Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 19

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1716Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 19
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 19
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương	- THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương	- THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1:Thế Lữ đươc Nhà nước truy tặng giai thưởng HCM về văn hoc nghệ thuật năm:
A. 1999 	B. 2000 	C. 2002 	D. 2003 
Câu 2: Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào? 
A. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. 
B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
D. Trước năm 1930.
Câu 3: Dòng nào không đúng với nội dung bài thơ "Nhớ rừng" là:
Niềm khao khát tự do mãnh liệt
Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.
Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo.
D. Nhấn mạnh vẻ đẹp hình thức của con hổ.
Câu 4: Những biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn 3 trong bài thơ: :" Nhớ rừng" :
 A. ẩn dụ và nhân hoá C. So sánh và hoán dụ
 B. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ D. Câu hỏi tu từ và so sánh
Câu 5: ý nghĩa của câu thơ: " Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu" là gì?
 A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ
 B. Thể hiện niềm tiếc nuối không nguôi quá khứ vàng son
 C. Thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt
 D. Thể hiện nỗi chán ghét thực tại
Câu 6: Nhận định nào đúng nhất về hình ảnh chúa sơn lâm trong đoạn2 và 3 của bài thơ " Nhớ rừng"?
 A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo
 B. Có tư thế oai phong của một vị chúa tể
 C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng
 D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí
Câu 7: Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn:
A. Có từ "này" để nối các vế có quan hệ lựa chọn. 
B. Có từ nghi vấn; kết thúc câu là dấu châm than.
C. Có từ nghi vấn; kết thúc câu là dấu chấm hỏi.
D. Có từ cảm thán; kết thúc câu là dấu chấm hỏi.
Câu 8: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:
A. Bố đi làm chưa ạ?	 C. Bao giờ bạn được nghỉ Tết?
B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? 	D. Ai bị điểm kém trong buổi hoc này?
Câu 9: ý nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn?
A. Không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
 B. Có mối quan hệ ràng buộc về hình thức
 C. Có mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau
	D. Có mối quan hệ lỏng lẻo về nội dung nhưng chặt chẽ về hình thức
Câu 10: Đoạn văn sau viết đã theo đúng trình tự chưa?
 "Bút bi khác bút mực là do nó có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút, khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thanh chữ. Ngoài ống nhựa có vỏ bút bi. Ngoài bút bi có nắp đậy có thể móc vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nú bấm. Khi viết thì ấn đàu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào. 
 A. Đúng 	 B. Sai 
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 20
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương	- THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương	- THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu1: Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ?
	“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
	A. So sánh	B. ẩn dụ	C. Hoán dụ	D. Nhân hoá
Câu 2: " Cánh buồm" trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là biểu tượng của:
	A. Quê hương 	B. Mảnh hồn làng	C. Đất nước 	D. Dòng sông
Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông trong bài thơ “Quê hương”?
A. Nhớ về quê hương với những kỷ niệm vui, buồn.
B. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông
C. Tự hào về quê hương.
D. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
Câu 4: Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
B. Trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam đã lâu ở đây.
C. Khi tác giả được trở về với cuộc sống tự do.	
Câu 5: Hình ảnh nào xuất hiện trong bài thơ “Khi con tu hú” hai lần?
A. Lúa chiêm 	B. Trời xanh	C. Con tu hú	D. Trời xanh; lúa chiêm
Câu 6: Nội dung chính của bài thơ “Khi con tu hú”:
A. Tình yêu cuộc sống.
B. Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ Cách mạng trong cảnh tù đày.
C. Tình yêu thiên nhiên.	
Câu 7: Ngoài chức năng chính, câu nghi vấn còn có chức năng để: khẳng định; phủ định; cầu khiến; bộc lộ cảm xúc	
Đúng B. Sai
Câu 8: Câu nghi vấn sau được dùng để làm gì?
“Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?" ( “Lão Hạc” - Nam Cao)	
	A. Phủ định	B. Đe doạ	C. Hỏi	D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 9: Khi giới thiệu một phương pháp ( cách làm ) người viết cần:
 A. Trình bày nhấn mạnh về hình thức của sản phẩm đó
 B. Trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự... làm ra sản phẩm và yêu cầu chất với sản phẩm đó.
 C. Trình bày nhấn mạnh về chất lượng của sản phẩm.
 D. Trình bày chú trọng về diều kiện của sản phẩm
Câu 10: Đọc văn bản sau:
1. Nguyên liệu (đủ cho hai bát)
	 - Rau ngót: 300g ( 2 mớ )	 - Thịt lợn nạc thăn: 150g	- Nước mắm, mì chính, muối.
2. Cách làm:
	 - Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
	 - Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ ).
	 - Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.
Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào ?
A. Yêu cầu thành phẩm	C. Trình tự
B. Cách thức 	D. Điều kiện
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 21
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương	- THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương	- THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Bài thơ " Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ:
	A. Ngũ ngôn	B. Lục bát	C. Thất ngôn tứ tuyệt	D. Tự do
Câu 2: Trung tâm của bức tranh Pác Bó trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”là:
	A. Bàn đá chông chênh	C. Cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ.
	B. Hình tượng người chiến sĩ Cách mạng.	D. Cảnh thiên nhiên suối chảy róc rách.
Câu 3: Giọng điệu chung của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
	A. Giọng thiết tha trừu mến	C. Giọng trang nghiêm chừng mực
	B. Giọng thoái mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh.	D. Giọng phiền muộn
Câu 4: Câu thơ “Sáng ra bờ suối tối vào hang” ngắt nhịp như thế nào?
	A. Nhịp 2/2/3	B. Nhịp 2/2/1/2	C. Nhịp 4/3	D. Nhịp 4/1/2
Câu 5: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:
A. Khuyên bảo	B. Ra lệnh	C. Yêu cầu	D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 6: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?	 C. Bỏ rác đúng nơi quy định!
B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Câu 7: Muốn có kiến thức để giới thiệu một danh lam thắng cảnh chúng ta không nên làm gì?
A. Trực tiếp tham quan danh lam thắng cảnh đó
B. Tra cứu tài liệu, sách vở về danh lam thắng cảnh đó
C. Biết dựa vào giác quan suy luận	
D. Học hỏi những người có hiểu biết về danh lam thắng cảnh đó
Câu 8: Lời văn trong bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh cần:
A. Bay bổng nhẹ nhàng	C. Biểu cảm
B. Đa nghĩa 	D. Chính xác và biểu cảm
Câu 9: “Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.”
	Câu trên là:
	A. Câu cầu khiến	B. Không phải câu cầu khiến
Câu 10: Đoạn thơ sau có mấy từ cầu khiến?
	“Hãy quên đi mọi lo âu mẹ nhé!
	Đừng buồn phiền quá đỗi về con
	Mẹ chớ đi đi, lại lại trên đường
	Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát”
	(“Thư gửi mẹ” - Ê-xê-nin)
	A. Hai từ	B. Ba từ	C. Bốn từ
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 22
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương	- THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương	- THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Dòng nào chưa đúng khi nói về giá trị nội dung của "Nhật ký trong tù":
A. Miêu tả hiện thực cuộc sống khổ cực trong nhà tù thực dân Pháp 
B. Bản cáo trnạg đanh thép tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch
C. Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh.
D. Diễn tả chặng đường hoạt động cách mạng của Bác ở Việt Bắc.
Câu 2: Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì :
A. Bác buồn khi bị giam cầm tù đày	C . Bác không ngủ được
B. Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng.	D. Bác mong trời mau sáng.
Câu 3: Hình ảnh nhà thơ hiện lên qua bài “ Ngắm trăng” là người?
	A. Có khả năng nhìn xa trông rộng	
B. Có bản lĩnh cách mạng kiên cường
	C. Yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
	D. Luôn phải gồng mình trong khó khăn.
Câu 4: Hai câu thơ " Nhân hứng song tiền khán minh nguyệt 
	 Nguyệt tòng song khích khán thi gia "
	Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	A. ẩn dụ	B. So sánh	C. Đối 	D. Hoán dụ
Câu 5: Nghĩa của từ “Minh nguyệt”:
	A. Trăng sáng	B. Trăng đẹp	 C. Ngắm trăng	D. Trăng tròn.
Câu 6: Từ " Trùng san " trong bài thơ “Đi đường” được lặp lại mấy lần ?
