Đề ôn tập dao động - Sóng cơ học năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý lớp 12

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1571Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập dao động - Sóng cơ học năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập dao động - Sóng cơ học năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý lớp 12
TRƯỜNG THPT CẨM LÝ
ĐỀ ÔN TẬP DAO ĐỘNG- SÓNG CƠ HỌC
 Năm học 2015 - 2016 
Môn: VẬT LÝ LỚP 12 
PHẦN 1: DAO ĐỘNG CƠ ( 20 CÂU)
Câu 1: Dao động cơ học là
A. chuyển dộng trong không gian, sau những khoảng thời gian bằng nhau trạng thái chuyển động được lặp lại.
B. chuyển động có chu kì và tần số xác định.	
C. chuyển động có giới hạn trong không gian và thời gian.
D. chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại quanh vị trí cân bằng xác định.
Câu 2: Khi nói về dao động điều hòa của con lắc đơn gồm sợi dây mảnh không dãn và vật nhỏ phát biểu nào dưới đây sai ?
A. Lực căng của sợi dây có độ lớn nhỏ nhất khi vật nhỏ ở vị trí cao nhất.
B. Tại một nơi nhất định, chu kì dao động của con lắc chỉ phụ thuộc chiều dài sợi dây.
C. Khi qua vi trí cân bằng thì vận tốc của vật nhỏ có độ lớn lớn nhất.
D. Khi đưa con lắc lên cao thì chu kì của nó giảm vì gia tốc trọng trường giảm.
Câu 3: Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của động năng theo li độ có dạng
A. hình sin.	B. cung parabol.	C. đường elip.	D. đoạn thẳng.
Câu 4: Một chất điểm dao động theo phương trình x = 5cos(2πt) cm, chu kỳ dao động của chất điểm là 
	A. T = 1 (s). 	B. T = 2 (s). 	C. T = 0,5 (s). D. T = 1,5 (s). 
Câu 5: Xét dao động tổng hợp của hai dao động thành phần có cùng phương và cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc vào
A. biên độ của dao động thành phần thứ nhất.	B. độ lệch pha của hai dao động thành phần.
C. tần số chung của hai dao động thành phần.	D. biên độ của dao động thành phần thứ hai.
Câu 6: Một con lắc lò xo có chu kỳ dao động riêng T0 = 2 s. Lực cưỡng bức nào dưới đây làm cho con lắc dao động mạnh nhất ?
A. F = F0 cos2pt.	B. F = F0 cospt.	C. F = 2F0 cos 2pt.	D. F = 2F0cospt.
Câu 7: Một con lắc đơn gồm dây treo nhẹ, không giãn dài 1m gắn một đầu với vật có khối lượng m. Lấy g = 10 m/s2, p2 = 10. Treo con lắc đơn trên vào một giá cố định trong trường trọng lực. Người ta kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng để dây treo lệch góc 0,02 rad về bên phải, rồi truyền cho vật một vận tốc 4p cm/s về bên trái cho vật dao động điều hòa. Chọn hệ quy chiếu có gốc ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng sang trái, thời điểm ban đầu là lúc vật qua vị trí cân bằng lần đầu. Phương trình li độ của vật là
A. cm.	B. cm.
C. cm.	D. cm.
Câu 8: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là 0,5 s. Khối lượng của vật 400g. Giá trị lớn nhất của lực đàn hồi tác dụng lên vật là 6,56 N, cho g = 10 m/s2 = p2 m/s2. Biên độ dao động A bằng
A. 4 cm.	B. 3 cm.	C. 5 cm.	D. 2 cm.
Câu 9: Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng 1g dao động với chu kì T0 = 2s ở nơi có nhiệt độ 00 C và gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Hệ số nở dài của dây treo con lắc là 2.10-5K-1. Muốn chu kì dao động của con lắc ở 200C vẫn là 2s, người ta truyền cho con lắc điện tích q = 10-9 C rồi đặt nó trong điện trường đều có phương nằm ngang. Giá trị cường độ điện trường là 
A. 0,277.106 V/m.	B. 2,77.106 V/m C. 2,277.106 V/m D. 0,2277.105 V/m.
Câu 10: Chất điểm dao động điều hòa với phương trình (cm). Li độ của chất điểm khi pha dao động bằng là
A. 30 cm.	B. 32 cm.	C. - 3 cm.	D. - 40 cm.
Câu 11: Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật
A. tăng lên 4 lần.	B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần D. giảm đi 2 lần.
Câu 12: Hai con lắc đơn có chiều dài dây treo như nhau, cùng đặt trong một điện trường đều có phương nằm ngang. Hòn bi của con lắc thứ nhất không tích điện, chu kì dao động nhỏ của nó là T. Hòn bi của con lắc thứ hai được tích điện, khi nằm cân bằng thì dây treo của con lắc này tạo với phương thẳng đứng một góc bằng 600. Chu kì dao động nhỏ của con lắc thứ hai là 
A.T. B.. C.. D.T.
