Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1881Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 6
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện “Cô bé bán diêm”:
	A. “Cô bé bán diêm” là một truyện cổ tích có hậu.
	B. “Cô bé bán diêm” là một truyện cổ tích thần kì.
	C. “Cô bé bán diêm” là một truyện ngắn có hậu .
	D. “Cô bé bán diêm” là một truyện ngắn có tính bi kịch.
Câu 2: Trong truyện “Cô bé bán diêm”, hình ảnh nào không xuất hiện trong mộng tưởng của em bé?
	A. Lò sưởi.	 B. Người bà.	C. Cây thông nô-en.
	D. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
Câu 3: Mộng tưởng “Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh” hiện ra sau lần quẹt diêm thứ mấy của em bé (trong truyện “Cô bé bán diêm”)?
	A. Lần thứ nhất	B. Lần thứ hai	C. Lần thứ ba	D.Lần thứ tư
Câu 4: Trong đoạn đầu (nói về hoàn cảnh của em bé trong truyện “Cô bé bán diêm”) tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	A. Tương phản	B. So sánh	C. Liệt kê	D. Cả A,B,C
Câu 5: Nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của An-đéc-xen ở truyện “Cô bé bán diêm”:
	A. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng	C. Tình tiết diễn biến hợp lý.
	B. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.	D. Chọn A và B.
Câu 6: "... Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp."
	Khái niệm trên ứng với:
	A. Trợ từ	B. Thán từ	C. Trợ từ, thán từ
Câu 7: Câu nào sau đây có chứa Thán từ.
	A. Ngày mai con chơi với ai ?	C. Khốn nạn thân con thế này?	
	B. Con ngủ với ai ?	D. Trời ơi !	
	Câu 8: ý kiến nào không đúng khi nói về thán từ?
	A. Thán từ có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
	B. Thán từ có thể đứng ở mọi vị trí trong câu: đầu, giữa hoặc cuối câu.
	C. Thán từ bao giờ cũng đứng ở đầu câu.
	D. Thán từ chia ra làm hai loại chính: Bộc lộ tình cảm và gọi đáp.
Câu 9: Trong các câu văn sau (trích “Trong lòng mẹ” - Nguyên Hồng), câu nào có yếu tố biểu cảm?
	A. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.	
	B. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
	C. Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
Câu 10: Đoạn thơ sau có mấy thán từ?
	"Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ
	Một cánh chim thu lạc cuối ngàn"
	A. Một	B. Hai	C. Ba	D. Bốn
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 7
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Tác giả của đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió” là người nước:
 A. Bồ Đào Nha 	B. Tây Ban Nha. C. Pháp.	 D. Đức .
Câu 2: Nghĩa của “Hiệp sĩ giang hồ”:
 A. Hiệp sĩ đấu kiếm C. Người trừ kẻ gian tà.
 B. Người cứu giúp người nghèo D. Hiệp sĩ đi lang thang khắp nơi để 
 kẻ gian tà và cứu người lương thiện.
Câu 3: “ ..Ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài.”
	Câu nói trên của Đôn-Ki-Hô-Tê (trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”) chứng tỏ lão là người:
 A. Hoàn toàn không biết sợ ai hay bất cứ một thế lực nào. 
 B. Dũng cảm, coi thường tất cả mọi sự đau đớn về thể xác.
 C. Muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ. 
 D. Đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xan-Chô Pan-Xa.
Câu 4: Theo em, ước vọng của Đôn-Ki-hô-tê được thể hiện trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”là:
 A. Chính đáng tốt đẹp . 	C. Ngớ ngẩn và điên rồ.
 B. Tầm thường xấu xa . 	D. Không phù hợp với thời đại .
Câu 5:. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan - chô Pan - xa vào một tình trạng như thế nào?
	A. Hoàn toàn tỉnh táo	B. Không tỉnh táo lắm
	C. Mê muội đến múc mù quáng	D. Đang say rượu.
Câu 6: Nhà văn đã dùng cách nào để làm nổi bật cá tính của Đôn-Ki-Hô-Tê và Xan-Chô Pan-Xa?
A. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật kia. 
B. Để cho nhân vật tự bộc lộ mình	C. Sử dụng biện pháp tương phản đối lập
D. Trực tiếp đưa ra những lời đánh giá về nhân vật
Câu 7: Những tình thái từ “ đi, nào, với ...” thuộc nhóm tình thái từ nào ?
