Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn: Lý lớp: 7 tuần:1

doc 28 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2804Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn: Lý lớp: 7 tuần:1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn: Lý lớp: 7 tuần:1
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:1
 Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào ?
A: Xung quanh ta có vật sáng 	B: Có ánh sáng truyền vào mắt ta.
C: Ta mở mắt và phía trước ta có vật sáng D:Trước mắt ta không có vật chắn sáng
Câu2: Ta có thể nhìn thấy một vật khi nào?
A: khi vật đó ở trước mắt.	B: khi vật đó phát ra ánh sáng 
C: Khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.	D: khi có đầy đủ ba yếu tốA,B,C.
Câu3: Khi nào ta không nhìn thấy một vật?
A: Vật đó không tự phát ra ánh sáng. B: ánh sáng từ vật đó không truyền đến mắt
C: ánh sáng từ mắt không truyền đến vật. D: Vật đó là nguồn sáng.
Câu4: Ta nhìn thấy dây tóc bóng đèn vì:
A: Giữa mắt và dây tóc không có vật chắn sáng	
B: Có dòng điện chạy qua dây tóc.
C: Có ánh sáng từ mắt truyền đến dấy tóc.	
D: Có ánh sáng từ dây tóc truyền tới mắt.
Câu5: Tìm câu sai:
A: Nguồn sáng là những vật tự phát sáng.	
B: khi có ánh sáng truyền từ mắt ta đến vật thì có thể nhìn thấy vật.
C: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt
D: Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Câu6: Hãy chỉ ra ý kiến đúng:
A: Ta nhìn thấy cái bàn gỗ vì nó là nguồn sáng.
B: Ta nhìn thấy cái bàn gỗ vì trong phòng có đèn.
C: Ta nhìn thấy cái bàn gỗ vì nó là vật có khả năng hắt lại ánh sáng chiếu vào.
D: Bàn được chiếu ánh sáng rồi ánh sáng từ bàn hắt lại và truyền tới mắt nên ta nhìn thấy bàn.
Câu7: : Trong số các vật thể sau đây mà em nhìn thấy trong lớp học , vật thể nào được gọi là vật sáng?
 A:đèn	 B: bàn ghế
 C: sách vở đồ dùng học tập D: tất cả các vật đã kể ở A,B,C
 Câu8: Trong số các vật kể sau vật nào là nguồn sáng?
 A: Mặt trăng đêm rằm B: Hình ảnh trên màn ảnh khi đang chiếu phim
 C: Hình ảnh của em trên gương khi soi
 D: Không vật nào trong số đã nêu ở A,B,C là nguồn sáng
Câu9:trong số các vật kể sau đây mà em nhìn thấy trong lớp học, vật nào không phải là nguồn sáng?
 A: Sách ,vở trên bàn	B: cửa sổ đang mở
 C: Khẩu hiệu treo trên tường	 D: Tất cả các vật đã kể ở A,B,C.
Câu10 : Vật nào không phải là nguồn sáng ? 
 A : Ngọn nến đang cháy . B : Mặt trời .
 C : Một gương phẳng. D: đèn ống đang sáng
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:2	
Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Tìm câu đúng trong các câu kết luận sau:
A: Trong môi trường trong suốt, đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
B: Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
C: Trong môi trường đồng tính ,ánh sáng truyền theo đường thẳng. 
D: ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.
Câu2: Trong môi trường không khí trong suốt, ánh sáng truyền theo đường nào?
A: Đường cong bất kỳ 	B: Đường dích dắc.
C: đường thẳng.	D: Cả A, B,Cđều đúng.
Câu3: Trong các trường hợp kể sau không vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng khi nào?
 A: Khi tổ trưởng nhìn theo vai các bạn để dóng hàng.
B: Người thợ xây dùng dây dọi để xây cho thẳng.
 C: Người thợ săn dùng súng ngắm trước khi bắn.
Câu4: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong câu sau:
 Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng ...............trên đường truyền của chúng.
A: giao nhau	B: không giao nhau	C: loe rộng ra
Câu5: chọn câu trả lời đúng nhất:
A: ánh sáng bao giờ cũng truyền theo đường thẳng.
