Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 11

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1286Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ: Ngữ văn lớp 8 - Tuần 11
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 11
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất khái niệm câu ghép?
	A. Là câu có hai cụm C – V trở lên.
	B. Là câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.
	C. Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.
	D. Là câu có ba cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành
Câu 2: Có mấy cách nối vế câu?
	A. 2 cách	B. 3 cách	C. 4 cách	
Câu 3: Trong các câu ghép sau, câu nào không hợp lý về mặt ý nghĩa?
A. Anh đi làm còn em đi học	C. Anh đi làm, em đi học
B. Anh đi làm nhưng em đi học	D. Anh đi làm và em đi học
Câu 4: Trong các câu sau , câu nào không phải là câu ghép:
	A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi.
	B. Hắn chửi trời và hắn chửi đời.
	C. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
	D. Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi.
Câu 5. “Người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng.” Phần giải thích trên ứng với:
	A. Ngôi số 1	B. Ngôi số 3	C. Kết hợp A và B	
Câu 6: “Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”(Hồ Chí Minh) Các vế trong câu văn trên được nối với nhau bằng:
	A. Một quan hệ từ	C. Một cặp quan hệ từ
	B. Một phó từ	D. Không dùng từ nối.
Câu 7: Người kể chuyện trong văn tự sự có thể kể theo :
	A. Ngôi thứ nhất	B. Ngôi thứ ba 	C. Ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
Câu 8: Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của văn bản thuyết minh?
	A. Đem đến cho con người tri thức văn học nghệ thuật mà con người chưa hề biết
	B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn.
	C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ chưa bao giờ biết đến
	D. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người làm theo.
Câu 9: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh có đặc điểm là:
A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm
B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và đơn nghĩa
C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc	
D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh
Câu10: Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết minh không?
	A. Có 	B. Không
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 12
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Các vế trong câu ghép sau có quan hệ gì?
	“Trời trong như ngọc, đất sạch như lau.”
	A. Tương phản	 B. Đồng thời	 C. Nối tiếp	 D. Tăng tiến
Câu 2: Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” có sự kết hợp chặt chẽ giữa 2 phương thức tạo lập văn bản nào?
 A. Lập luận và thuyết minh.	C. Tự sự và biểu cảm .
 B . Thuyết minh và tự sự 	D . Biểu cảm và thuyết minh.
Câu 3: Các vế trong câu ghép sau có quan hệ gì?
	“Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học..”
	A. Nguyên nhân - kết quả	 	B. Giải thích	 	
C. Vừa nêu nguyên nhân vừa giải thích.
Câu 4: Câu văn “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	A. Nhân hoá	B. So sánh	C. Liệt kê	D. Cả A,B,C.
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của từ “Ôn dịch” được dùng trong nhan đề của văn bản “Ôn dịch thuốc lá”?
	A. Chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng.
	B. Chỉ một loại động vật có hại
	C. Chỉ giặc ngoại xâm.
	D. Cả A,B,C.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải câu ghép?
 A. Mặt trời càng lên cao, gió càng thổi mạnh.
 B. Mẹ tôi đã mất, chị tôi đi lấy chồng xa.
 C. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
 D. Cả A,B,C đều là câu ghép.
Câu 7: Các vế trong câu ghép sau có quan hệ gì?
	 “ Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương” 
A. Quan hệ tăng tiến.	 C. Quan hệ tương phản.
B. Quan hệ điều kiện - kết quả	 D. Quan hệ nguyên nhân - kết quả 
Câu 8: Câu văn sau, tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
	“Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.”
	A. Nêu định nghĩa, giải thích.	C. Dùng số liệu	D. Liệt kê	D. Cả A và B
Câu 9: Các văn bản sau, văn bản nào không có yếu tố thuyết minh .
 A. Hai cây phong 	C. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
 B . Ôn dịch, thuốc lá 	D. Cả A và B.