A. Tình thái từ cảm thán. C.Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
 B. Tình thái từ cầu khiến. D. Tình thái từ nghi vấn.
Câu 8: Hai câu thơ sau , người viết có sử dụng tình thái từ không?
	“Thương thay cũng một kiếp người
	Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi”
	A. Có	B. Không
Câu 9: Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn trên có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? “..Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.”(Nguyên Hồng) 
	 A. Miêu tả và nghị luận. C. Tự sự và miêu tả.
 B. Tự sự và nghị luận . D. Tự sự và biểu cảm.
Câu 10: Nếu viết một bài văn nói về việc “Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật”thì em sẽ kết hợp các phương thức biểu đạt nào để bài văn đạt hiệu quả?
	A. Tự sự	C. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	B. Tự sự kết hợp biểu cảm	D. Biểu cảm. 
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 8
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: O-Hen-Ri là nhà văn nước nào ?
 A. Pháp . 	B. Mỹ. C. Đức.	 D. Thuỵ Điển .
Câu 2: Chiếc lá (cụ Bơ-men vẽ) trong đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác chủ yếu vì:
	A. Chiếc lá đó rất giống với chiếc lá thật.
	B. Chiếc lá đã mang lại sự sống cho Giôn-xi
	C. Cụ Bơ - men đã vẽ chiếc lá trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
	D. Cả A,B,C. 
Câu 3: Câu nói : “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hy vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plô” chứng tỏ:
	A. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh
	B. Giôn - xi yêu thích vịnh Na-plô.	
	C. Giôn-xi đang bắt chuyện để Xiu khỏi lo lắng cho mình.
	D. Cả A,B,C.	
Câu 4: Các nhân vật chính trong " Chiếc lá cuối cùng " làm nghề gì ?
	A. Nhạc sĩ	B. Nhà văn
	C. Bác sĩ	D, Hoạ sĩ
Câu 5: Đối với Giôn-xi chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào ?
	A.Nếu chiếc ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ
	B. Nếu chiếc ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.
	C. Cô không còn muấn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa
	D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô
Câu 6: Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của đạon trích “ Chiếc lá cuối cùng” ?
 A. Sử dụng biện pháp tu từ . C. Miêu tả tâm lý nhân vật .
 B. Đảo ngược tình huống truyện . D. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt.
Câu 7: Câu ca dao sau có mấy từ địa phương?
	“Anh thương em răng nỏ muốn thương
	Sợ lòng bác mẹ như rương khoá rồi”
	A. Hai từ	B. Ba từ	C. Bốn từ	D. Năm từ.
Câu 8: Nhóm nào, tất cả các từ đều là từ ngữ địa phương ?
 A/ Ba, má, tía, mập, bầy tui. C/ Ba, má, tía,bố, mẹ, u, bầm.
 B/ Ngỗng, trứng, gậy, trúng tủ . D/ Cả A,B,C.
Câu 9: Nội dung chủ yếu là của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
	A. Những cảm xúc của người viết	C. Đặc điểm, tính chất của đối tượng.
	B. Các chi tiết, diễn biến sự việc 	D. Suy nghĩ của các nhân vật.
Câu 10: Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu là :
	A. Dàn ý của bài văn tự sự	C. Dàn ý của bài văn miêu tả
	B. Dàn ý của bài văn biểu cảm	D. Dàn ý của bài văn thuyết minh.
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 9
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời:
Câu 1: Văn bản “Hai cây phong” trích từ tác phẩm nào?
 A. Truyện ngắn “Cô bé bán diêm” 	C. Truyện vừa “ Người thầy đầu tiên”.
 B. Truyện ngắn “Hai cây phong” 	D. Tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” 
Câu 2: Trong văn bản “Hai cây phong” người kể đã sử dụng đại từ nhân xưng nào ?
	A. Tôi	B. Chúng tôi	C. Chúng ta	D. Tôi và chúng tôi
Câu 3: Phần giải thích sau ứng với từ nào?
	“Vùng đất bằng phẳng, rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt”
	A. Cao nguyên	B. Thung lũng	 C. Thảo nguyên	D. Đồng bằng
Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn sau?
	“Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền”
	A. So sánh	B. ẩn dụ	 C. Nhân hoá 	D. Cả B và C
Câu 5:Trong hai mạch kể của văn bản, mạch kể nào quan trọng hơn ?
	A. Mạch kể của người kể chuyện xưng " Tôi "
	B. Mạch kể của người kể chuyện xưng " chúng tôi "
	C. Mạch kể của người kể chuyện xưng " Ta "
	D. Mạch kể của người kể chuyện xưng " chúng ta "
Câu 6: Hình ảnh hai cây phong (Trong văn bản “Hai cây phong”) lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?
