Đề kiểm tra TNKQ - Môn Giáo dục công dân 8 - Tuần 1

doc 26 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1974Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ - Môn Giáo dục công dân 8 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ - Môn Giáo dục công dân 8 - Tuần 1
Phòng GD - ĐT
Việt Trì
--------------
Đề kiểm tra tNKQ - Môn GDCD - Lớp 8 - Tuần 1.
Người ra đề: Nguyễn Thị Chung - THCS Lý Tự Trọng.
 Dương Văn Khiêm - THCS Gia Cẩm.
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Lẽ phải là gì ?
A.	Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn.	 
	B.	Lẽ phải là những điều được coi là phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.	C.	Lẽ phải là những điềuđúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.	
 Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không tôn trọng lẽ phải ?
A.	Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn .
B.	Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
C.	Không chấp nhận và làm những việc sai trái.
D.	Gió chiều nào che chiêù ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
Câu 3: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa :
	A.	Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
	B.	Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
	C.	Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
	D.	Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp., làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội	Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
Câu 4:	 Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua:
	A.	Thái độ.	C.	 Hành động.
	B.	Lời nói. 	D.	 Thái độ, lời nói, hành động.
Câu 5:	 Tôn trọng lẽ phải trái với :
	A.	ủng hộ và làm theo những điều sai trái.	
	B.	Luôn bênh vực những điều đúng đắn.
	C. Suy nghĩ, hành động theo hướng tích cực.
Câu 6:	 Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ: 
	A.	ủng hộ và bảo về ý kiến của bạn ấy .
	B.	ủng hộ và làm theo ý kiến của số đông các bạn .
	C.	Không dám đưa ra ý kiến của mình.
Câu 7*: Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn quay cóp thì em sẽ:
	A. ủng hộ bạn.
	B. Thể hiện thái độ không đồng tình.
	C. Im lặng.
Câu 8*: Nếu bạn thân em mắc khuyết điểm, em sẽ :
	A.	Bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn.
	B.	Xa lánh, không chơi với bạn.
	C.	Chỉ rõ cái sai của bạn để giúp bạn.
	D.	Rủ các bạn khác cùng xa lánh bạn.
Câu 9**: Tôn trọng lẽ phải :
	A.	Từng lúc.	C.	Mọi lúc, mọi nơi.
	B.	Từng nơi.	D. Tuỳ người.
Câu 10**: Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng lẽ phải :
	A.	Chỉ làm những việc mình thích.	
	B.	Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình.
	C.	Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
	D.Lắng nghe ý kiến mọi người nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra chân lý.
Phòng GD - ĐT
Việt Trì
--------------
Đề kiểm tra tNKQ - Môn GDCD - Lớp 8 - Tuần 2.
Người ra đề: Nguyễn Thị Chung - THCS Lý Tự Trọng.
 Dương Văn Khiêm - THCS Gia Cẩm.
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Nữ bác học người Pháp gốc Ba Lan: Ma-ri Quy-ri, đã mấy lần đạt giải Nô-ben?
	A. Một.	B. Hai	.	C. Ba. 	D. Bốn.
Câu 2: Hai nhà khoa học - Ông bà Ma-ri Quy-ri, vui lòng sống túng thiếu và sẵn sàng gửi biếu tài sản lớn nhất của mình là một gam Ra-đi ( trị giá 100.000 đô la Mĩ vào thời đó ) để chữa bệnh ung thư cho mọi người, đồng thời kiên quyết từ chối sự trợ cấp của Chính Phủ. Điều đó nói lên phẩm chất đạo đức gì?
	A. Biết tôn trọng lẽ phải.	C. Thật thà.
	B. Tự tin.	D. Liêm khiết.
Câu 3: Phương án nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn: "Sức mạnh vĩ đại của cụ Hồ là ở chỗ Cụ vẫn sống như những người Việt Nam bình thường. Cụ đã khước từ những ngôi nhà đồ sộ, những ngôi sao của các đại tướng. Cụ là một người Việt Nam sống"
	A. Nghèo khổ.	C. Trong sạch, liêm khiết. 
	B. Không biết hưởng thụ.	D Vì mọi người.
Câu 4: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống:
A. Trong sạch. 	
B. Không hám danh, hám lợi. 
C. Không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người:
	A. Thanh thản.	
	B. Nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người.
C. Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
 D. Thanh thản., nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người. góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
Câu 6: Liêm khiết đúng với hành vi nào sau đây:
	A. Tham lam.	C. Tham nhũng.
	B. Tham ô.	D. Không bao giờ nhận hối lộ
Câu 7*: Biểu hiện nào trái với hành vi liêm khiết:
	A. Mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình.
	B. Không móc ngoặc, hối lộ.
	C. Không làm ăn gian lận.
	D. Luôn gọi ý để cấp dưới đem quà biếu tặng mình.
Câu 8*: Em đồng ý với việc làm nào sau đây:
	A. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm cho mình.