Câu 13: Một con lắc lò xo thẳng đứng, khi treo vật lò xo giãn 4 cm. Kích thích cho vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm, trong một chu kỳ dao động T khoảng thời gian lò xo bị nén là
A..	B. .	C. .	D..
t(s)
 0
x(cm)
10
-10
 0,75
Câu 14: Cho dao động điều hoà có đồ thị như hình vẽ. Phương trình dao động tương ứng là
 A. x = 10 cos(2pt) cm. 	
 B. x = 10 cos(2pt + p) cm.
 C. x = 10 cos(t) cm. 	
 D. x = 10 cos(t + p) cm. 
Câu 15: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng 40 N/m và quả cầu nhỏ A có khối lượng 100 g đang đứng yên, lò xo không biến dạng. Dùng quả cầu B giống hệt quả cầu A bắn vào quả cầu A dọc theo trục lò xo với vận tốc có độ lớn 1m/s; va chạm giữa hai quả cầu là đàn hồi xuyên tâm. Hệ số ma sát giữa A và mặt phẳng đỡ là 0,1; lấy g = 10 m/s2. Sau va chạm thì quả cầu A có biên độ lớn nhất là
 A. 5 cm. B. 4,756 cm. C. 4,525 cm. D. 3,759 cm.
Câu 16: Một lò xo độ cứng k = 50 N/m, một đầu cố định, đầu còn lại có treo vật nặng khối lượng m = 100 g. Điểm treo lò xo chịu được lực tối đa không quá 4 N. Lấy g = 10 m/s2. Để hệ thống không bị rơi thì quả cầu dao động theo phương thẳng đứng với biên không quá
A. 5 cm.	B. 8 cm.	C. 6 cm.	D. 2 cm.
Câu 17: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nhỏ khối lượng m = 250 g và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật m xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo giãn 7,5 cm thì thả nhẹ. Gọi t = 0 là lúc thả. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi của vật lúc là
A. 0.	B. 2,5 N.	C. 3,2 N.	D. 5 N.
Câu 18: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, gồm lò xo độ cứng k = 100 (N/m) và vật nặng khối lượng m = 100 (g). Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới làm lò xo giãn 3 (cm), rồi truyền cho nó vận tốc hướng lên. Lấy p2 = 10; g = 10 (m/s2). Trong khoảng thời gian 1/4 chu kỳ quãng đường vật đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 4,00 (cm).	B. 5,46 (cm).	C. 8,00 (cm).	D. 2,54 (cm).
Câu 19: Một con lắc lò xo m = 100 g; k = 10 N/m treo trên mặt phẳng nghiêng một góc = 300, đầu trên của lò xo gắn cố định, đầu dưới treo vật m. Lấy g = 10 m/s2. Nâng vật đến vị trí để lò xo giãn một đoạn 3 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hoà. Chọn gốc toạ độ là vị trí cân bằng của vật, chiều dương hướng lên, gốc thời gian là lúc buông vật. Phương trình dao động của vật là
A. x = 3cos(10t) cm.	B. x = 2cos(10t +) cm.
C. x = 2cos(10t) cm.	D. x = 3cos(10t +) cm .
Câu 20: Hai con lắc lò xo dao động điều hòa với các vận tốc góc w1 = (rad/s) và w2 = (rad/s) dọc theo hai đường thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng hai vật đều ở gốc tọa độ) và với cùng biên độ. Tại thời điểm t hai con lắc gặp nhau ở vị trí cân bằng và chuyển động theo một chiều. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu để hai con lắc gặp lại nhau?
A. 6 s.	B. 2 s.	C. 4 s.	D. 12 s.
PHẦN 2: SÓNG CƠ ( 20 CÂU)
Câu 1: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
C. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 2: Làm thí nghiệm giao thoa về sóng dừng trên sợi dây có chiều dài , hai đầu cố định, với tần số thay đổi được, người ta thấy khi tần số trên sợi dây là f1 = 45 Hz thì trên sợi dây có hiện tượng sóng dừng. Khi tăng dần tần số của nguồn sóng, người ta thấy khi tần số là f2 = 54 Hz, thì trên sợi dây mới lại xuất hiện sóng dừng. Cho biết tốc độ truyền sóng trên sợi dây không đổi. Tần số của nguồn nhỏ nhất để trên dây bắt đầu có sóng dừng là
A. 9 Hz.	B. 4.5 Hz.	C. 27 Hz.	D. 18 Hz.
Câu 3: Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số f. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 5 cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động ngược pha nhau. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s và tần số của nguồn dao động thay đổi trong khoảng từ 48 Hz đến 64 Hz. Tần số dao động của nguồn là
A. 60 Hz.	B. 64 Hz.	C. 48 Hz.	D. 56 Hz.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ? 
	A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. 
	B. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang. 
