Đề kiểm tra TNKQ môn: Ngữ văn lớp 9

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1490Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ môn: Ngữ văn lớp 9
Phòng GD Việt Trì 	Đề kiểm tra TNKQ
Môn: Ngữ văn Lớp 9 	 Tuần 11
	Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1:	 Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì naò?
	A. Kháng chiến chống Pháp	C. Sau cách mạng tháng Tám
	B. Kháng chiến chống Mĩ 	D. Trước cách mạng tháng Tám 
Câu 2: Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng những phép tu từ nào?
	“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	Sóng đã cài then đêm sập cửa”.
	A. So sánh và nhân hóa	C. So sánh và hoán dụ
	B. So sánh và liệt kê	D. Chơi chữ và điệp từ	
Câu 3: Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá (trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là công việc thường xuyên của những người dân chài? 
	A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng	C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
	B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng	D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá":
	A. Cảm hứng về lao động	C. Cảm hứng về vùng biển sau chiến tranh	B. Cảm hứng về thiên nhiên	D. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên
Câu 5: Hai câu thơ " Cá nhụ cá chim cùng cá dé - Cá song lấp lánh đuốc đen hồng" sử dụng phép tu từ gì?
	A. ẩn dụ	B. Nói quá	C. Nhân hoá	D. Liệt kê
Câu 6: Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng phép tu từ gì?
	"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
	A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Nói quá	D. Liệt kê
Câu 7: Hai câu thơ sau, Nguyễn Du sử dụng phép tu từ gì?
	"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai"
	A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Nói quá	D. Liệt kê
Câu 8: Từ "ngọn" trong câu "Một ngọn lửa chứa niểm tin dai dẳng" (Bằng Việt) được dùng với
	A. Nghĩa gốc	B. Nghĩa chuyển	C. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển
Câu 9: Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng phép tu từ nào?
	“Thà rằng liều một thân con
	Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”
	A. So sánh	.B. Nói qua	C. ẩn dụ	D. Cả A, B, C.
Câu 10: Cách ngắt nhịp trong thể thơ tám chữ có đặc điểm gì?
	A. Theo một quy định chặt chẽ, thống nhất
	B. Rất đa dạng, linh hoạt.
	C. Thường ngắt nhịp 2/2/4.
Phòng GD Việt Trì 	Đề kiểm tra TNKQ
Môn: Ngữ văn Lớp 9 	 Tuần 12
	Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1:	 Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bếp lửa” là ai? 
	A. Người cháu	B. Người bà	C. Người bố	D. Người mẹ 
Câu 2: Trong dòng hồi tưởng của người cháu, hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa gắn liền với hình ảnh:
	A. Người cháu	C. Tiếng chim tu hú
	B. Bếp lửa	D. Cuộc chiến tranh
Câu 3: Nội dung nào không phù hợp với bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? 
	A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha. 
	B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. 
	C. Thể hiện khát vọng và niềm tin chiến thắng giặc Mĩ, thống nhất đất nước. 
	D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông. 
Câu 4: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ nào? 
	A. Thời kì kháng chến chống Pháp	C. Thời kì trước Cách mạng tháng Tám
	B. Thời kì chống Mĩ	 cứu nước	D. Thời kỳ sau năm 1975
Câu 5: Thể thơ của bài thơ “ánh trăng” giống bài thơ nào sau đây? 
	A. Đồng chí	B. Đêm nay Bác không ngủ	C. Lượm	
Câu 6: Nội dung của đoạn thơ sau là gì? 
	“Hồi nhỏ sống với đồng	hồi chiến tranh ở rừng
	với sông rồi với bể	vâng trăng thành tri kỉ”	
A. Sự gian lao vất vả trong cuộc sồng của nhà thơ thời quá khứ. 
B. Sự gắn bó, gần gũi với thiên nhiên (trăng) của nhà thơ trong quá khứ. 
C. Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng của nhà thơ
Câu 7: Từ “ mặt” thứ hai trong câu “ Ngửa mặt lên nhìn mặt” dùng để chỉ: 
	A. Nhà thơ	B. Trăng	C. Nhà thơ và trăng
Câu 8: Tư tưởng cuả nhà thơ gửi gắn qua bài thơ “ánh trăng” là gì?
A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên thì không thể quên
B. Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.
C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người. 
D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ hết, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt. 
Câu 9: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thơ “ánh trăng”? 
