Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1674Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta”đã khẳng định:
A.Đại Việt là đất nước có độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
B. Đại Việt là đất nước có chủ quyền; có lịch sử; có văn hiến; lãnh thổ; phong tục; chính trị riêng.
Đại Việt là đất nước có truyền thống kiến thiết đất nước	
D. Đại Việt là đất nước có tập quán riêng
Câu 2: Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm:
A. 1426	B. 1427	C. 1428	D. 1429
Câu 3: Chức năng của thể cáo:
A. Dùng để tâu lên vua ý kiến, đề nghị của bầy tôi.	
B. Dùng để kêu gọi mọi người đánh giặc.
C. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
D. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Câu 4: Đại Việt là tên nước ta:
A. Từ đời vua Lý Thánh Tông	C. Từ đời vua Trần Nhân Tông
B. Từ đời vua Lê Thánh Tông	D. Từ đời vua Đinh Tiên Hoàn
Câu 5: “Bình Ngô đại cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam”. Nhận xét trên:
	A. Đúng	B. Sai
Câu 6: Câu“ Tôi sẽ giúp bạn” thuộc hành động nói nào? 
A. Hành động trình bày	C. Hành động hứa hẹn
B. Hành động điều khiển	D. Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu 7: Câu:“Đi tìm lại con cá vàng và đòi một cái nhà rộng” thuộc hành động nói nào?
A. Hành động hứa hẹn	C. Hành động điều khiển
B. Hành động trình bày	D. Hành động bộc lộ cảm xúc
Câu 8: “Cần và kiệm có liên quan mật thiết với nhau. Cần mà không kiệm khác nào gió vào nhà trống. Kiệm mà không cần khác chi cái kho rỗng mà quanh năm cửa khoá then cài. Vì thế chúng ta phải thực hành tiết kiệm”. Đoạn văn trên có những hành động nói nào?
	A.Trình bày + Điều khiển.	C. Hứa hẹn + Trình bày
	B. Hứa hẹn + Bộc lộ cảm xúc	D. Điều khiển + Bộc lộ cảm xúc 
Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất khái niệm luận điểm?
A. Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận
B. Là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận
C. Là những tư tưởng, quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận 	
D. Là một số dẫn chứng đưa ra để giải quyết trong bài văn nghị luận.	
Câu 10: Mục đích nói nhằm “bày tỏ thái độ ngợi ca, chê bai, trách cứ, vui mừng, lo sợ ...” ứng với hành động nói nào?
	A. Hành động điều khiển	C. Hành động hứa hẹn
	B. Hành động trình bày	D. Hành động bộc lộ cảm xúc.
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 25
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Văn bản “Bàn luận về phép học“được viết bằng thể loại nào ?
A. Hịch	B. Chiếu	C. Cáo	D. Tấu
Câu 2: Trong“Bàn luận về phép học”, Nguyễn Thiếp đã phê phán:
	A. Lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi	 C. Lối học không gắn với thực tiễn. 
	B. Lối học đối phó với việc kiểm tra của thầy	 D. Lối học vẹt
Câu 3: Người đương thời gọi Nguyễn Thiếp là:
A. La Sơn Phu Tử	C. Tam Nguyên Yên Đổ
B. Không Lộ Thiền Sư	D. Hải Thượng Lãn Ông
Câu 4: Dòng nào không đúng với quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học?:
Học để làm người có đạo đức C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước
B. Học để thay đổi bản thân	 D. Học để trở thành người có tri thức.
Câu 5: Nguyễn Thiếp nói: “ theo điều học mà làm” muốn nhấn mạnh ý nghĩa tương đương
	A. Học ăn, học nói, học gói, học mở C. Học đi đôi với hành	.B. Ăn vóc học hay D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Câu 6: “Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.” ( Hoài Thanh ) Câu chủ đề của đoạn văn là: 
Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí 
Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông
C. Cả một xã hội chạy theo tiền.
D. Không có câu chủ đề.
Câu 7: Phương thức biểu đạt chủ yếu ở văn bản “Bàn luận về phép học”:
	A. Tự sự	B. Biểu cảm	C. Nghị luận	D. Thuyết minh
Câu 8: ý nghĩa của câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm là:
A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm
B. Thể hiện một phần nội dung của luận điểm.
C. Có thể không thể hiện nội dung luận điểm.
Câu 9: “Câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn là dấu hiệu của đoạn văn quy nạp”.
