, xe máy đi đến điểm D và ô tô đi đến điểm E (CD = DE).
 Giả sử có một vật thứ tư là xe X nào đó cũng xuất phát từ A lúc 6 giờ và có vân tốc = vận tốc trung bình của xe đạp và ô tô thì xe X luôn nằm ở điểm chính giữa khoảng cách xe đạp và ô tô.
 Vậy khi xe máy đuổi kịp xe X có nghĩa là lúc đó xe máy nằm vào khoảng cách chính giữa xe đạp và ôtô. Vận tốc của xe X là: (12 + 28 ) : 2 = 20 (km/giờ)
Sau nửa giờ xe X đi trước xe máy là: 20 x 0,5 = 10 (km)
Để đuổi kịp xe X, xe máy phảI đi trong thờigian là:
10 : (24 -20) = 2,5 (giờ)
 Lúc xe máy đuổi kịp xe X chính là lúc xe máy nằm vào khoảng chính giữa xe đạp và ôtô và lúc đó là:
6 giờ + 0,5 giờ + 2,5 giờ = 9 giờ.
Đáp số: 9 giờ.
Bài 8 (Dạng 3-Loại 1)
Hai thành phố A và B cách nhau 186 km. Lúc 6 giờ sáng một người đi xe máy từ A với vận tốc 30 km/giờ về B. Lúc 7 giờ một người khác đi xe máy từ B về A với vận tốc 35km/giờ. Hỏi lúc mấy giờ thì hai người gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao xa?
Bài 9 (Dạng 3-Loại 2)
Hai người đi xe đạp ngược chiều nhau cùng khởi hành một lúc. Người thứ nhất đi từ A, người thứ hai đi từ B và đi nhanh hơn người thứ nhất. Họ gặp nhau cách A 6km và iếp tục đi không nghỉ. Sau khi gặp nhau người thư nhất đi tới B thì quay trở lại và ngườ thứ hai đi tới A cũng quay trở lại. Họ gặp nhau lần thứ hai cách B 4km. Tính quãng đường AB.
Bài làm
Cách 1: Thời gian người thứ nhất xuất phát trước người thứ hai là: 7 giờ – 6 giờ = 1 giờ.
 Khi người thứ hai xuất phát thì người thứ nhất đã đi được quãng đường là: 30 x 1 = 30 (km)
 Khi người thứ hai bắt đầu xuất phát thì khoảng cách giữa hai người là: 186 – 30 = 156 (km)
Thời gian để hai ngườigặp nhau là:
156 : (30 + 35 ) =2 (giờ) = 2 giờ 24 phút.
Vậy hai người gặp nhau lúc: 
7giờ + 2giờ 24 phút = 9 giờ 24 phút
Chỗ gặp nhau cách điểm A: 30 + 2 x 30 = 102 (km)
Đáp số: 102 km.
Cách 2: Giải theo toán tỉ lệ thuận.
Bài làm
 Ta biết rằng từ lúc khởi hành đến lúc hai người gặp nhau lần thứ hai thì cả hai người đã đi hết 3 lần quãng đường AB.
 Ta có sơ đồ biểu thị quãng đường đi đượccủa người thứ nhất là nét liền, của người thứ hai là đường có gạch chéo, chỗ hai người gặp nhau là C:
A
B
 C
 Nhìn vào sơ đồ ta thấy cứ mỗi lần hai người đi được một đoạn đường AB thì người thứ nhất đI được 6km. Do đó đến khi gặp nhau lần thứ hai thì người thứ nhất đi được:
6 x 3 = 18 (km)
 Quãng đường người thứ nhất đi được chính bằng quãng đường AB cộng thêm 4km nữa. Vậy quãng đường AB dài là:
18 – 4 = 14 (km).
Đáp số: 14km
Bài 10 (Dạng 3-Loại 3)
Hai anh em xuất phát cùng nhau ở vạch đích và chạy ngược chiều nhau trên một đường đua vòng tròn quanh sân vận động. Anh chạy nhanh hơn và khi chạy được 900m thì gặp em lần thứ nhất. Họ tiếp tục chạy như vậy và gặp nhau lần thứ 2, lần thứ 3. Đúng lần gặp nhau lần thứ 3 thì họ dừng lại ở đúng vạch xuất phát ban đầu. Tìm vận tốc mỗi người, biết người em đã chạy tất cả mất 9phút.
Bài làm
 Sau mỗi lần gặp nhau thì cả hai người đã chạy được một quãng đường đúng bằng một vòng đua. Vậy 3 lần gặp nhau thì cả hai người chạy được 3 vòng đua. Mà hai người xuất phát cùng một lúc tại cùng một điểm rồi lại dừng lại tại đúng điểm xuất phát nên mỗi người chạy được một số nguyên vòng đua. 
 Mà 3 = 1 + 2 và anh chạy nhanh hơn em nên anh chạy được 2 vòng đua và em chạy được 2 vòng đua.
