Đề luyện thi THPT quốc gia Vật lí 12 - Lê Văn Dũng

pdf 152 trang Người đăng dothuong Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề luyện thi THPT quốc gia Vật lí 12 - Lê Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề luyện thi THPT quốc gia Vật lí 12 - Lê Văn Dũng
Hướng dẫn sử dụng
ÔN LUYỆN
THPT QUỐC GIA
25
LÊ VĂN DŨNG
Bộ Đề & 269 Câu Hỏi
Giáo Khoa Vật Lí
T
R
Ư
Ờ
N
G
 T
H
C
S
 &
 T
H
P
T
 N
G
U
Y
Ễ
N
 K
H
U
Y
Ế
N
Lvd TePh 
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
PHẦN I: CÂU HỎI GIÁO KHOA
Câu 1. Trong dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây không có giá trị âm?
A. Pha dao động. B. Pha ban đầu. C. Li độ. D. Biên độ.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về vận tốc trong dao động điều hòa là sai?
A. Ở biên âm hoặc biên dương vận tốc có giá trị bằng 0.
B. Ở vị trí cân bằng thì vận tốc có độ lớn cực đại.
C. Ở vị trí cân bằng thì tốc độ bằng 0.
D. Giá trị vận tốc âm hay dương tùy thuộc vào chiều chuyển động.
Câu 3. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của tần số góc?
A. rad/s. B. độ/s. C. độ.s−1. D. rad.s.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về gia tốc trong dao động điều hòa là sai?
A. Ở biên âm hoặc biên dương độ lớn của gia tốc cực đại.
B. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của li độ.
C. Véc tơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. Véc tơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với li độ.
Câu 5. Đồ thị li độ theo thời gian của dao động điều hòa là một
A. Đoạn thẳng. B. Đường thẳng. C. Đường hình sin. D. Đường tròn.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải của lực kéo về?
A. Luôn hướng về vị trí cân bằng. B. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.
C. Độ lớn không đổi. D. Gây ra gia tốc dao động điều hòa.
Câu 7. Cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa tỉ lệ với
A. khối lượng của vật. B. vận tốc.
C. bình phương biên độ. D. gia tốc.
Câu 8. Nếu bỏ qua mọi ma sát thì đại lượng nào sau đây của con lắc lò xo được bảo toàn
A. thế năng. B. động năng. C. cơ năng. D. nhiệt năng.
Câu 9. Ứng dụng của con lắc đơn là dùng để đo
A. vận tốc gió. B. lực cản môi trường.
C. gia tốc rơi tự do. D. hướng gió.
Câu 10. Dao động tắt dần là dao động có đại lượng nào sau đây giảm dần?
A. Gia tốc. B. Vận tốc. C. Biên độ. D. Động năng.
Câu 11. Trong dao động duy trì, so với năng lượng tiêu hao, năng lượng phải bù sau mỗi chu kì
A. nhỏ hơn. B. lớn hơn. C. bằng nhau. D. tùy ý.
Lê Văn Dũng - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương 1
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
Câu 12. Sóng ngang là sóng có phương dao động của các phần tử môi trường và phương truyền
sóng hợp với nhau 1 góc
A. 00. B. 900. C. 1800. D. 450.
Câu 13. Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có dao động tổng hợp là dao động
A. cùng phương, khác tần số với hai dao động thành phần.
B. khác phương, khác tần số với hai dao động thành phần.
C. cùng phương, cùng tần số với hai dao động thành phần.
D. cùng phương, cùng tần số với hai dao động thành phần.
Câu 14. Chọn phát biểu sai khi nói về sóng cơ ?
A. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
B. Sóng cơ truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
C. Sóng cơ được chia làm 2 loại: sóng ngang và sóng dọc.
D. Khi sóng cơ truyền đi thì vật chất sẽ vị kéo theo.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai? Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào
A. ma sát của môi trường.
B. biên độ của ngoại lực.
C. hiệu tần số riêng và tần số của lực cưỡng bức.
D. thời gian cưỡng bức.
Câu 16. Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử môi trường và phương truyền sóng
hợp với nhau 1 góc
A. 00. B. 900. C. 1800. D. 450.
Câu 17. Bước sóng là
A. quãng đường sóng truyền trong một nửa chu kì.
B. quãng đường sóng truyền từ biên âm sang biên dương.
C. khoảng cách giữa 2 điểm trên phương truyền sóng cùng pha.
D. khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
Câu 18. Chọn phát biểu sai.
