Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5342Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 16
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1 : Trong các đề sau, đề nào là đề văn thuyết minh về một thể loại văn học ?
	A. Quê em đổi mới	B. Chiếc áo dài Việt Nam
	C. Thuyết minh về thể thơ tứ tuyệt Đường luật	
D. Giới thiệu một di tích lịchh sử
Câu 2 : Muốn làm một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học cần phải :
	A. Quan sát, nhận xét	B. Khái quát thành những đặc điểm
	C. Tìm hiểu sự việc, nhân vật	
D. Từ quan sát, nhận xét sau đó khái quát thành những đặc điểm.
Câu 3 : " Thơ ông được xem như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam ông là ai ?
	A. Phan Bội Châu	B. Phan Châu Trinh
	C. Vũ Đình Liên	D. Tản Đà
Câu 4: Bài thơ " Muốn làm thắng Cuội " thể hiện những tìm tòi đổi mới của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cổ điển. Nhận xét trên đúng hay sai ?
A. Đúng	B. Sai
Câu 5 : Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp với trường từ vựng nêu ở đầu các dòng sau.
A. Đồ dùng học tập : bút chì, phấn, tẩy, thước kẻ, SGK.
B. Xe cộ : xe đạp , xe máy, xe chỉ, xe xích lô, ôtô.
C. Cây cối : cây tre, cây cau, cây cọ.
D. Nghệ thuật : âm nhạc, văn hoá, điện ảnh, hội hoạ.
Câu 6 : Trong những câu sau, câu nào là ghép.
	A. Ông em tóc đã bạc	B. Cây cam này quả sai lắm
	C. Anh ấy đến làm vui lòng mọi người
	D. Mặt trời lên cao, gió thổi mạnh
Câu 7 : Các vế trong các câu ghép sau có quan hệ gì ?
" Tuy nhà ở xa nhưng Lan không bao giờ đi học muộn "
	A. Tăng tiến	B. Điều kiện , kết quả
	C. Tương phản	D. Nguyên nhân, kết quả.
Câu 8 : Nhận định nào sau đây không đúng về thán từ :
	A. Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc hoặc để gọi đáp
	B. Thán từ có khi được tách thành một câu đặc biệt
	C. Thán từ gồm 2 loại chính : bộc lộ tình cảm gọi đáp
	D. Thán từ thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
Câu 9 : Câu thơ sau có chứa thán từ không ?
	Thương thay cúng xmột kiếp người
Khéo tay may lấy sắc tài làm chi!
A. Có	B. Không
Câu 10 :  Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc.
	Khái niệm trên ứng với .
	A. Trợ từ	B. Thán từ
	C. Tình thái từ	D. Trạng ngữ
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 17
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1 : Nhận xét sau ứng với tác giả nào ?
"Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ "
	A. Thế Lữ	B. Vũ Đình Liên
	C. Tế Hanh	D. Tản Đà
Câu 2 : Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào.
" Giấy đỏ buồn không thắm 
 Mực đọng trong nghiên sầu 
A. So sánh	B. ẩn dụ
C. Hoán dụ	D. Nhân hoá
Câu 3: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:
A. Người dạy học nói chung.	C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho. 
B. Người dạy học chữ nho xưa.	D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực
Câu 4: Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"? 
A. Lá vàng. 	B. Hoa đào 	C. Mực tàu 	D. Giấy đỏ
Câu 5 : " Hai chữ nước nhà " Là bài thơ thuộc tập thơ nào ?
	A. Bút quan hoài	B. Duyên nợ phù sinh
	C. Hai chữ nước nhà
Câu 6 : Nội dung chính của bài thơ "Hai chữ nước nhà " 
	A. Kể một câu chuyện lịch sử về hai cha con Nguyễn Trãi.
	B. Bộc lộ tình cảm đau xót ngậm ngùi của người cha đối với con.
	C. Mượn một câu chuyện lịch sử để bộc lộ lòng yêu nước , ý chí cứu nước.
	D. Là lời của một người cha dặn con trước lúc đi xa.
Câu 7 : ý kiến nào sai khi nói về đoạn văn.
	A. Đoạn văn là một phần của văn bản, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.
	B. Đoạn văn có thể chỉ có một câu văn.
	C. Đoạn văn thường do một số câu văn tạo thành.
	D. Một câu văn không bao giờ tạo thành một đoạn văn.
Câu 8 : Dòng nào sai khi nói về tác dụng của dấu ngoặc kép.	
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc bịêt.
C. Báo trước phần giải thích thuyết minh cho một phần trước đó
D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn.
Câu 9 : Từ nào sau đây có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau : Giáo viên, bộ đội, kĩ sư , nông dân, công nhân.
	A. Con người	B. Môn học	C. Nghề nghiệp
Câu 10 : Những bài thơ : Ông Đồ, Quê hương , Nhớ rừng, Hai chữ nước nhà.
đều là những bài thơ trong phong trào "Thơ Mới ". Đúng hay sai?
	A. Đúng 	B. Sai
Phòng GD - ĐT việt trì đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8- Tuần 18
 Người ra đề: Nguyễn Thị Thu Huyền - THCS Phượng lâu 
 Người ra đề: Nguyễn Thị Ngọc - THCS Lý Tự Trọng 
Câu1: Bài thơ nào không đúng với thể thơ 7 chữ ?
Bánh trôi nước
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Đập đá ở Côn Lôn
Ông đồ
Câu2: Khi nhận diện thể thơ 7 chữ không cần chú ý đặc điểm nào?
Số câu, số chữ trong mỗi dòng thơ.