 Nhận xét trên:
	A. Đúng	B. Sai
Câu 10: Nội dung nào không chính xáckhi trình bày luận điểm
A. Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề
B. Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lý. 
C. Xác định rõ dẫn chứng trong câu chủ đề
D.Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 26
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Đoạn trích “ Thuế máu” nằm ở chương mấy của tác phẩm: “ Bản án chế độ thực dân Pháp”
A. ChươngI C. ChươngIII
B. ChươngII D. ChươngIV
Câu 2: Thông tin nào chính xác về tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”?
A. Được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1925.
B. Được viết bằng tiếng Anh, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1946.
C. Được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1946.
D. Được viết bằng tiếng Việt Nam, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1925.
Câu 3: Cụm từ “Cuộc chiến tranh vui tươi” mà Nguyễn ái Quốc sử dụng trong đoạn trích “Thuế máu” là nói về cuộc chiến tranh nào?
A.Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
	B. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
C. Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (Đức) (1870 – 1871)
D. Các cuộc chiến tranh mà Pháp tiến hành để mở rộng thuộc địa
Câu 4: Trong đoạn trích “Thuế máu”, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
	A. Nghị luận + Tự sự + Thuyết minh	C. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
	B. Nghị luận + Tự sự + Biểu cảm + Miêu tả	D. Nghị luận + Tự sự + Miêu tả
Câu 5: Theo lời tổng kết của tác giả “Bản án chế độ thực dân Pháp”, có bao nhiêu người dân thuộc địa đã chết trong cuộc chiến tranh phi nghĩa đó?
A. 7 vạn người	 B. 8 vạn người	C. 10 vạn người	 D. 70 vạn người
Câu 6: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
A. Kính trọng	 B. Ngưỡng mộ	 C. Sùng kính	 D. Thân mật
Câu 7: Mẹ là hiệu trưởng một trường học, nói chuyên với người con là tổ trưởng chuyên môn của trường về công việc của tổ chuyên môn, quan hệ của họ là quan hệ gì?
A. Quan hệ gia đình	C. Quan hệ chức vụ xã hội
B. Quan hệ tuổi tác	D. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp
Câu 8: “ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa.” Giọng điệu chủ yếu của câu văn:
	A. Giọng lạnh lùng	, chua cay.	C. Giọng đay nghiến, chì chiết.
	B. Giọng giễu cợt, mỉa mai	D. Giọng kể bình thường.
Câu 9: Có ý kiến cho rằng: “Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng”. ý kiến đó đúng hay sai?
A. Đúng	B. Sai
Câu 10: Văn bản “ Thuế máu” của Nguyễn ái Quốc có yếu tố biểu cảm hay không?
A. Có	B. Không
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 27
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Ru - Xô, tác giả của “Đi bộ ngao du” là nhà văn nước nào?
A. Anh	B. Mĩ	C. Pháp	D.riây ban nha
Câu 2: “Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.” Luận điểm trên ứng với đoạn thứ mấy của văn bản “Đi bộ ngao du”?
	A. Đoạn 1	B. Đoạn 2	C. Đoạn 3
Câu 3: Luận điểm nào được nêu trong đoạn ba của văn bản “Đi bộ ngao du”?
A. Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích.
B. Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.
C. Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần.
Câu 4: Văn bản “Đi bộ ngao du” đã kết hợp các phương thức biểu đạt n+ ?
	A. Nghị luận + Miêu tả	C. Nghị luận + Tự sự
	B. Nghị luận + Biểu cảm	D. Tự sự + Biểu cảm.
Câu 5: Tác dụng của việc đi bộ ngao du được tác giả nhắc đến trong đoạn ba là gì?
	A. Tiết kiệm tiền bạc	 C. Tận dụng thời gian
	B . Tăng cường sức khoẻ, tính khí vui vẻ	D. Suy nghĩ được nhiều hơn	 
Câu 6: Trong hội thoại, khi người nói “im lặng” mặc dù đến lượt mìn là bởi?
	- Muốn biểu thị một thái độ nhất định.
	- Không biết nói gì, còn phân vân, lưỡng lự
	 A- Đúng B- Sai
Câu 7: Bố mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình: Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện khiến cha mẹ bực mình. 