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.
C. Sóng dọc dao động theo phương ngang, sóng ngang theo phương thẳng đứng.
D. Phương trình của sóng hình sin khác với phương trình của dao động điều hòa.
Câu 19. Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có độ lệch pha không đổi theo thời gian và có cùng
A. biên độ. B. pha ban đầu. C. tần số. D. li độ.
Câu 20. Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm
A. Sóng âm chỉ gồm các sóng cơ gây ra cảm giác âm.
B. Sóng âm là tất cả các sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí.
C. Tần số của sóng âm cũng là tần số âm.
D. Một vật phát ra âm thì gọi là nguồn âm.
Lê Văn Dũng - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương 2
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
Câu 21. Bản chất của sóng dừng là hiện tượng
A. phản xạ sóng. B. nhiễu xạ sóng.
C. giao thoa sóng. D. sợi dây bị tách làm đôi.
Câu 22. Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ trên sợi dây luôn ngược pha với sóng tới
tại
A. mọi điểm trên dây. B. trung điểm sợi dây.
C. điểm bụng. D. điểm phản xạ.
Câu 23. Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ trên sợi dây luôn cùng pha với sóng tới tại
A. điểm nút. B. trung điểm sợi dây.
C. mọi điểm trên dây. D. điểm phản xạ.
Câu 24. Nếu giao thoa xảy ra sẽ tồn tại những điểm đứng yên trong vùng giao thoa thì hai nguồn
kết hợp này có cùng
A. tần số. B. pha ban đầu. C. biên độ. D. chu kì.
Câu 25. Trong sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng
A. một bước sóng. B. nửa bước sóng.
C. hai bước sóng. D. số nguyên lần nửa bước sóng.
Câu 26. Nếu giao thoa xảy ra với hai nguồn kết hợp cùng biên độ thì những điểm tăng cường lẫn
nhau có biên độ tăng
A. gấp ba lần. B. gấp hai lần. C. gấp bốn lần. D. gấp năm lần.
Câu 27. Đối tượng nào sau đây không nghe được sóng âm có tần số lớn hơn hai vạn (Hz)
A. Loài dơi. B. Loài chó. C. Cá heo. D. Con người.
Câu 28. Sóng âm truyền trong chất khí là sóng
A. dọc. B. ngang. C. hạ âm. D. siêu âm.
Câu 29. Ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm là vì khi đo không loại trừ
được sự tác động của sóng
A. siêu âm. B. hạ âm. C. âm thanh tạp. D. siêu âm và hạ âm.
Câu 30. Đàn oocgan có thể thay thế để phát ra các âm thanh của các nhạc cụ khác là do người