	A. Một lần	B. Hai lần	C. Ba lần	D. Bốn lần
Câu 7: Bài thơ “Đi đường” thể hiện triết lý sâu xa nào?
	A. Đường đời nhiều gian nan, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.
 	B. Càng đi nhiều thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ
	C. Để thành công trong cuộc sống con người phải chớp lấy thời cơ.
	D. Trong cuộc sống, con người phải rèn luyện bản lĩnh.
Câu 8: Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?
	A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.	C.Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào... 
	B. ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...	D. Ai, gì, nào, à, ư, hả...
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?
A. Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều	C. Ai làm cho bể kia đầy
 Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.	Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!	D. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Câu 10: Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán
	A. Thương thay cũng một kiếp người!	 C. Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!
	B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?	 D.Một người đã khóc vì chót lừa một con chó
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương	- THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương	- THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: “Câu trần thuật có đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán” Nhận xét trên đúng hay sai ?
A. Đúng	B. Sai
Câu 2: Khi viết câu trần thuật, người viết thường sử dụng dấu gì ?
A. Dấu chấm	C. Dấu chấm than	
B. Dấu hỏi	 	D. Một trong ba loại dấu trên đều đúng.
Câu 3: Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:
A. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.	 C. Anh có thể tắt thuốc lá được không?
B. Hãy bỏ ngay thuốc lá! 	 D. Anh tắt thuốc lá đi!
Câu 4: Mục đích của thể chiếu:
Giãi bày tình cảm của người viết	
Kêu gọi cổ vũ mọi người chiến đấu tiêu diệt kẻ thù
Ban bố mệnh lệnh của nhà vua
D. Tuyên cáo thành quả một sự nghiệp.
Câu 5: Thể “chiếu” chỉ có thể viết bằng:
Văn vần; văn xuôi C. Văn vần; văn xuôi; văn biền ngẫu.
Văn vần; văn biền ngẫu D. Văn xuôi; văn biền ngẫu
Câu 6: Dòng nào không đúng khi nói về nội dung của văn bản “Chiếu dời đô” ?
A. Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập thống nhất
B. Phản ánh ý chí, tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
C. Phản ánh việc dời đô là việc làm bắt buộc của mọi thời đại
D. Phản ánh việc dời đô là theo ý trời, lòng dân.
Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu " Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi đời "
A. Phủ định việc đổi đời kinh đô
B. Sự đau xót của nhà Vua trước việc đổi đời kinh đô
C. Khẳng định lòng yêu nước của nhà Vua
D. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.
Câu 8: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?
	“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
	Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
	A. Một từ	B. Hai từ	C. Ba từ
Câu 9: Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?
A. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó
B. Phản bác một ý kiến, một nhận định 
Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
D. Phủ định là trái với khẳng định
Câu 10: Nghệ thuật nổi bật trong áng văn chính luận “ chiếu dời đô” là?
	- Lập luận giàu sức thuyết phục	.- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu. – Kết cấu chặt chẽ.
	A . Đúng B - Sai
Đáp án đề TNKQ tuần từ: 19 đến tuần23
	Tuần19: 1D; 2A; 3D; 4B; 5C; 6B; 7C; 8B; 9C; 10B
	Tuần20: 1D; 2B; 3D; 4A; 5C; 6B; 7A; 8D; 9B; 10A
	Tuần21: 1C; 2B; 3B; 4C; 5A; 6C; 7C; 8D; 9A; 10B
	Tuần22: 1D; 2B; 3C; 4D; 5A; 6C; 7A; 8B; 9C; 10A
	Tuần23: 1B; 2A; 3A; 4C; 5C; 6C; 7D; 8B; 9C;10B

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAN_8_LY_TU_TRONG_T1923.doc