Đề kiểm tra Vật lí lớp 9 - Năm học 2015-2016

doc 1 trang Người đăng dothuong Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Vật lí lớp 9 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Vật lí lớp 9 - Năm học 2015-2016
ĐỀ KIỂM TRA NGÀY 14/1/2016 ( 150 phút)
Bài 1: Trên một đường đau thẳng, hai bên lề đường có hai hàng dọc vận động viên chuyển động theo cùng một hướng: Một hàng là các vận động viên chạy việt dã và hàng kia là các vận động viên đua xe đạp. Biết rằng các vận động viên việt dã chạy đều với vận tốc 20km/h và K/C đều giữa 2 người liền kề nhau trong hàng là 20m; những con số tương ứng đối với hàng các vận động viên đua xe đạp là 40km/h và 30m. Hỏi một người quan sát cần phải chuyển động trên đường với vận tốc bằng bao nhiêu để mỗi lần khi một vận động viên đua xe đạp đuổi kịp anh ta thì chính lúc đó anh ta lại đuổi kịp một vận động viên chạy việt dã tiếp theo?
0
40
30
20
t0C
N(giọt)
200 500
Bài 2: Một xí nghiệp nhận một công suất điện 500KW. Điện năng này được cung cấp từ chạm phát điện cách xí nghiệp 120 km với công suất hao phí trên đường dây tải điện không quá 3%. Dây tải điện làm bằng đồng có điện trở suất 1,7.10-8m, khối lượng riêng 8800kg/m3. Hãy tính khói lượng đồng của đường dây tải điện nếu:
Điện năng được truyền với hiệu điện thế 110v.
Điện năng được truyền với hiệu điện thế 60kv.
Bài 3: Trong một bình nhiệt lượng kế ban đầu
chứa m0 = 100g nước ở nhiệt độ t0 = 200C.Người ta nhỏ đều
 đặn các giọt nước nóngvào nước đựng trong bình nhiệt 
lượng kế. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ 
nước trong bình nhiệt lượng kế vào số giọt nước nóng nhỏ
vào bình được biểu diễn ở đồ thị hình bên . Hãy xác định
 nhiệt độ của nước nóng và khối lượng của mỗi giọt 
nước . Giả thiết rằng khối lượng của các giọt nước nóng là 
như nhau và sự cân bằng nhiệt được thiết lập ngay sau khi 
giọt nước nhỏ xuống; bỏ qua sự mất mát nhiệt do trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và với 
nhiệt lượng kế khi nhỏ nước nóng .
Bài 4: Một người có hai loại bóng đèn điện : Đèn Đ1, có ghi 6v -6,3W và đèn Đ2, ghi 4v-3W, và có một hiệu điện thế không đổi U= 10V.
1. Phải mắc các đèn trên thế nào, và phải dùng ít nhất bao nhiêu đèn mỗi loại, để chúng sáng bình thường ?
2. Biết rằng , bóng đèn bị cháy (hay: đứt tóc) khi cường độ dòng điện qua đèn vượt cường độ định mức 10%. Hỏi, theo cách mắc trong câu 1, nếu lỡ một đèn bị cháy, thì liệu các đèn khác có bị cháy theo không?
3. Người khác nghỉ rằng, để đảm bảo an toàn, thì tăng thêm mộn bóng nữa cho một trong hai loại đèn hoặc tăng cả hai loại đèn mỗi loại một bóng nữa. liệu làm như vậy có tránh được cho các đèn khác khỏi bị cháy không nếu một bóng lỡ bị cháy.
 Cho rằng điện trở các bóng đèn là không thay đổi.
Bài 5: Hai gương phẳng G1 và G2 được đặt vuông góc với mặt bàn thí nghiệm, góc hợp bởi hai mặt phản xạ của hai gương là.Một điểm sáng S cố định trên mặt bàn, nằm trong khoảng giữa hai gương. Gọi I và J là hai điểm nằm trên hai đường tiếp giáp giữa mặt bàn lần lượt với các gương G1 và G2 (như hình vẽ). Cho gương G1 quay quanh I, gương G2 quay quanh J sao cho trong khi quay mặt phẳng các gương vẫn luôn vuông góc với mặt bàn. Ảnh của S qua G1 là S1, ảnh của S qua G2 là S2 . Biết các góc SIJ = và SJI = . Tính góc hợp bởi hai gương sao cho khoảng cách S1S2 là lớn nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_cap_tp_li_9.doc