Bố cục, luật bằng trắc.
Nội dung chính toát lên từ bài thơ.
Cách hiệp vần, nhịp điệu, phếp đối.
Câu3: Bài thơ sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú có thể thêm bớt tiếng và số dòng cho sinh động.
	A- Đúng B- Sai
Câu4: Dựa vào đâu để xác định luật bằng- trắc trong thể thơ 7 chữ?
Dấu thanh. C- Cấu tứ
Nhịp điệu D- Số chữ trong dòng
Câu5: Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn” được xây dựng theo kết cấu nào?
Khai- thừa – chuyển – hợp. C- Tự do.
Đề- thực- luận- kết. D- Vòng tròn.
Câu6: Cho câu: “ Này, nó học những 2 trường à?” gồm những thành phần nào?
Tình thái từ C- thán từ
Trợ từ D- Tình thái từ; trợ từ; thán từ
Câu7: Câu nào không phải là câu ghép?
Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi.
U van Dần, U lạy Dần.
Hút thuốc lá là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc người gần anh.
Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, trắc nịch.
Câu8: Câu nào đã sử dụng đúng dấu câu?
Trong xã hội cũ biết bao nhiêu người dân sống cơ cực như Lão Hạc.
Cam quýt mít dừa là đắc sản vùng này.
Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất.
Cái Tí. Thằng Dần cùng vỗ tay reo.
Câu 9: Yêu cầu một bài văn tự sự lớp 8 khác với lớp 6,7 như thế nào?
Đi sâu vào yếu tố miêu tả.
Chú trọng đến yếu tố biểu cảm.
Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm
Nhấn mạnh yếu tố thuyết minh trong văn tự sự.
Câu10: Đề bài nào không đúng với thể loại thuyết minh?
Thuyết minh về chiếc bút chì.
Giới thiệu về cây hoa đào ngày tết.
Hình ảnh mùa xuân quê hương em.
Giới thiệu về cuốn sách ngữ văn 8.
Phòng GD - ĐT việt trì đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8- Tuần 34
 Người ra đề: Nguyễn Thị Thu Huyền - THCS Phượng lâu 
 Người ra đề: Nguyễn Thị Ngọc - THCS Lý Tự Trọng 
Câu 1: Đoạn trích nào không đúng với xuất xứ trong ngoặc đơn?
Đánh nhau với cối xay gió ( Đôn-ki-hô-tê )
Đi bộ ngao du ( Ê-min hay về giáo dục)
Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục ( Đôn-ki hô tê)
Hai cây phong ( Người thầy đầu tiên )
Câu 2: Nội dung văn bản này đã toát lên tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ:
	A- Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục C- Đánh nhau với cối xay gió 
	B- Hai cây phong D- Chiếc lá cuối cùng 
Câu 3: Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “cô bé bán diêm” và “ đánh nhau với cối xay gió” là gì ?
	A- Tượng trưng ước lệ C- Nghệ thuật đối lập tương phản
	B- Nghệ thuật ẩn dụ D- Nghệ thuật hoán dụ
Câu 4: Tác phẩm toát lên nghệ thuật trào phúng đặc sắc và nghệ thuật khắc hoạ tài tình, sinh động tính cách nhân vật:
	A- Hai cây phong C- Đi bộ ngao du
	B- Cô bé bán diêm D- Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
Câu 5: “ Hai cây phong” được miêu tả bằng tâm hồn đầy xúc động và mang đậm phong cách nghệ thuật gì?
	A- Kiến trúc C- Điêu khắc 
	B- Hội hoạ D- Âm nhạc
Câu 6:Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn trích: “ Như nước Đại Việt ta từ trước- Vốn xưng nền văn hiến đã lâu- Núi sông bờ cõi đã chia- Phong tục Bắc Nam cũng khác”
	A. Trình bày B- Hỏi C- Bộc lộ cảm xúc D- Điều khiển
Câu 7: Văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” nhằm cung cấp chủ đề gì? 
Cần ngăn chặn nạn khai thác rừng bừa bãi 
Sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ trái đất 
Cần bảo vệ các loài động vật quí hiếm
Bảo vệ hoà bình
Câu 8:Nội dung nào không đúng với ý nghĩa tiêu đề: “ Ôn dịch, thuốc lá” ?
Chỉ dịch thuốc lá 
Tỏ thái độ nguyền rủa thuốc lá 
Nhận thức mọi người thấy những tác hại nhiều mặt của thuốc lá 
D- Đó là dịch bệnh lây lan.
Câu 9: Văn bản “ Bài toán dân số” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Lập luận kết hợp với tự sự.
Lập luận kết hợp với thuyết minh 
Lập luận kết hợp với miêu tả 
Lập luận kết hợp với biểu cảm
Câu 10: Xác định kiểu câu cho những câu sau: “ Bảo vệ môi trường trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta. Hành động một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
	A. Câu cầu khiến C. Câu nghi vấn
	B. Câu cảm thán D. Câu trần thuật
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hướng dẫn chấm Ngữ văn 8 (Tuần 16 - 17)
	Tuần 16: 1C 2D 3D 4A 5B 6D 7C 8D 9A 10 A
	Tuần 17 : 1B 2D 3B 4B 5A 6C 7D 8C 9C 10B
Tuần18: 1D; 2C; 3B; 4A; 5B; 6D; 7A; 8C; 9C; 10C
Tuần34: 1C; 2D; 3C; 4D; 5B; 6A; 7B; 8D; 9B; 10D

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAN_8_LY_TU_TRONG_T16171834.doc