B: ánh sáng chỉ truyền theo đường thẳng trong môi trường trong suốt và đồng tính.
 C:Các nguồn sáng thông thường trong thực tế bao giờ cũng tạo ra chùm sáng 
 	 phân kỳ 
 D: Đáp án B,C đều đúng.
 Câu6: hình vẽ nào biểu diễn một tia sáng trong các hình dưới đây?
A: 
 B: 
 C:
Câu7: Quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện . Theo em ý kiến nào đúng?
A: Đèn phát ra các chùm sáng phân kỳ.	B: Đèn phát ra các chùm sáng hội tụ.
C: Đèn phát ra các chùm sáng song song.
D: Đèn phát ra một tia sáng chiếu tới mắt.
Câu8: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong câu sau:
Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng ...............trên đường truyền của chúng.
A: giao nhau	B: không giao nhau	C: loe rộng ra
Câu9: Chỉ ra câu phát biểu đúng ?
A: ánh sáng phát ra dưới dạng các chùm sáng .
B: Chùm sáng bao gồm vô số các tia sáng.
C: trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.
D: Cả ba câu A,B,Cđều đúng.
Câu10: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống trong câu sau:
Chùm sáng song song gồm các tia sáng ...............trên đường truyền của chúng.
A: giao nhau	B: không giao nhau	C: loe rộng ra	
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:3	
 Việt trì	 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1:Thế nào là vùng bóng tối?
A: Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B: Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C: Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
Câu2: Vùng nửa tối là :
A: vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B: Vùng nằm phía sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng.
C: Vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu.
Câu3: Hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào những ngày nào trong tháng?
A: Những ngày đầu tháng âm lịch.	B: Những ngày cuối tháng âm lịch.
C: Ngày trăng tròn.	
 Câu4: Trong các phòng mổ ở bệnh viện , người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?
A: Dùng nhiều đèn để thu được ánh sáng mạnh phát ra từ những bóng đèn .
B: Dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng xuất hiện các bóng đen .
C: Cả hai lí do A,B đều đúng.
Câu5:Trong hai hiện tượng : nhật thực , nguyệt thực , hiện tượng nào dễ quan sát hơn?
A: Hiện tượng nhật thực dễ quan sát hơn
B: : Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn
C: Cả hai hiện tượng dễ quan sát như nhau 
Câu6: Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào:
A:Định luật truyền thẳng của ánh sáng 	B: Định luật phản xạ ánh sáng
C: Định luật khúc xạ ánh sáng	D: Cả ba định luật trên
Câu7: Hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng bóng đen của trái đất là hiện tượng:
A: Nhật thực	B: Nguyệt thực 
C: Nhật thực hoặc nguyệt thực 	
Câu8: Yếu tố quyết định khi chỉ có bóng tối được tạo ra và không có bóng nửa tối là:
A: ánh sáng mạnh	B: Nguồn sáng nhỏ
C: Màn chắn ở gần nguồn	D: Màn chắn ở xa nguồn
Câu9: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là :
A: ánh sáng không mạnh lắm	B:Nguồn sáng to
C: Màn chắn ở xa nguồn 	D:Màn chắn ở gần nguồn
Câu10: Câu phát biểu nào đúng nhất?
A: Khi có nhật thực, mặt trăng tạo ra bóng tối trên trái đất
B: Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm với mặt trời là nguồn sáng
C: Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày với mặt trời là nguồn sáng
D: Cả ba phương án A,B,Cđều đúng
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:4
	Việt trì	 	Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1:Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định là hiện tượng:
A: Tán xạ ánh sáng 	B: Khúc xạ ánh sáng 
C: nhiễu xạ ánh sáng 	D: Phản xạ ánh sáng 
Câu2: Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng?
A: Góc phản xạ lớn hơn góc tới 	B:Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới 
C:Góc phản xạ bằng góc tới 	D: Góc phản xạ bằng nửa góc tới 
Câu3: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng . Góc hợp bởi tia phản xạ với pháp tuyến tại điểm tới là: 
A: Góc phản xạ 	B: Góc tới 
C: Góc phản xạ hoặc góc tới	
Câu4: Chiếu một tia tới lên gương phẳng . Biết góc tới i=30o. Hỏi góc phản xạ bằng bao nhiêu?