	B. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số gỗ để bán.
	C. Chỉ làm việc khi thấy có lợi cho mình.
	D.Là giám đốc, ông Tâm không bao giờ nhận quà biếu xén của mọi người 
Câu 9**: Em sẽ chọn phương án nào để điền vào chỗ trống trong câu nói : " Cần, kiệm, , chính, chí công vô tư ".
	A. Danh.	B. Dân.	C. Liêm. 	D. Ngôn.
Câu 10**: Muốn trở thành người liêm khiết, theo em cần rèn luyện những đức tính nào dưới đây:
	A. Kỉ luật.	 B. Trung thực.	
 C. Mình vì mọi người. D. Kỉ luật, trung thực, mình vì mọi người. .
	Phòng GD - ĐT
Việt Trì
--------------
Đề kiểm tra tNKQ - Môn GDCD - Lớp 8 - Tuần 3.
Người ra đề: Nguyễn Thị Chung - THCS Lý Tự Trọng.
 Dương Văn Khiêm - THCS Gia Cẩm.
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Tôn trọng người khác là:
A. Coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.	
B. Thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.
C. Sự đánh giá, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.
Câu 2: Biểu hiện không tôn trọng người khác là:
	A. Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác.
	B. Kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ.
	C. Không công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình.
	D. Luôn công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình.
Câu 3: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
	A. Tôn trọng người khác là đồng tình, ủng hộ với những việc làm sai trái của họ.
	B. Tôn trọng người khác là phải biết phê phán, đấu tranh với người khác khi họ sai.
	C. Tôn trọng người khác là luôn lắng nghe ý kiến của mọi người
	D. Không bắt nạt người yếu hơn mình 
Câu 4: Người biết tôn trọng người khác là:
A. Biết sống tự trọng.	 
 B.Không xúc phạm làm mất danh dự người khác.
C. Biết tôn trọng mình. 	
D.Biết sống tự trọng,.biết tôn trọng mình. không xúc phạm làm mất danh dự người khác
Câu 5: Tôn trọng người khác:
	A. Tùy nơi.	C. Tùy lúc.
	B. Tùy người.	D. Mọi nơI, mọi lúc, mọi người.
Câu 6: Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với:
 A. Tất cả mọi người.	C. Mọi lúc.
 B.Mọi nơI D.Tất cả mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc
Câu 7*: Tôn trọng người khác phải thể hiện:
	A. Trong suy nghĩ.	C. Trong hành động.
	B. Trong lời nói.	D. Cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
Câu 8*: Hành vi nào không thể hiện sự tôn trọng người khác:
	A. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.	
	B. Nói chuyện riêng, làm việc riêng, đùa nghịch trong giờ học.
	C. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
	D. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.
Câu 9**: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
	A. Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.
	B. Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác.
	C. Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình.
	D. Tôn trọng người khác sẽ được mọi người tôn trọng
Câu 10**: Em hiểu câu ca dao: " Khó mà biết lẽ, biết lời Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang " 
Có nội dung ý nghĩa như thế nào?
A. Trong cuộc sống cần biết phải trái đúng sai.
B. Trong cuộc sống cần biết cư xử đúng mực.
C. Trong cuộc sống cần coi trọng sự giàu sang.
D. Nghèo khó mà biết phân biệt đúng sai, biết nói năng đúng mực, biết ăn ở và cư xử phải phép thì vẫn hơn những kẻ giàu sang không biết những điều đó.
Phòng GD - ĐT
Việt Trì
--------------
Đề kiểm tra tNKQ - Môn GDCD - Lớp 8 - Tuần 4.
Người ra đề: Nguyễn Thị Chung - THCS Lý Tự Trọng.
 Dương Văn Khiêm - THCS Gia Cẩm.
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Bản chất của giữ chữ tín là :
	A. 	Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình 	C.	Biết tin nhau.
	B.	Biết trọng lời hứa	
 D Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình Biết trọng lời hứa Biết tin nhau.
Câu 2: Biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín là giữ lời hứa:
	A.	Đúng 	B.	Sai	C.	Vừa đúng, vừa sai.
	D.	Gần đúng vì giữ chữ tín không chỉ giữ lời hứa, mà còn thể hiện ở ý thức và 
	 quyết tâm thực hiện lời hứa .
Câu 3: Biết giữ chữ tín sẽ có ý nghĩa như thế nào với bản thân, trong quan hệ xã hội và trong
 quan hệ hợp tác kinh doanh?