Người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?
A. Cướp lời	 B. Nói leo	 C. Nói tranh	 D. Nói hỗn
Câu 8: Với đề văn “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”, em có thể đưa yếu tố biểu cảm vào luận điểm nào là hợp lý?
Những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.
B. Những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta hiểu sâu hơn những điều được học trong nhà trường hoặc những bài học chưa có trong sách vở.
C. Chúng ta tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân và thêm yêu thiên nhiên, đất nước.
Câu 9: Trong đoạn ba của văn bản “Đi bộ ngao du”, tác giả sử dụng loại câu nào để bộc lộ cảm xúc?
A. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.	C. Câu cảm thán
B. Câu trần thuật	D. Câu cầu khiến
Câu 10: Các văn bản nghị luận: “ Thuế máu”; “Hịch tướng sĩ”, “ Chiếu dời đô” thuyết phục hơn, sâu sắc hơn nhờ kết hợp yếu tố nào?
	A. Miêu tả	C. Tự sự
	B. Biểu cảm	D. Thuyết minh
Phòng GD - ĐT Việt Trì
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 28
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Hoài Thanh cho rằng “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường.” ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ “Nhớ rừng”?
	A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt	C. Giàu hình ảnh 
	B. Giàu nhịp điệu	D. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật
Câu 2: Dòng nào, tất cả các bài thơ đều thuộc phong trào “Thơ mới”?
A. Nhớ rừng; Ông đồ; Khi con tu hú	 C. Nhớ rừng; Ông đồ; Quê hương
B. Ông đồ; Quê hương; Tức cảnh Pác Bó D.Quê hương; Tức cảnh Pác Bó; Ngắm trăng
Câu 3: Dòng nào chưa đúng khi nói lên tư tưởng phản ánh của các văn bản văn học trung đại đã học ở lớp8
Khích lệ và cổ vũ sâu sắc tình yêu nước của nhân dân
Khẳng định mạnh mẽ nền độc lập tự cường của dân tộc
Tố cáo mạnh mẽ chế độ thống trị áp bức bất công
Khích lệ và cổ vũ ý trí đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Câu 4: Bố cục bài hịch kêu gọi đánh giặc thường có mấy phần?
A Ba phần 	 B. Bốn phần 	C. Năm phần 	 D.Sáu phần 	
Câu 5: Văn bản nào thuộc văn nghị luận trung đại?
A. Hịch tướng sĩ ; Ngắm trăng	C. Đi đường; Ngắm trăng; Nước đại việt ta	
B. Chiếu dời đô; Đi đường	D. Hịch tướng sĩ; Chiếu dời đô; Nước đại việt ta	. 
Câu 6: “Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh”. Khái niệm trên ứng với:
	A. Hịch	B. Cáo	C. Chiếu	D. Tấu
Câu 7: Việc sắp xếp trật tự từ trong câu : “Cai Lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với những roi song,tay thướcvà dây thừng” có tác dụng gì?
A. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự việc.
C. Thể hiện thứ tự nhát định của sự việc.
D. Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm
Câu 8: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
Những buổi trưa hè nắng to.
C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 9: ý nghĩa của việc sắp xếp trật tự trong câu văn sau là gì?
“A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu” (Tô Hoài)
A. Góp phần thể hiện tính cách nhân vật	C. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
B. Thể hiện trình tự trước sau của hoạt động	D. Nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng.
Câu 10: “ Bài văn nghị luận không cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Các yếu tố đó có trong bài nghị luận sẽ phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.” Nhận xét trên:
	A. Đúng	B. sai
Hướng dẫn chấm TNKQ – Ngữ văn 8
Tuần 24 – Tuấn 28
Tuần 24: 1B 2C 3D 4A 5B 6C 7C 8A 9C 10D
Tuần 25: 1D 2A 3A 4B 5C 6C 7C 8A 9B 10C
Tuần 26: 1A 2C 3A 4B 5B 6A 7C 8B 9B 10A
Tuần 27: 1C 2B 3C 4B 5B 6A 7B 8C 9C 10B
Tuần 28: 1A 2C 3C 4B 5D 6C 7C 8C 9B 10B

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAN_8_LY_TU_TRONG_T2428.doc