ta dựa vào đặc tính sinh lí nào của âm
A. độ cao. B. độ to. C. âm sắc. D. độ cao và độ to.
Câu 31. Hộp cộng hưởng có tác dụng
A. làm tăng tần số của âm. B. làm giảm cường độ âm.
C. làm giảm độ cao của âm. D. làm tăng cường độ của âm.
Câu 32. Sóng dọc hình thành khi có biến dạng
A. lệch. B. nén, dãn. C. dọc. D. đàn hồi.
Lê Văn Dũng - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương 3
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
Câu 33. Âm sắc là
A. một tính chất giúp ta phân biệt các nguồn âm.
B. màu sắc của âm.
C. một đặc trưng vật lí của âm.
D. một đặc trưng sinh lí của âm.
Câu 34. Trường hợp nào sau đây cho chúng ta cảm giác âm khó chịu nhất
A. Tiếng ồn ngoài phố. B. Tiếng nhạc thính phòng.
C. Tiếng nói chuyện. D. Máy bay phản lực lúc cất cánh.
Câu 35. Đối với âm cơ bản và họa âm thứ 3 do cùng một dây đàn phát ra thì
A. họa âm thứ 3 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.
B. tần số họa âm thứ 3 gấp 3 lần tần số âm cơ bản.
C. tần số âm cơ bản gấp 3 lần tần số họa âm thứ 3.
D. tốc độ âm cơ bản gấp 3 lần tốc độ họa âm thứ 3.
Câu 36. Sóng ngang hình thành khi có biến dạng
A. lệch. B. nén, dãn. C. dọc. D. đàn hồi.
Câu 37. Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng
A. ngang. B. dọc. C. ngang và dọc. D. hạ âm.
Câu 38. Trong chất rắn, sóng âm là sóng
A. ngang. B. dọc. C. siêu âm. D. ngang và dọc.
Câu 39. Chọn phát biểu sai khi nói về sóng dừng
A. Điểm bụng là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ cùng pha.
B. Điểm nút là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ ngược pha.
C. Trong sóng dừng có sự truyền pha từ điểm này sang điểm khác.
D. Các điểm nằm trên một bụng thì dao động cùng pha.
Câu 40. Chọn phát biểu sai khi nói về hiện tượng giao thoa sóng cơ với 2 nguồn cùng pha
A. Hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới một điểm bằng một số nguyên lần
bước sóng thì tại đó sóng có biên độ cực đại.
B. Hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới một điểm bằng một số bán nguyên lần
bước sóng thì tại đó sóng có biên độ cực tiểu.
C. Hiện tượng giao thoa là một hiện tượng đặc trưng của sóng.
D. Giao thoa sóng cơ chỉ xảy ra trên mặt nước.
Câu 41. Khi treo con lắc lò xo trong thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên theo phương
thẳng đứng thì
A. chu kì tăng. B. chu kì giảm.
C. vị trí cân bằng thay đổi. D. tần số không đổi.
Câu 42. Sóng phản xạ trên một sợi dây so với sóng tới sẽ không cùng
A. tần số. B. tốc độ. C. bước sóng. D. pha ban đầu.
Lê Văn Dũng - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương 4
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
Câu 43. Giá trị cường độ âm chuẩn và cường độ âm gây ra cảm giác đau cho tai lần lượt là
A. 10−12 (W/m2) ; 10 (W/m2). B. 10 (W/m2) ; 10−12 (W/m2).
C. 10−2 (W/m2) ; 10 (W/m2). D. 100 (W/m2) ; 10 (W/m2).
Câu 44. Khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì
A. sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.
B. sóng gặp khe bị phản xạ trở lại.
C. sóng truyền qua khe giống như khe là một tâm phát sóng mới.
D. sóng gặp khe sẽ dừng lại.
Câu 45. Ta quan sát thấy hiện tượng gì trên một sợi dây có sóng dừng
A. Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên.
B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
C. Tất cả các phần tử trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
D. Tất cả các phần tử trên dây đều chuyển động cùng vận tốc.
Câu 46. Trong các thí nghiệm với con lắc đơn đã làm, khi thay quả nặng 30 (g) bằng quả nặng
50 (g) thì
A. chu kì tăng. B. chu kì giảm. C. tần số giảm. D. tần số không đổi.
Câu 47. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. hệ số lực cản tác dụng lên vật.
Câu 48. Tốc độ truyền của sóng âm không phụ thuộc vào
A. Tính đàn hồi của môi trường. B. Khối lượng riêng của môi trường.
C. Nhiệt độ của môi trường. D. Không gian rộng hẹp của môi trường.
Câu 49. Chọn phát biểu sai khi nói về các đặc tính sinh lí của âm
A. Có 3 đặc tính sinh lí: độ cao, độ to và âm sắc.
B. Độ cao gắn liền với tần số nhưng không tỉ lệ.
C. Độ to gắn liền với mức cường độ âm nhưng không tỉ lệ.
D. Âm sắc gắn liền với tần số và mức cường độ âm.
Câu 50. Cảm giác về âm phụ thuộc vào
A. Nguồn âm. B. Tai người nghe.
C. Môi trường. D. Nguồn âm và tai người nghe.
Câu 51. Chọn phát biểu sai. Trong sóng dừng
A. vị trí các nút luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lần nửa bước sóng.
B. vị trí các bụng luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lẻ lần một phần tư
bước sóng.