A:15o	B:60o	C: 30o 	D:45o	
Câu5: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Biết tia phản xạ hợp với mặt gương một góc bằng: 20o. hỏi góc tới bằng bao nhiêu?
A: 20o	B: 70o 	C:40o	D: 10o
Câu6:Chọn câu trả lời đúng
Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc tới có giá trị bằng:
A: 90o	B: 180o	C: 0o `	D: 10o
Câu7: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o . Tìm giá trị góc tới?
A: 20o	 B: 80o	C: 40o	D: 60o
Câu8 : Trường hợp nào dưới đây có thể coi là gương phẳng?
A: Tờ giấy trắng	B: Mặt bàn gỗ
C: Miếng đồng phẳng được đánh bóng	D: Cả A,B,Cđều đúng
Câu9: Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với gương phẳng?
A: Vuông góc với mặt phẳng gương	B: ở phía bên trái so với tia tới 
C: Trùng với mặt phẳng gương tại điểm tới	D: ở phía bên phải so với tia tới
Câu10: Định luật phản xạ ánh sáng:
-Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới .
- Góc phản xạ .............góc tới .
A: nhỏ hơn B : Bằng
 C : lớn hơn D : Bằng nửa
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:5	
Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau: 
.A : là ảnh ảo lớn hơn vật B : là ảnh ảo nhỏ hơn vật
C : Là ảnh ảo lớn bằng vật D : Là ảnh thật bằng vật 
 Câu2:Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào?
A: Song song với vật	B: Cùng phương cùng chiều với vật
C:Vuông góc với vật	D: Cùng phương ngược chiều với vật
Câu3: Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt song song với gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào?
A: Song song và cùng chiều với vật	B: Cùng phương cùng chiều với vật
C:Vuông góc với vật	D: Cùng phương ngược chiều với vật
Câu4: ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi ..................
A: giao nhau của các tia phản xạ B: Giao nhau của đường kéo dài các tia phản xạ
C:Giao nhau của các tia tới	 D: Giao nhau của đường kéo dài các tia tới
 Câu5:Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
A: Khi ảnh S’ở phía trước mắt ta	B: Khi S’ là nguồn sáng
C: Khi giữa mắt và ảnh S’không có vật chắn sáng
D: Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.
Câu6: Một gương phẳng đặt vuông góc với mặt sàn.một người cao 1,50m đứng trước gương . Hỏi ảnh của người đó có chiều cao bao nhiêu?
A: 1m	B: 1,5m	C: 2m	D: 3m
Câu7 : nói về sự tạo ảnh bởi gương phẳng . Câu phát biểu nào đúng trong các câu sau:
A:Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng nửa khoảng cách từ vật đến gương
B: Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương
C: Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng hai lần khoảng cách từ vật đến gương
Câu8: Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt trước gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật?
A: Song song với vật	B: Cùng phương cùng chiều với vật
C:Cùng phương ngược chiềuvới vật	D: Tuỳ vị trí của gương so với vật
Câu9: Hình vẽ nào mô tả đúng tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng?
B
A
A’
B’
S’
S
A)	 B)	C)	
Câu10:Khoảng cách từ một điểm sáng S Đến gương phẳng bằng : 1m.
Hỏi khoảng cách ảnh S’ của điểm sáng S đến gương phẳng bằng bao nhiêu?
A: 1m	B: 2m	C: 0,5m 	D: 1,5
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:7	
Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời 
Câu1: Vật như thế nào được gọi là gương cầu lồi ?
A.Vật có dạng mặt cầu lồi.
B.Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng.
C.Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
D.Cả ba vật A, B, C đều đúng.
Câu2: Vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lồi ?
A. Lòng chảo nhẵn bóng	B. Pha đèn pin.
C. Mặt ngoài của cái muôi (muỗng ) mạ kền.	D.Cả ba vật trên.	
Câu3: Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào ?
A. Là ảnh ảo, bằng vật.	B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. Là ảnh ảo, lớn hơn vật.	D. Là ảnh thật , nhỏ hơn vật.