Câu 10: Phương pháp thuyết minh nào không sử dụng trong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”:
A. Phương pháp so sánh .	 C. Phương pháp loại trừ .
B. Phương pháp nêu ví dụ cụ thể 	 D. Phương pháp nêu số liệu .
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 13
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Văn bản “Bài toán dân số” in trong tờ báo nào?
A. Tiền phong.	C. Phụ nữ Việt Nam
B. Giáo dục và thời đại 	D Khoa học thường thức
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản “Bài toán dân số”: 
	A. Miêu tả 	B. Tự sự 	 	C. Thuyết minh 	D. Biểu cảm 
Câu 3: Văn bản “Bài toán dân số” của tác giả: 
	A. Thu Hương 	B. Lý Lan 	C. Nguyễn Khắc Viện .	 D. Thái An 
Câu 4: Theo Văn bản “Bài toán dân số” , vào những năm 90 thế kỉ XX tổng dân số thế giới đã sang ô thứ mấy của bàn cờ.
	A. 29	B. 30 	C. 31 	D. 32
Câu 5: Theo số liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản “Bài toán dân số”, tỷ lệ sinh con của phụ nữ châu lục nào là lớn nhất?
	A. Châu Âu	 B. Châu Phi	C. Châu á	D. Châu Mỹ
Câu 6: Nhà thơ nào quê ở Phú Thọ?
	A. Phạm Tiến Duật 	B. Tố Hữu	C. Trần Đăng Khoa
Câu 7: Dùng dấu câu nào là đúng nhất ở trước và sau phần gạch chân trong câu văn:
	“Đùng một cái, họ những người bản xứ được phong choi cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”
	A. Dấu phẩy	B. Dấu ngoặc kép	C. Dấu ngoặc đơn
Câu 8: Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời đối thoại. đúng hay sai ?
	đã bao lần tôi từ chốn xa xôi trở về làng quê, lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết : " Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy ? "
 	A. Đúng 	B. Sai
Câu 9: Trong câu văn: “Lý Bạch (701 - 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường” Dấu ngoặc đơn trong câu dùng để: 
 A. Đánh dấu phần được chú thích 	C. Đánh dấu phần được bổ sung thêm
 B. Đánh dấu phần được thuyết minh 	D. Cả A,B, C sai .
Câu 10: Trong câu: “Lý Bạch (701 - 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường” nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của câu văn có thay đổi không?
	A. Có 	B. Không
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 14
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu 1: Dòng nào không đúng khi nói về tác dụng của dấu ngoặc kép?
	A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
	B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai
	C. Báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
	D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san ... được dẫn.
Câu 2: Trong đoạn trích sau, dấu ngoặc kép có công dụng gì ?
	“Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấp tâm can tôi như ý cô tôi muốn.”
A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt	C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
B. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác 	D. Cả A,B,C.	
Câu 3: Trong đoạn trích sau, dấu ngoặc kép có công dụng gì ?
	“ Một thế kỷ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn còn vất vả mãi với con người.”
A. Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt	
B. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác 	
C. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai
Câu 4: Dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau được dùng để làm gì ? 
	Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng: “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” 
A. Đánh dấu từ ngữ được dùng với làm ý mỉa mai 
B. Đánh dấu từ ngữ được dùng làm lời dẫn trực tiếp 
C. Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp. 	
Câu 5: Đoạn văn sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
	“Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la 
A. Phương pháp nêu ví dụ 	C. Phương pháp giải thích
B. Phương pháp pháp liệt kê.	D. Phương pháp so sánh
Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất các phương pháp sử dụng trong bài văn thuyết minh.
	A. Chỉ sử dụng phương pháp so sánh, định nghĩa, giải thích.
	B. Chỉ sử dụng phương pháp nêu ví dụ, phân tích, phân loại.
	C. Chỉ sử dụng phương pháp liệt kê, dùng số liệu.
	D. Cần sử dụng phối hợp các phương pháp trên. 
Câu 7: Bố cục bài văn thuyết minh thường có mấy phần?