C. Hai điểm qua nút luôn dao động ngược pha.
D. Hai điểm nằm cùng một bụng luôn dao động ngược pha.
Lê Văn Dũng - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương 5
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
Câu 52. Chọn phát biểu sai khi nói về sóng dừng
A. Ứng dụng của sóng dừng là đo tốc độ truyền sóng.
B. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kì.
C. Khoảng cách giữa một bụng và một nút liên tiếp là một phần tư bước sóng.
D. Biên độ của bụng là 2A, bề rộng của bụng là 4A nếu sóng tới có biên độ là A.
Câu 53. Chọn câu sai. Xét trên cùng một phương truyền sóng cơ
A. Hai điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì cùng pha.
B. Hai điểm cách nhau một số bán nguyên lần bước sóng thì ngược pha.
C. Hai điểm cách nhau số bán nguyên lần nửa bước sóng thì vuông pha.
D. Hai điểm cách nhau số chẳn lần nửa bước sóng thì ngược pha.
Câu 54. Chọn câu sai khi nói về sóng cơ
A. Tốc độ truyền sóng khác với tốc độ dao động của các phần tử môi trường.
B. Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không đổi.
C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tốc độ không thay đổi.
Câu 55. Đặc điểm nào sau đây không phải của dao động cưỡng bức
A. Là dao động điều hòa.
B. Có biên độ không đổi.
C. Có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Bổ sung năng lượng theo từng chu kì để bù mất mát năng lượng do ma sát.
Câu 56. Chọn câu sai. Lực căng dây của con lắc đơn
A. Lớn nhất ở vị trí cân bằng.
B. Nhỏ nhất ở biên.
C. Khi qua vị trí cân bằng thì lớn hơn trọng lực.
D. Khi đứng yên ở vị trí cân bằng thì lớn hơn trọng lực.
Câu 57. Khi đặt con lắc lò xo và con lắc đơn vào thang máy chuyển động biến đổi đều với gia tốc
a, so với khi đặt chúng trong một căn phòng thì
A. Cả hai đều có chu kì không đổi.
B. Chu kì con lắc đơn thay đổi, con lắc lò xo thì không.
C. Chu kì con lắc lò xo thay đổi, con lắc đơn thì không.
D. Chu kì con lắc lò xo và con lắc đơn đều thay đổi.
Câu 58. Khi nối 2 cực của máy phát điện xoay chiều với một đoạn mạch tiêu thụ điện, trong mạch
lúc này có dao động
A. Cưỡng bức. B. Duy trì. C. Tắt dần. D. Tự do.
Câu 59. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của dòng điện không đổi,
nếu cho hai dòng điện đó lần lượt đi qua cùng một điện trở trong những khoảng thời gian bằng