 Vậy sau 3 lần gặp nhau ưnh chạy được quãng đường là:
900 x 3 = 2700 (m)
Một vòng đua dài là: 2700 : 2 = 1350 (m)
Vận tốc của em là: 1350 : 9 = 150 (m/phút)
Vận tốc của anh là: 2700 : 9 = 300 (m/phút)
Đáp số: Anh: 300 m/phút
 Em: 150 m/phút
Bài 11 (Dạng 4)
Lúc 6giờ sáng, một chuyến tàu thuỷ chở khách xuôi dòng từ A đến B, nghỉ lại 2 giờ để trả và đón khách rồi lại ngược dòng về A lúc 3 giờ 20 phút chiều cùng ngày. Hãy tính khoảng cách giữa hai bến A và B, biết rằng thờ gian đi xuôi dòng nhanh hơn thời gian đi ngược dòng là 40 phút và vận tốc dòng nước là 50m/phút.
Bài làm
Ta có: 3 giờ 20 phút chiều = 15 giờ 20 phút.
Thời gian tàu thuỷ đi xuôi dòng và ngược dòng hết là:
15 giờ 20 phút – (2giờ + 6giờ) = 7 giờ 20 phút
Thời gian tàu thủy đI xuôi dòng hết:
(7 giờ 20 phút – 40 phút) : 2 = 3 giờ 20 phút
3giờ 20 phút = 3 giờ = giờ
Thời gian tàu thuỷ đi ngược dòng hết:
7 giờ 20 phút – 3 giờ 20 phút = 4 giờ
Tỉ số thời gian giữa xuôi dòng và ngược dòng là: : 4 = 
 Vì trên cùng quãng đường, vận tốc và thờ gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên tỉ số vận tốc xuôi dòng và ngược dòng là . Coi vận tốc xuôi dòng là 6 phần thì vận tốc ngược dòng là 5 phần, hơn nhau bằng 2 x Vdòng.
Ta có sơ đồ:
 2xVdòng
Vxuôi dòng :
Vngược dòng:
Vxuôi dòng hơn Vngược dòng là:
2 x 50 = 100 (m/phút)
Vngược dòng là: 5 x 100 = 500 (m/phút) = 30 (km/giờ)
Khoảng cách giữa hai bến A và B là:
30 x 4 = 120 (km)
Đáp số: 120 km.
Cách 2: Giải bằng phương pháp rút về tỉ số.
Bài 12 (Dạng 4):
Một tàu thủy đi từ một bến trên thượng nguồn đến một bến dưới hạ nguồn hết 5 ngày đêm và đi ngược từ bến hạ nguồn về bến thượng nguồn mất 7 ngày đêm. Hỏi một bè nứa trôi từ bến thượng nguồn về bến hạ nguồn hết bao nhiêu ngày đêm?
Bài làm
 Tính thời gian mà bè nứa trôi chính là thời gian mà dòng nước chảy (Vì bè nứa trôI theo dòng nước). Ta có tỉ số thời gian tàu xuôi dòng và thời gian tàu ngược dòng là:
5 : 7
 Trên cùng một quãng đường, thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Do đó, tỉ số vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là: 7: 5. Coi vận tốc xuôi dòng là 7 phần thì vận tốc ngược dòng là 5 phần. Hiệu vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là hai lần vận tốc dòng nước.
 Ta có sơ đồ:
 2xVdòng
Vxuôi:
Vngược:
 Nhìn vào sơ đồ ta thấy tỉ số vận tốc dòng nước so với vận tốc tàu xuôi dòng là 1:7. Do đó, tỉ số bè nứa trôI so với thời gian tàu xuôi dòng là 7 lần.
 Vậy thời gian bè nứa tự trôi theo dòng từ bến thượng nguồn đến bến hạ nguồn là:
5 x 7 = 35 (ngày đêm)
Đáp số: 35 ngày đêm
Cách 2: Giải bằng phương pháp rút về tỉ số.
Bài 13 (Dạng 5)
Một đoàn tàu chạy qua một cột điện hết 8 giây. Cũng với vận tốc đó đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu.
Bài 14 (Dạng 5)
Bài làm
Ta thấy:
 - Thời gian tàu chạy qua cột điện có nghĩa là tàu chạy được một đoạn đường bằng chiều dài của đoàn tàu.
 - Thời gian đoàn tàu chui qua đường hầm bằng thời gian tàu vượt qua cột điện cộng thời gian qua chiều dài đường hầm.
 - Tàu chui qua hết đường hầm có nghĩa là đuôI tàu ra hết đường hầm.
Vậy thời gian tàu qua hết đường hầm là:
1 phút – 8 giây = 52 giây.
Vận tốc của đoàn tàu là:
260 : 52 = 5 (m/giây) = 18 (km/giờ)
Chiều dài của đoàn tàu là: 5 x 8 = 40 (m).
Đáp số: 40m
 18km/giờ.
Bài làm
Một ô tô gặp một xe lửa chạy ngược chiều trên hai đoạn đường song song. Một hành khách trên ôtô thấy từ lúc toa đầu cho tới lúc toa cuối của xe lửa qua khỏi mình mất 7 giây. Tính vận tốc của xe lửa (theo km/giờ), biết xe lửa dài 196m và vận tốc ôtô là 960m/phút.