Câu4: Hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước gương phẳng và một vật đặt trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Có nhận xét gì về đặc điểm của hai ảnh đó ?
A. Cùng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.	B. Cùng là ảnh ảo, bằng vật.
C. Cùng là ảnh ảo, lớn hơn vật.	D. Cùng là ảnh ảo.
Câu5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương cầu lồi?
A: Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi
B:Cho ảnh ảo nhỏ hơn vật 
C:Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương
Câu6: Chọn câu đúng:
A. Vật đặt trước gương cầu lồi cho ảnh ảo, lớn hơn vật.
B. Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn trong gương phẳng.
C. Các vật có dạng hình cầu, phản xạ tốt ánh sáng có thể coi là gương cầu lồi.
D. Cả ba kết luận A, B, C đều đúng.
Câu7: Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường?
A.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng.
B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi.
C. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn.
D. Vì cả ba lí do trên.
Câu8: Nếu nhìn vào gương , thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:
A: Gương phẳng B: Gương cầu lồi
C: A hoặc B D: Gương cầu lõm
Câu9:Vùng nhìn thấy trong gương phẳng............vùng nhìn thấy trong gương cầu
 lồi (có cùng kích thước ).
A: bằng	B: hẹp hơn
C: rộng hơn	D: rộng gấp đôi
Câu10: ảnh “ảo” của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
A: Nhỏ hơn vật 	B: Bằng vật 
C: Lớn hơn vật 	D: Gấp đôi vật
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:8	
Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm :
A: Nhỏ hơn vật 	B: Bằng vật
C: Lớn hơn vật 	D: Bằng nửa vật
Câu2: Cùng một vật đặt trước ba gương , cách gương cùng một khoảng. Gương nào tạo ảnh ảo lớn nhất?
A: Gương phẳng	B: Gương cầu lồi
C: Gương cầu lõm	D: Ba gương cho ảnh bằng nhau.
Câu3: Vùng nhìn thấy trong gương cầu lõm............vùng nhìn thấy trong gương cầu
 lồi (có cùng kích thước ).
A: rộng hơn 	B: hẹp hơn
C: bằng nhau	D: không so sánh được
Câu4: Tính chất nào dưới đây là tính chất của ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm?
A: Bằng vật	B: Nhỏ hơn vật 
C: Lớn hơn vật 	D: Bằng nửa vật
Câu5: Tính chất nào kể sau không phải là tính chất của ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm? 
A:ảnh và vật cách gương một khoảng bằng nhau	B: Lớn hơn vật
C: Bằng vật	D: Các tính chất Avà C
Câu6:Vật như thế nào được coi là gương cầu lõm?
A: Vật có dạng hình cầu , phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt cầu
B: Vật có dạng một phần hình cầu , phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
C: Vật có dạng mặt cầu , phản xạ tốt ánh sáng
Câu7: Tác dụng của gương cầu lõm ?
A: Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.
B: Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song
C: Tạo ảnh ảo lớn hơn vật 	D: Cả nội dung A,B,C đều đúng
Câu8: Chiếu một chùm tia sáng tới song song vào một gương cầu lõm, chùm tia phản xạ là :
A: Chùm tia hội tụ 	B: Chùm tia phân kì
C: Chùm tia song song	D: A hoặcB hoặc C
Câu9: Trong pha đèn pin người ta lắp một gương cầu lõm để phản xạ ánh sáng phát ra từ dây tóc đèn . Vậy chùm sáng phản xạ là chùm gì để ánh sáng được chiếu đi xa mà vẫn rõ?
A: Chùm tia hội tụ 	B: Chùm tia phân kì
C: Chùm tia song song	D: A hoặcB hoặc C
Câu10: Các vật nào dưới đây có thể coi là gương cầu lõm?
A: Pha đèn pin	 	B: Pha đèn ôtô 	
C: Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng mặt trời	
D: Câu A,B,C đúng
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:11	
 Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương 
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1:Âm thanh được tạo ra nhờ:
A: Nhiệt 	B: Điện	C: ánh sáng	D: Dao động
Câu2: Vật phát ra âm khi nào?
