Bài 2. KHOÁ ĐIỆN TỬ Tên chương trình: LOCK.PAS Quá thất vọng về việc nhân viên của mình thường hay làm mất hoặc hỏng chìa khoá vào phòng thí nghiệm Ban Giám đốc công ty Electronic quyết định cho thiết kế và trang bị một loại khoá số điện tử mới. Trên cửa ra vào hiển thị 3 số nguyên A, B và K. Để mở cửa ra, vào phòng nhân viên phải bấm mã ra vào: số M - số lượng số nguyên trong khoảng [A, B] (tức là kể cả A và B) có tổng các chữ số trong mỗi số bằng K. Loại khoá mới có ưu việt là cứ 5 giây lại thay đổi 3 số A, B và K. Đó là khoảng thời gian vừa đủ để nhân viên nạp các số A, B, K vào máy tính xách tay của mình, tính số M và mở cửa. Ban Giám đốc đã có quyết định hợp lý: người ta ít đánh mất máy tính xách tay hơn chìa khoá! Hãy lập trình trang bị cho máy tính xách tay của các nhân viên của Electronic tính mã ra vào M. Lưu ý rằng chương trình phải chạy đủ nhanh vì 1 ≤ A < B ≤ 108, 1 ≤ K ≤ 100. Dữ liệu: Vào từ file văn bản LOCK.INP, gồm một dòng chứa 3 số nguyên K, A, B, các số cách nhau ít nhất một dấu cách. Kết quả: Đưa ra file văn bản LOCK.OUT số nguyên M. Ví dụ: LOCK.INP LOCK.OUT 5 5 15 2 Bài 7: Đếm Thỏ (4đ) Tên chương trình: THO.PAS Một thuyền thám hiểm đã để sót lại trên đảo hoang giữa đại dương một cặp thỏ mới sinh. Thỏ là một loài mắn đẻ. Từ 3 tháng tuổi trở đi, mỗi tháng một cặp thỏ sẽ sinh được một cặp thỏ con. Sau N tháng đoàn thám hiểm trên đường quay về đã ghé lại đảo. Vào những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi, các nhà thám hiểm đã giải trí bằng cách tổ chức thống kê số lượng thỏ trên đảo. Hãy viết đoạn chương trình cho biết họ đã đếm được bao nhiêu cặp thỏ.(giả thiết tất cả cặp thỏ sinh ra đều sống và phát triển bình thường). Tháng 1: 1 cặp thỏ Dữ liệu vào từ tệp văn bản THO.INP một số duy nhất N <10000. Kết quả đưa ra tệp văn bản THO.OUT một số duy nhất là số cặp thỏ đếm được. Ví dụ: THO.INP THO.OUT 6 8 SỐ ĐỐI XỨNG Tên chương trình: PALNUM.PAS Số đối xứng là số có thể viết từ trái sang phải các chữ số của nó ta vẫn được chính nó. Từ một số có hai chữ số ta có thể nhận được một số đối xứng theo cách sau: lấy số ban đầu cộng với số ánh xạ gương của nó, tức là số nhận được bằng cách đọc các chữ số từ phải sang trái. Nếu chưa phải là số đối xứng, số đó lại được cộng với ánh xạ gương của nó và tiếp tục như vậy cho đến khi nhận được số đối xứng. Ví dụ, từ số 48 ta có 48+84 = 132, 132+231 = 363. Như vậy 48 tương ứng với 363. Yêu cầu: Tìm số đối xừng của N ( 11 ≤ N ≤ 99). Dữ liệu: Vào từ file văn bản PALNUM.INP chứa số nguyên N. Kết quả: Đưa ra file văn bản PALNUM.OUT số đối xứng tương ứng. Ví dụ: PALNUM.INP PALNUM.OUT 48 363 GIẢI MÃ SỐ Tên chương trình: DECODE.PAS Các chữ số từ 1 đến 9 được mã hoá dưới dạng các từ chỉ chứa các ký tự a. b và c theo quy tắc sau: Chữ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Mã a b cc Bbc cbc abc bac aac cac Ví dụ số 132 sẽ được viết thành accb. Yêu cầu: từ xâu ký tự cho trước, hãy tìm số nguyên dương tương ứng. Dữ liệu: Vào từ file văn bản DECODE.INP xâu chứa không quá 100 ký tự a,b, c. Kết quả: Đưa ra file văn bản DECODE.OUT số tương ứng hoặc -1 nếu xâu không tương ứng với một số nguyên nào. Ví dụ: DECODE.INP DECODE.OUT abcac 129
Tài liệu đính kèm: