Đề kiểm tra Văn 6 - Tiết 28 - Trường THCS Cổ Loa - Năm học 2015 - 2016

docx 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3231Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Văn 6 - Tiết 28 - Trường THCS Cổ Loa - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Văn 6 - Tiết 28 - Trường THCS Cổ Loa - Năm học 2015 - 2016
Trường THCS Cổ Loa	ĐỀ KIỂM TRA VĂN 6 TIẾT 28
Năm học 2015- 2016	Thời gian: 45 phút
	 	ĐỀ I
PHẦN TRẮC NGHIỆM( 3 điểm) 
Câu 1: Điền thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Tên văn bản
Nhân vật chính
 Ý nghĩa
Con Rồng cháu Tiên
Thánh Gióng
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
Câu 2: Văn bản nào dưới đây không phải là truyền thuyết về thời đại các vua Hùng?
A. Thạch Sanh	B. Em bé thông minh 
C.Sơn Tinh, Thủy Tinh.	D. Sự tích hồ Gươm.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh là:
A. Vua Hùng kén rể.	B. Vua ra lễ vật không công bằng.
C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.	D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
Câu 4 : Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm từ khi nào?
A. Lê Thận kéo được lưỡi gươm.	B. Lê Lợi nhặt chuôi gươm.
C. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa.	D. Khi Lê Lợi hoàn gươm cho Long Quân 
Câu 6 : Mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” là gì?
A.Ca ngợi tài năng, trí tuệ con người.	B.Phê phán những kẻ ngu dốt.
C.Khẳng định sức mạnh của con người.	D.Gây cười.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Chỉ ra điểm khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích? 
Câu 2: (3 điểm) Tóm tắt truyền thuyết “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng một đoạn văn khoảng 7-10 câu?
Câu 3: (2 điểm) Viết đoạn văn 3-5 câu trình bày ý nghĩa của chi tiết “ tiếng đàn thần” trong truyện cổ tích Thạch Sanh ?
Trường THCS Cổ Loa	ĐỀ KIỂM TRA VĂN 6 TIẾT 28
Năm học 2015- 2016	Thời gian: 45 phút
	 	ĐỀ II
PHẦN TRẮC NGHIỆM( 3 điểm) 
Câu 1: Điền thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Tên văn bản
Nhân vật chính
 Ý nghĩa
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Thạch Sanh
Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
Câu 2: Văn bản nào dưới đây là truyền thuyết về thời đại các vua Hùng?
A. Thạch Sanh	B. Em bé thông minh C.Sơn Tinh, Thủy Tinh. D. Sự tích hồ Gươm. 
Câu 3: Trong truyện “ Em bé thông minh”, nhân vật em bé đã giải được mấy câu đố?
A. Một .	B. Hai.	 C. Ba.	D. Bốn.
Câu 4: Ý nghĩa của chi tiết “Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ” trong văn bản Thánh Gióng là gì?
A. Chứng tỏ tầm vóc phi thường của người anh hùng và của cả dân tộc.
B. Gióng trở thành tráng sĩ
C. Gióng là vị tướng của nhà trời
Câu 5: Truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ ?
A. Phòng chống thiên tai và chế ngự lũ lụt	B. Dựng nước đất nước.
 C. Chống giặc ngoại xâm.	D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Câu 6: Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
A.Nhân vật thông minh.	B.Nhân vật ngốc nghếch
C.Nhân vật dũng sĩ.	D.Nhân vật có tài năng kì lạ.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Chỉ ra điểm khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích? 
Câu 2: (3 điểm) Tóm tắt truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” bằng một đoạn văn 5-8 câu?
Câu 3: (2 điểm) Viết đoạn văn 3-5 câu trình bày ý nghĩa của chi tiết “ niêu cơm thần” trong truyện cổ tích Thạch Sanh ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_van_6.docx