	A.Hai phần	B. Ba phần	C.Bốn phần	
Câu 8: Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	“Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ Tây sang Đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.” (Theo Địa lý 6)
	A.Tự Sự.	B. Thuyết minh 	C. Miêu tả
Câu 9: Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu nếu em làm đề văn sau ì?
	 “Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam”
A. Miêu tả	B. Thuyết minh.	C. Biểu cảm	
Câu 10: Đề văn nào sau đây không phải đề thuyết minh?
A.Giới thiệu về chiếc xe đạp	C. Giới thiệu một cuốn sách
B. Giới thiệu về một loài hoa	D. Loài hoa em yêu
Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 15
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương – THCS Tiên Cát
 Dương Thị Châu Hương - THCS Dữu Lâu
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu x vào phiếu trả lời
Câu1: Văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” thuộc thể thơ.
A. Thất ngôn bát cú Đường luật	C. Song thất lục bát
B. Thơ tự do	D. Lục bát.
Câu 2: Hai câu thơ 3 và 4 trong văn bản “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	A.Điệp từ.	B. Tăng cấp	C. Liệt kê.	D. Đối.
Câu 3: Văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
A. Khi tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài.
B. Khi tác giả đang hoạt động ở nước ngoài.
C. Khi tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở trong nước.
D. Khi tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục.
Câu4: Trong ví dụ sau, người viết mắc lỗi gì? 
	“Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất.”
	A. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.	
	B. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
	C. Thiếu dấu câu thích hợp để tách các bộ phận của câu.
Câu 5: Câu văn sau thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức?
	“Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này”
	A. Dấu chấm	B. Dấu phẩy	C. Cả hai loại dấu trên.
Câu 6: Bốn câu đầu của bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn " có hai lớp nghĩa .
	ý kiến trên đúng hay sai ?
	A. Đúng 	B. Sai
Câu 7: Hai bài thơ : " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn " được viết theo thể loại nào ?
	A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
	B. Thất ngôn bát cú Đường luật.
	C. Thơ tự do
Câu 8: “Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này.”
	Đoạn văn trên mắc lỗi gì về dấu câu?
	A. Thiếu một số dấu câu thích hợp
	B. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
	C. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
	D. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
Câu 9: Phương án nào sau đây sử dụng sai dấu?
A. Lớp trưởng (lớp tôi) học rất giỏi 	C. Bạn Lan (lớp 8c) học rất giỏi môn Ngữ văn.
B. Lớp trưởng: lớp tôi học rất giỏi. 	D. Bạn Yến (lớp 8a) học rất giỏi môn Kỹ thuật.
Câu 10:. Điền dấu câu nào vào chỗ có dáu ngoặc đơn trong câu sau là thích hợp nhất?
	Cái Tý ( 1 ) thằng Dần cùng vỗ tay reo ( 2 )
	A. Cả ngoặc 1 và ngoặc 2 cùng điền dấu phẩy	
	B. Ngoặc 1 dấu phẩy, ngoặc 2 dấu chấm.	
C. Cả ngoặc1 và ngoặc 2 cùng điền dấu chấm.
D. Cả A,B,C sai.
Hướng dẫn chấm TNKQ - Môn Ngữ văn 8
( Tuần 11 - Tuần 15)
Tuần 11: 1C 2A 3B 4D 5B 6A 7C 8B 9B 10A
Tuần 12: 1B 2A 3C 4B 5A 6C 7C 8A 9A 10C
Tuần 13: 1B 2C 3D 4C 5B 6A 7C 8B 9C 10B.
Tuần 14: 1C 2B 3C 4C 5A 6D 7B 8B 9B 10D.
Tuần 15: 1A 2D 3D 4A 5B 6A 7B 8C 9B 10B.

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAN_8_LY_TU_TRONG_T1115.doc