 Quãng đường xe lửa đi được trong 7 giây bằng chiều dài xe lửa trừ đi quãng đường ôtô đi được trong 7 giây (Vì hai vật này chuyển động ngược chiều).
 Ta có: 
960m/phút = 16m/giây.
Quãng đường ôtô đi được trong 7 giây là: 
16 x 7 = 112 (m)
Quãng đường xe lửa chạy trong 7 giây là: 
196-112=84 (m)
Vận tốc xe lửa là: 
87 : 7 = 12 (m/giây) = 43,2 (km/giờ)
Đáp số: 43,2 km/giờ
Phần 4: Bài tập tự luyện
Bài 1:
	Hằng ngày bác Hải đi xe đạp đến cơ quan làm việc với vận tốc 12km/giờ. Sáng nay có việc bận bác xuất phát chậm mất 4 phút. Bác Hải nhẩm tính, để đến cơ quan kịp giờ làm việc thì phải đi với vậntốc 15km/giờ. Tính quãng đường từ nhà bác đến cơ quan.
Bài 2:
	Một ôtô dự định đi từ tỉnh A đến tỉnh B lúc 16giờ. Nhưng nếu chạy với vận tốc 60km/giờ thì ôtô sẽ đến B lúc 15 giờ. Nếu chạy với vận tốc 40km/giờ thì ôtô sẽ đến B lúc 17 giờ. Hỏi ôtô phải chạy với vận tốc bao nhiêu để đến B lúc 16 giờ?
Bài 3:
	Một ôtô phải đi từ A qua B đến C mất 8 giờ. Thời gian đi từ A đến B gấp 3 lần thưòi gian từ B đến C và quãng đường từ A đến B dài hơn quãng đường từ B đến C là 130km. Biết rằng muốn đi được đúng thời gian đã định từ B đến C ôtô phải tăng vận tốc thêm 5km/giờ. Hỏi quãng đường từ A đến C dài bao nhiêu?
Bài 4:
	Anh Hùng đi xe đạp qua một quãng đường gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Vận tốc khi lên dốc là 6km/giờ, khi xuống dốc là 15km/giờ. Biết rằng dốc xuống dài gấp đôi dốc lên và thời gian đi tất cả là 54phút. Tính độ dài cả quãng đường đi.
Bài 5:
	Hai đơn vị bộ đội. Một đơn vị đi từ A đến B và một đơn vị từ B đến A cách nhau 27km. Họ cùng xuất phát một lúc và hành quân với vận tốc lần lượt là 5km/giờ và 4km/giờ. Để giữ bí mật, hai đơn vị không liên lạc với nhau bằng vô tuyến điện mà dùng một con chim bồ câu đưa thư bay qua bay lại với vận tốc 24km/giờ để truyền tin. Tính quãng đường chim bay được trong khoản thời gian hai đơn vị bắt đầu xuất phát đến lúc gặp nhau (không tính thời gian gài thư vào chân chim)
Bài làm
	Thời gian chim bay qua bay lại đúng bằng thời gian hai đơn vị hành quân đến lúc gặp nhau. Thời gian đó là:
27 : (5 + 4) = 3 (giờ)
Quãng đường chim bay qua bay lại tất cả là:
24 x 3 = 72 (km)
Đáp số: 72km.
Bài 6:
	Quãng đường từ nhà lên huyện dài 30km, một người đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ từ nhà lên huyện. Sau đó 1giờ 30 phút một người đi xe máy đuổi theo với vận tốc 36km/giờ. Hỏi khi người xe máy đuổi kịp người xe đạp thì hai người cách huyện bao nhiêu km?
Bài 7:
	Một chiếc ca nô xuôi dòng một đoạn sông hết 2giờ 30phút và ngược dòng hết 3giờ 30phút. Hãy tính chiều dài của đoạn sông đó, biết rằng vận tốc dòng nước là 3km/giờ.
Bài 8:
	Hai bến sông A và B cách nhau 210km. Cùng một lúc có một ca nô khởi hành từ A, một ca nô khởi hành từ B đi ngược chiều nhau. Sau 5 giờ hai ca nô gặp nhau. Biết rằng nếu nước đứng thì vận tốc hai ca nô bằng nhau nhưng trong hành trình trên thì vậntốc dòng nước là 3km/giờ. Tính vận tốc của mỗi ca nô.
Bài 9:
	Một xe lửa dài 120m chạy qua một đường hầm với vận tốc 48km/giờ. Từ lúc đầu tàu chui vào đường hầm cho tới lúc toa cuối cùng ra khỏi đường hầm mất 8phút 12giây. Hỏi đường hầm dài bao nhiêu?
Bài 10:
	Trên một đoạn đường quốc lộ chạy song song với đường tàu, một hành khách ngồi trên ôtô thấy đầu tàuđang chạy ngược chiều còn cách ôtô 300m và sau 12giây đoàn tàu vượt qua mình. Hãy tính chiều dài của đoàn tàu, biết rằng vận tốc của ôtô là 42km/giờ và vận tốc của đoàn tàu là 60km/

Tài liệu đính kèm:

  • docON_TAP_HKII_TOAN_LOP_5.doc