	A. Ăn cây nào rào cây đấy	C. Uống nước nhớ nguồn
	B. Lá lành đùm lá rách	D. Chim có tổ, người có tông
Câu 10: Từ nào thích hơp khi điền vào dấu ba chấm trong câu ca dao sau:
	“Râu tôm nấu với ruột bù
	Chồng chan vợ húp ... khen ngon” 
	A. Gật gù	B. Gật đầu	C. Rồi cùng
Phòng GD Việt Trì 	Đề kiểm tra TNKQ
Môn: Ngữ văn Lớp 9 	 Tuần 13
	Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1: Dòng nào không nói đúng tâm trạng của ông Hai ( truyện ngắn “Làng”) khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: 
	A. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước. 
	B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập nói về việc làng mình theo giặc. 
	C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc. 
Câu 2: Vì sao ông Hai ( truyện ngắn “Làng”) yêu làng nhưng không quay trở về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình? 
	A. Vì ông yêu làng nhưng làng theo Tây thì phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn.
	B. Vì giặc Tây đốt cháy nhà của ông nên ông không có chỗ để quay trở về. 
	C. Vì ông thấy xấu hổ khi quay về.
	D. Vì cả ba lý do trên.
Câu 3: Mục đích của việc ông Hai ( truyện ngắn “Làng”) trò chuyện với đứa con út là gì? 
	A. Để tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình. 
	B. Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai có thể nói truyện 
	C. Để tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.
	D. Để mong thằng út hiểu được tấm lòng của ông. 
Câu 4: Tâm lý nhân vật chính ( truyện ngắn “Làng”) được tác giả miêu tả bằng cách nào? 
	 A. Bằng hành động, cử chỉ	C. Bằng ngôn ngữ độc thoại 
 B. Bằng ngôn ngữ đối thoạị 	D. Cả A, B, C 
Câu 5: Nhận xét nào không phù hợp với nghệ thuật của truyện ngắn “Làng”? 
	A. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc. 	
B. Miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế.	
C. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, thể hiện rõ cá tính của từng nhân vật.
D. Giọng văn khoẻ khoắn, sôi nổi; ngôn từ giàu sức biểu cảm. 
Câu 6: Câu nói của ông Hai (truyện ngắn “Làng”): “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!’. “Chúng nó” là:
	A. Cua, cá	B. Giặc Tây	C. Lũ trẻ	D. Trâu, bò, lợn , gà.
Câu 7: “Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp”
Nhận xét trên:	A. Đúng	B. Sai
Câu 8: “Cá quả; cá tràu; cá lóc là cùng một loại cá”. Nhận xét trên đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai
Câu 9: Câu nào sau đây không phải là lời độc thoại? 
	A. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? 
	B. Hà, nắng gớm, về nào....	
C. Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
Câu 10: Trong các câu sau, câu nào là độc thoại nội tâm?
	A. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. 
	B.. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này? 
	C. “ Hừ đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư.......Hay đáo để” 
.Phòng GD Việt Trì 	 Đề kiểm tra TNKQ
 Môn: Ngữ văn Lớp 9 	Tuần 14
	Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1: Ai là người kể chuyện trong truyện ngắn “L ặng lẽ Sa Pa” ?
A. Bác lái xe	 	B. Ông hoạ sĩ 	C. Cô kỹ sư trẻ	 D. Cả A, B, C sai
Câu 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “L ặng lẽ Sa Pa”chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào ?
A. Tự giới thiệu về mình
B. Được tác giả miêu tả trực tiếp
C. Qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác
D. Được giới thiệu qua lời kể của bác lái xe 
Câu 3: Nội dung của câu văn sau là gì ?
	“Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.”
	A. Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên
	B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên
	C. Giới thiệu phong cách sống của anh thanh niên
	D. Giới thiệu đặc điểm thời tiết, khí hậu Sa Pa.
Câu 4: Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”là gì ?
A - Công việc vất vả, nặng nhọc.	C - Thời tiết khắc nghiệt
B - Sự cô đơn, vắng vẻ 	D - Cuộc sống thiếu thốn 
Câu 5: Những câu văn sau cho thấy nét đẹp nào ở anh thanh niên trong truyện ngắn 
“Lặng lẽ Sa Pa”?
“Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sapa !Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy”
A. Có ý thức cao về công việc của mình	C. Khiêm tốn thành thực
B. Chăm chỉ,vượt lên hoàn cảnh	D. Cởi mở, chân thành
Câu 6: Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn gián tiếp ?
A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống.
B. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. 
C. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều 
D. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian ? 