A: Khi làm vật dao động	B: Khi uốn cong vật 
C: Khi nén vật 	D: Khi kéo căng vật
Câu3: Khi ta đang nghe đài thì:
A: Màng loa của đài bị nén	B: Màng loa của đài căng ra
C: Màng loa của đài dao động	D: Màng loa của đài bị bẹp
Câu4: Chọn câu đúng:
A: Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm
B: Những vật thu nhận âm gọi là nguồn âm 
C: Cả A,B đúng	D: Cả A,B sai
Câu5: Chuyển động như thế nào gọi là dao động ?
A: Chuyển động theo một đường tròn.	
B: Chuyển động của vật được ném lên cao .
C: Chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần theo hai chiều quanh một vị trí.
D: cả ba dạng chuyển động trên
Câu6: Trường hợp nào sau đây là nguồn âm?
A: Mặt trống khi được gõ	B: Dây đàn ghi ta khi được gảy
C: Âm thoa khi được gõ	D: Cả nội dung A,B,C đều đúng.
Câu7: Bóp tay vào con chút chít đồ chơi thấy có tiếng kêu . âm thanh đó gây bởi nguồn âm nào?
A: Bàn tay	B: Bộ phận “lưỡi gà ” của con chút chít
C: Vỏ con chút chít	D: Không khí ở bên trong con chút chít
Câu8: Khi gõ vào các ống trúc trên đàn tơrưng . Ta nghe thấy âm thanh phát ra . Vật nào đã phát ra âm thanh?
A: Thanh gõ	B: Lớp không khí xung quanh thanh gõ
C: Các ống trúc 	D: Các thanh đỡ của đàn
Câu9: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau?
Khi thổi sáo ,.....................phát ra âm. 
A: cột khí dao động 	B: ống sáo dao động
C: Cột khí trong ống sáo dao động	D: Cả A,B, đêù đúng
Câu10: Khi ta nói hoặc hát phát ra âm , âm thanh này do :
A:Khí quản dao động	B: Dây âm thanh dao động
C: Thanh quản dao động	D: Cả A,B.C sai
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:12	
Việt trì	 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Số dao động trọng một giây gọi là.....................của âm.
A: Vận tốc B: Tần số C: Biên độ D: Độ cao 
Câu2 : âm phát ra càng cao ( càng bổng ) khi tần số dao động..............
A: Càng lớn B: Càng nhỏ C: càng mạnh D: càng yếu
Câu3 : âm phát ra càng thấp ( càng trầm ) khi tần số dao động...............
A: Càng lớn B: Càng nhỏ C: càng mạnh D: càng yếu
Câu4: Thông thường , tai người có thể nghe được âm có tần số:
A Nhỏ hơn 20Hz 	B: Lớn hơn 20000Hz
C: Trong khoảng 20Hz đến 20000Hz	D: Kết hợp A,B,C
Câu5: Đơn vị đo tần số là: 
A: s (giây )	B: m/s	
C: dB (đềxiben )	D: Hz (héc )
Câu6: Tần số là gì?
A: Tần số là số dao động trong một giờ 	B:Tần số là số dao động trong một giây 
C: Tần số là số dao động trong một phút 
D: Số dao động trong một thời gian nhất định
Câu7: Chỉ ra câu kết luận đúng trong các câu sau:
A: âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng chậm 
B: âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn
C: âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao
D: âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhanh
Câu8: Chọn câu sai :
A: Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định
B: Đơn vị của tần số là héc
C: Các âm có độ cao khác mhau có tần số khác nhau 
D: Căn cứ vào tần số ta chưa thể so sánh dược độ cao của âm 
Câu9:Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:....
A: Trầm	B: Bổng
C: Vang 	D: Truyền đi xa 
Câu10: Tần số dao động càng nhỏ thì:..
A: âm nghe càng trầm 	B: âm nghe càng bổng
C: âm nghe càng to	D: âm nghe càng vang
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 7 Tuần:13	
 Việt trì	 	Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ -THCS lý Tự Trọng
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Kim Thảo- Trường THCS Gia Cẩm
	Nguyễn Thị Hằng - Trường THCS Hy Cương
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Biên độ dao động của vật là :
A: Tốc độ dao động c

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAT_LY_7_GIA_CAM.doc