A. Hai người khổng lồ	B. Những ngọn hải đăng đặt trên núi
B. Những đốm lửa vô hình	D. Làn sóng thuỷ triều vỗ vào bãi cát.
Câu 7: Văn bản “Hai cây phong” được kể theo:
	A. Ngôi thứ nhất 	B. Ngôi thứ ba	C. Cả A và B kết hợp
Câu 8: Điều gì khiến người kể chuyện cùng bọn trẻ (trong văn bản “Hai cây phong”) phải ngây ngất?
	A. Được lên đồi – nơi có hai cây phong để phá tổ chim.
	B. Được công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành của hai cây phong.
	C. Được thấy cái thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
	D. Được nghe tiếng lá xào xạc, dịu hiền của hai cây phong.
Câu 9: Trong chuyện“Hai cây phong”, các sự việc được kể ứng với khoảng thời gian nào trong cuộc đời của người kể chuyện ?
 	A. Khi người kể chuyện đi xe lửa qua làng
	B. Khi người kể chuyện từ trường học trở về làng.
	C. Trong một lần người kể chuyện đi công tác xa trở về.
	D. Vào năm học cuối cùng trước khi bắt đầu nghỉ hè.
Câu 10: Người kể chuyện trong văn bản “Hai cây phong” là:
	A. Thầy giáo	B. Nhà văn	C. Hoạ sĩ	D. Nhạc sĩ
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 10
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời:
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá?
	A. Vắt cổ chày ra nước	C. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm
	B. Lỗ mũi mười tám gánh lông	D. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được dùng trong bài ca dao sau?
	“Bồng bồng cõng chồng đi chơi
	Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
	Chị em ơi cho tôi mượn cái gầu sòng
	Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.”
	A. ẩn dụ
 B. Nói quá	
 C. Nhân hoá
D.So sánh
Câu 3: Thành ngữ nào không dùng phép nói quá?
	A. Ruột để ngoài da	C. Đi guốc trong bụng
	B. Mình đồng da sắt	D. Thẳng cánh cò bay
Câu 4: Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?
	“Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn.”
	A. Tức nước vỡ bờ	C. Lão Hạc	C. Trong lòng mẹ
Câu 5: Trong văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường?
	A. Trong ni lông màu có nhiều chất độc hại C. Tính không phân huỷ của pla-xtíc
	B. Khi đốt ni-lông, trong khói có nhiều khí độc. D. Chưa xử lý được rác thải ni-lông
Câu 6: Văn bản“Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào
	A. Tự sự 	B. Nghị luận 	
	C. Biểu cảm	D. Thuyết minh
Câu 7: Từ hoặc cụm từ nào được coi là phương tiện liên kết các nội dung của phần hai trong văn bản“Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ?
	A. Hãy	B. Vì vậy 	C. Như chúng ta đã biết 	D. Mọi người
Câu 8: Biện pháp nói giảm, nói tránh được tác giả sử dụng trong câu thơ nào của đoạn thơ sau?	
	“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ (1)	 áo bào thay chiếu anh về đất (3)
	Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh (2) Sông Mã gầm lên khúc độc hành”(4)
A. Câu 1 B. Câu 2
 C. Câu 3 D. Câu 4
Câu 9:" Nhớ, nhớ. Chết xuống đất cũng không quên." Câu văn trên sử dụng biện pháp:
A. Nói quá.	B. Nhân hoá.	 C. Nói giảm, nói tránh.
Câu 10: ý kiến nào đúng nhất khi nói về tác dụng của “nói giảm, nói tránh”?
	A. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
	B. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
	C. Để người nghe thấy được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo.
	D. Để nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho đối tượng được nói tới.
Hướng dẫn chấm TNKQ – Ngữ văn 8
(Tuần 6 – Tuần 10)
Tuần 6: 1D 2d 3b 4a 5b 6b 7D 8c 9c 10b
Tuần 7: 1b 2d 3c 4a 5A 6c 7b 8a 9d 10c
Tuần 8: 1b 2b 3a 4d 5D 6b 7c 8a 9b 10a
tuần 9: 1C 2D 3a 4c 5A 6b 7a 8c 9d 10c
Tuần 10: 1d 2b 3d 4c 5c 6d 7B 8c 9a 10b

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAN_8_LY_TU_TRONG_T610.doc