Câu 7: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”? có mấy nhân vật xuất hiện trực tiếp ?
	A. Bốn nhân vật	B. Năm nhân vật	C. Có nhiều hơn năm nhân vật
Câu 8: Người nói đã tuân thủ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp nếu: “Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực”?
	A. Phương châm về lượng	C. Phương châm cách thức
	B. Phương châm về chất	D. Phương châm quan hệ	
Câu 9: Người nói đã tuân thủ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp nếu: “Nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề”?
	A. Phương châm về lượng	C. Phương châm cách thức
	B. Phương châm về chất	D. Phương châm quan hệ	
Câu 10: Nhân vật chính trong Truyện ngắn “L ặng lẽ Sa Pa”:
	A. Ông hoạ sĩ	B. Anh thanh niên	C. Bác lái xe	D. Cả A,B,C
Phòng GD Việt Trì 	Đề kiểm tra TNKQ
Môn: Ngữ văn Lớp 9 	 Tuần 15,16
	Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1: Người kể chuyện trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” là ai ?
A. Ông Sáu 	B. Bé Thu 	C. Bác Ba 	D. Mẹ bé Thu	 
Câu 2: Lí do chính để bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” không tin ông Sáu là ba của nó?
A. Vì ông Sáu già hơn trước	C. Vì mặt ông Sáu có thêm vết thẹo	
B. Vì ông Sáu không hiền như trước. 	D. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình cha	
Câu 3: Bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà”không nhận ông Sáu là cha. Theo em:
A. Đó là những phản ứng hoàn toàn tự nhiên của các em bé, trong đó có Thu.
B. Chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ và tình cảm chân thành.
C. Chứng tỏ Thu có một niềm kiêu hãnh, một tình yêu sâu sắc đối với người cha ( trong ảnh) của em 
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Câu văn “ Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hoá 	B.Thậm xưng	C. So sánh 	D. Thậm xưng và so sánh
Câu 5: Nhân vật trung tâm của tác phẩm “ Cố hương’’ là ai?
A. Nhuận Thổ	B. Nhân vật ‘’tôi’’	 C. Thím Hai Dương
Câu 6: Các phương thức biểu đạt trong văn bản “ Cố hương”?
A. Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận 	
B. Miêu tả, Tự sự, Nghị luận, Thuyết minh
C. Biểu cảm, Tự sự, Miêu tả, Thuyết minh
D. Nghị luận, Miêu tả, Tự sự, Thuyết minh
Câu 7: Nhận xét nào đúng khi nói về thể loại của tác phẩm “Cố hương”?
	A. Truyện ngắn giàu chất trừ tình	C. Tiểu thuyết lịch sử
	B. Truyện ngẵn có yếu tố hồi ký	D. Hồi ký
Câu 8: Câu văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	" Hắn đang đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng."
	A. Tự sự	B. Biểu cảm	C. Miêu tả	D. Nghị luận
Câu 9: Chi tiết nhân vật “Tôi” trong văn bản “ Cố hương” về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa:
A. Để tạo nên sự cân đối trong bố cục truyện.
B. Nhấn mạnh và tô đậm chủ đề: đó là một thời kỳ tăm tối của nhân dân Trung Quốc 
C. Chỉ là tả thực như truyện đã xảy ra.
D. Tạo nên âm hưởng buồn cho người đọc. 
Câu 10: Sự xuất hiện của hình ảnh Thuỷ Sinh và Hoàng ở phần cuối văn bản “ Cố hương” có ý nghĩa gì ?
 A. Làm cho câu chuyện trở nên ly kỳ và hấp dẫn .
 B. Gợi cho nhân vật ‘’ tôi’’ nghĩ về đặc điểm của xã hội trong tương lai.
 C. Làm nổi bật tình cảnh khốn cùng của Nhuận Thổ.
 D. Thể hiện sự thấu hiểu tâm lý trẻ em của tác giả.
 Hướng dẫn chấm TNKQ
Môn: Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Tuần 16
Tuần 11:	1D 2A 3C 4D 5D 6B 7C 8B 9C 10B
Tuần 12:	1A 2B 3D 4B 5B 6B 7 B 8B 9C 10A
Tuần 13:	1A 2A 3C 4D 5D 6B 7B 8A 9C 10C
Tuần 14:	1D 2C 3B 4B 5C 6D 7A 8B 9D 10B
Tuần 15, 16:	1C 2C 3D 4D 5B 6A 7B 8C 9B 10B

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_11_516.doc