nhau và đủ dài thì nhiệt lượng tỏa ra
A. khác nhau. B. bằng nhau. C. chênh lệch lớn. D. không so sánh được.
Lê Văn Dũng - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương 6
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
Câu 60. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp
A. Nếu mạch có tính cảm kháng thì điện áp sớm pha hơn dòng điện.
B. Nếu mạch có tính dung kháng thì điện áp chậm pha hơn dòng điện.
C. Nếu cảm kháng bằng dung kháng thì điện áp cùng pha với dòng điện.
D. Nếu cảm kháng khác dung kháng thì mạch có cộng hưởng điện.
Câu 61. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa trên hiện tượng
A. Cảm ứng điện từ. B. Tự cảm.
C. Cộng hưởng từ. D. Hỗ cảm.
Câu 62. Mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn thuần cảm thì
A. Cảm kháng đặc trưng cho tính tự cảm của dòng điện.
B. Cảm kháng chỉ phụ thuộc vào độ tự cảm.
C. Cảm kháng tăng khi tăng tần số của mạch.
D. Cơ chế cản trở dòng xoay chiều dựa trên hiệu ứng Jun.
Câu 63. Điện áp giữa hai đầu mạch, điện áp giữa hai đầu điện trở điện áp giữa hai đầu cuộn cảm
thuần, điện áp giữa hai đầu tu điện đều biến thiên cùng
A. giá trị cực đại. B. pha. C. giá trị tức thời. D. tần số.
Câu 64. Trong mạch RLC nối tiếp xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì
A. Điện áp hai đầu mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở.
B. Điện áp hai đầu mạch vuông pha với cường độ dòng điện trong mạch.
C. Hệ số công suất của mạch đạt cực tiểu.
D. Điện áp hai đầu cuộn cảm vuông pha với điện áp hai đầu tụ điện.
Câu 65. So với cường độ dòng điện, công suất tức thời biến thiên với
A. cùng tần số. B. cùng pha. C. cùng biên độ. D. tần số góc gấp đôi.
Câu 66. Khi nói về máy phát điện xoay chiều. Chọn phát biểu sai.
A. Phần cảm là phần tạo ra từ trường.
B. Phần ứng là phần tạo ra suất điện động.
C. Phần quay gọi là rôto, phần đứng yên gọi là stato.
D. Phần quay gọi là stato, phần đứng yên gọi là rôto.
Câu 67. Trong cấu tạo của máy phát điện xoay chiều, lõi thép được ghép bằng các lá thép mỏng
cách điện với nhau để tránh
A. bị giật điện. B. dòng Phucô. C. chập điện. D. chi phí sản xuất.
Câu 68. Để giảm tốc độ quay của rôto (dễ làm hỏng máy) của máy phát điện xoay chiều nhưng
vẫn đảm bảo được tần số dòng điện thì người ta thường
A. dùng rôto nhiều cặp cực. B. dùng rôto ít cặp cực.
C. dùng stato nhiều vòng dây. D. dùng stato ít vòng dây.
Câu 69. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra trong mạch LC không được ứng dụng trong các
A. Mạch lọc. B. Mạch chọn sóng. C. Mạch khuếch đại. D. Mạch biến điệu.
Lê Văn Dũng - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương 7
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
Câu 70. Để giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện năng thì biện pháp nào được sử dụng
rộng rãi nhất
A. Tăng tiết diện dây dẫn. B. Chọn kim loại có điện trở suất thấp.
C. Tăng hệ số công suất lớn hơn 0, 869. D. Tăng điện áp trước khi truyền tải.
Câu 71. Hiện nay các cuộn dây trong các máy phát điện, động cơ điện và máy biến áp người ta
thường dùng kim loại nào ?
A. Nhôm. B. Sắt. C. Đồng. D. Bạc.
Câu 72. Máy biến áp không có tính chất nào sau đây ?
A. Có thể tăng điện áp xoay chiều.
B. Có thể giảm điện áp xoay chiều.
C. Có thể tăng tần số dòng xoay chiều.
D. Không thể hoạt động với dòng điện không đổi.
Câu 73. Máy biến áp dùng để hàn điện, nấu chảy kim loại có đặc điểm nào sau đây ?
A. Cuộn sơ cấp ít vòng hơn cuộn thứ cấp.
B. Cuộn thứ cấp có ít vòng hơn cuộn sơ cấp nhưng tiết diện dây lớn hơn.
C. Cuộn sơ cấp và thứ cấp có số vòng dây bằng nhau.
D. Tiết diện dây của cuộn thứ cấp nhỏ sơ cấp.
Câu 74. Trong quá trình dao động của mạch LC, năng lượng từ trường và năng lượng điện trường
luôn chuyển hóa cho nhau nhưng tổng năng lượng điện từ
A. tăng lên. B. giảm xuống. C. không đổi. D. biến thiên.
Câu 75. Trong quá trình truyền tải điện năng, với cùng một công suất và một điện áp truyền đi,
điện trở trên đường dây xác định, mạch có hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí
A. càng lớn. B. không đổi. C. càng nhỏ. D. bằng 0.
Câu 76. Vai trò của sự tương tự giữa dao động cơ và dao động điện từ
A. Cho thấy dao động cơ và dao động điện từ là một.
B. Nghiên cứu dao động cơ thì kết luận được dao động điện từ.
C. Dùng đại lượng cơ kết hợp với đại lượng từ để tạo ra những phát minh mới.
D. Chuyển dao động cơ thành dao động điện từ để dễ nghiên cứu và truyền tải đi xa.
Câu 77. Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng điện từ
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ là sóng ngang.
C. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
D. Sóng điện từ có tốc độ gần bằng với tốc độ của siêu âm.
Câu 78. Chọn phát biểu sai. Ánh sáng đơn sắc
A. có một màu nhất định.
B. không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
C. là thành phần để cấu tạo nên ánh sáng trắng.
D. bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
Lê Văn Dũng - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương 8
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
Câu 79. Hiện tượng nào sau đây không phải của sóng điện từ
A. Giao thoa. B. Phản xạ. C. Nhiễu xạ. D. Phóng xạ.
Câu 80. Loại sóng điện từ nào sau đây ít bị nước hấp thụ và dùng thông tin dưới nước
A. Sóng cực ngắn. B. Sóng ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng dài.
Câu 81. Loại sóng điện từ nào sau đây ban ngày bị tầng điện li hấp thụ, ban đêm bị tầng điện li
phản xạ
A. Sóng cực ngắn. B. Sóng ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng dài.
Câu 82. Loại sóng điện từ nào sau đây có thể xuyên qua tầng điện li và dùng liên lạc thông tin
bằng vệ tinh
A. Sóng cực ngắn. B. Sóng ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng dài.
Câu 83. Nguồn nào sau đây không phát sóng điện từ
A. Tia lửa điện. B. Dây dẫn điện xoay chiều.
C. Cầu dao đóng ngắt mạch. D. Nam châm vĩnh cửu.
Câu 84. Gọi nđ, nv, nc lần lượt là chiết suất của ánh sáng đơn sắc đỏ, đơn sắc vàng và đơn sắc
chàm. Thứ tự sắp xếp đúng là
A. nđ nv > nc. C. nv < nđ < nc. D. nc < nđ < nv.
Câu 85. Nguồn nào sau đây không phải nguồn cho ánh sáng trắng
A. Ánh sáng Mặt Trời. B. Ánh sáng đèn dây tóc.
C. Ánh sáng đèn măng sông. D. Ánh sáng đèn Led.
Câu 86. Khi cho nguồn sáng nào sau đây vào máy quang phổ thì thu được quang phổ là 4 vạch
đỏ, lam, chàm, tím
A. Ánh sáng Mặt Trời. B. Ánh sáng đèn hơi Hiđrô.
C. Ánh sáng đèn Laze. D. Ánh sáng đèn ống.
Câu 87. Nguồn nào sau đây khi bị kích thích không phát ra quang phổ liên tục
A. Chất rắn. B. Chất lỏng.
C. Chất khí áp suất lớn. D. Chất khí áp suất thấp.
Câu 88. Tính chất nào sau đây không phải của tia hồng ngoại
A. Tác dụng nhiệt rất mạnh. B. Gây ra một số phản ứng hóa học.
C. Có thể biến điệu. D. Không thể gây ra quang điện trong.
Câu 89. Chọn phát biểu sai khi nói về pin quang điện
A. Hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.
B. Suất điện động trong khoảng từ 0, 5 (V ) đến 0, 8 (V ).
C. Hiệu suất của pin không cao (khoảng 10%).
D. Được sử dụng cho xe đạp chạy bằng điện.
Lê Văn Dũng - Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương 9
Lê Văn Dũng - Nguyễn Khuyến Bình Dương Đáp án: Nhắn tin 0946.045.410
Câu 90. Hiện tượng quang điện là hiện tượng chiếu bức xạ thích hợp vào kim loại làm hạt nào bật
r

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBO_DE_ON_THI_TRUONG_NGUYEN_KHUYEN_BINH_DUONG.pdf