	C. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc. 
	D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. 
 []
Câu 5: Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng 
	A. cường độ âm. 	B. mức cường độ âm. 	 C. biên độ. 	D. tần số. 
Câu 6: Trên một sợi dây dài 1 m, hai đầu cố định, có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng của sóng trên dây là
	A. 1 m.	B. 2 m.	C. 0,5 m.	D. 0,25 m.
Câu 7: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình là (cm), với t đo bằng s, x đo bằng m. Tốc độ truyền sóng này là
	A. 3 m/s.	B. 60 m/s.	C. 6 m/s.	D. 30 m/s.
Câu 8: Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 20cm có tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A, B một đoạn gần nhất là
 A. 18,67mm. B. 17,96mm . C. 19,97mm. D. 15,34mm.
Câu 9: Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16cm, dao động điều hòa vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình uA = 2cos(40πt) (cm), uB = 2cos(40πt + π) (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường Ax vuông góc với AB cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM là
	A. 0,515 cm .	B. 1,03 cm .	C. 0,821 cm .	D. 1,27 cm.
Câu 10: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là
A. năng lượng sóng.	 B. tần số sóng.
C. bước sóng.	 D. tốc độ truyền sóng.
Câu 11: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 12,5 cm dao động cùng pha với tần số10 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s. Số đường dao động cực đại trên mặt nước là
A. 13 đường. B. 11 đường. C. 15 đường. D. 12 đường. 
Câu 12: Một sợi dây đàn hồi AB hai đầu cố định được kích thích dao động với tần số 20Hz thì trên dây có sóng dừng ổn định với 3 nút sóng (không tính hai nút ở A và B). Để trên dây có sóng dừng với 2 bụng sóng thì tần số dao động của sợi dây là
A. 10 Hz. B. 12 Hz. C. 40 Hz. D. 50 Hz.
Câu 13: Hai loa âm thanh nhỏ giống nhau tạo thành hai nguồn sóng kết hợp cùng pha và đặt cách nhau S1S2 = 5m. Chúng phát ra âm có tần số 440 Hz. Vận tốc truyền âm 330 m/s. Tại điểm M người quan sát nghe được âm to nhất đầu tiên khi đi từ S1 đến S2. Khoảng cách từ M đến S1 là
A. 0,75 m. B. 0,25 m. C. 0,5 m. D. 1,5 m.
Câu 14: Một sóng cơ học lan truyền trên mặt thoáng chất lỏng nằm ngang với tần số 10 Hz, tốc độ truyền sóng 1,2 m/s. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng, trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau 26 cm (M nằm gần nguồn sóng hơn). Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất. Khoảng thời gian ngắn nhất sau đó điểm M hạ xuống thấp nhất là
A. B. C. D. 
Câu 15. Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn AB cách nhau 11,3 cm dao động cùng pha có bước sóng 2 cm. Số điểm có biên độ cực đại quan sát được trên đường tròn tâm I (là trung điểm của AB) bán kính 2,5 cm là
 A. 11 điểm	.
 B. 22 điểm.
 C. 10 điểm.
 D. 12 điểm.
Câu 16. Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha cùng biên độ, bước sóng l. Coi biên độ không đổi khi truyền đi. Biết khoảng cách AB = 8l. Hỏi trên khoảng AB có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại và cùng pha với các nguồn?
 A. 7.
B. 8.
C. 1.
D. 17.
Câu 17: Cho hai nguồn sóng kết hợp đồng pha S1 và S2 tạo ra hệ giao thoa sóng trên mặt nước. Xét đường tròn tâm S1 bán kính S1S2. M1 và M2 lần lượt là cực đại giao thoa nằm trên đường tròn, xa S2 nhất và gần S2 nhất. Biết M1S2 – M2S2 = 12cm và S1S2 = 10cm. Trên mặt nước có bao nhiêu đường cực tiểu?
 	A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 18. Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng chất lỏng cách nhau , dao động theo phương trình và . Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng . Số điểm có bd dao động bằng 5 mm trên đoạn AB là
	A. 10	B. 21	C. 20	D. 11
Câu 19. Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 15 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình u1 = acos(40pt), u2 = bcos(40pt + p). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 40 (cm/s). Gọi E, F là hai điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FB. Tìm số cực đại trên đoạn EF. 
	A. 7 	B. 6 	 C. 5 	D. 4 
Câu 20.Trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống nhau A và B cách nhau 12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 1,6 cm. .Gọi M và N là hai điểm khác nhau trên mặt nước cách đều 2 nguồn và cách trung điểm I của AB một khoảng 8 cm. số điểm dao động cùng pha với nguồn trên đoạn MN là 
A. 5	B. 6	 C. 7	 D. 3
 Đường tuy gần, không đi không đến. 
 Việc tuy nhỏ, không làm không xong!

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_ON_TAP_DAO_DONGSONGHOT_2016.doc