	A.	Sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.
	B.	Sẽ giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
	C.	Sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình..Sẽ giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
Câu 4: Giữ chữ tín chỉ cần trong quan hệ hợp tác kinh doanh mà không cần cho các mối 
	quan hệ khác :
	A.	Đúng.	B. Sai.	C.	Gần đúng .	
Câu 5: Việc Bác Hồ sau 2 năm đi công tác về vẫn nhớ mua vòng bạc cho một em bé ở 
	Pác Bó để làm quà cho em ( vì em đòi ), đã nói lên phẩm chất gì ?
	A.	Tôn trọng lẽ phải.	C. Giữ chữ tín.
	B.	Liêm khiết. 	D.Tôn trọng kỉ luật.
Câu 6: Muốn giữ chữ tín - giữ được lòng tin với mọi người, cần:
	A.	Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.
	B.	Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.
	C.	Không làm việc qua loa, đại khái.
	D.	Làm tốt nhiệm vụ của mình,.giữ đúng lời hứa, làm việc chất lượng, hiệu quả.
.Câu 7*: Vì Minh hứa giúp đỡ bạn học tập tiến bộ nên bài tập nào bạn không làm được 
	 Minh cũng đều làm hộ và đưa cho bạn chép. Việc làm đó của Minh chứng tỏ 
	 Minh là người: 
	A.	Rất thương bạn. C. Chưa hiểu đúng về chữ tín. B.	Biết giữ lời hứa.
Câu 8*: Người học sinh cần giữ chữ tín ở:
	A.	Gia đình.	C. Ngoài xã hội.
	B.	Trường, lớp.	D. Gia đình, trường lớp, ngoài xã hội.
Câu 9**: Người học sinh cần giữ chữ tín với:
	A.	Bố mẹ, anh em.	C. Mọi người.
	B.	Thầy cô, bè bạn.	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 10**: Em thấy ý kiến nào đúng nào trước tình huống: Bố Quân hứa đến sinh nhật Quân sẽ đưa Quân đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
	A. 	Bố Quân là người không giữ chữ tín.
	B.	Bố Quân không thương con.
	C .Bố Quân coi trọng công viêc hơn con mình
	D.	Vì nhiệm vụ , bố Quân tạm gác lời hưá với con, chăc chăn bố Quân sẽ đền bù cho Quân vào dịp khác.
Phòng GD - ĐT
Việt Trì
--------------
Đề kiểm tra tNKQ - Môn GDCD - Lớp 8 - Tuần 5.
Người ra đề: Nguyễn Thị Chung - THCS Lý Tự Trọng.
 Dương Văn Khiêm - THCS Gia Cẩm.
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Pháp luật là gì?
	A.	 Là các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành.
	B.	 Là các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện.bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
C. Là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buôc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện.bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Câu 2: Kỉ luật là gì ?
	A.	 Là những quy định, quy ước của một tập thể về những hành vi cần tuân theo, 
	 nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất.
	B.	Là quy định của một người.
	C. Là quy định, quy ước của cá nhân và tập thể.
Câu 3: Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật như thế nào ?
	A. Pháp luật phải tuân theo kỉ luật.
	B.	 Kỉ luật phải tuân theo pháp luật.
	C. Pháp luật, kỉ luật không quan hệ gì.
	D.	 Pháp luật, kỉ luật là một.
Câu 4: Nội dung nào không đúng với ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật.?
	A.	 Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống nhất trong hành động.
	B.	 Xác định trách nhiệm, bảo về quyền lợi của mọi người.
	C.	 Tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân và toàn xã hội phát triển theo định hướng chung. 
	D. Chỉ bảo vệ quyền lợi cho các cấp lãnh đạo.
Câu 5: Pháp luật và kỉ luật cần cho:
	A. Người già	C.	 Học sinh.	B.	Thanh niên.	D. Mọi người .
Câu 6: Người thực hiện pháp luật và kỉ luật là người:
	A. Có đạo đức.	
	B.	 Biết tự trọng.
	C. Biết tôn trọng quyền lợi và danh dự của người khác.
	D. Có đạo đức Biết tự trọng. Biết tôn trọng quyền lợi và danh dự của người khác.
Câu 7*: Cần thực hiện pháp luật, kỉ luật ở:
	A.	 Cơ quan, nhà máy, xí nghiệp.	C. Gia đình.
	B.	 Nơi công cộng.	D. Mọi nơi.
Câu 8*: Tính kỉ luật của học sinh biểu hiện như thế nào :
	A.	 Trong học tập.	C. ở nhà và ở cộng đồng .
	B.	Trong sinh hoạt hàng ngày .	D. ở mọi nơi, mọi lúc
Câu 9**: Rèn luyện tính kỉ luật không nên theo cách nào ?
	A.	 Biết tự kiềm chế, cầu thị, vượt khó, kiên trì, nỗ lực hàng ngày.
	B.	 Làm việc có kế hoạch.
	C. 	 Biết lắng nghe ý kiến người khác và tự đánh giá hành vi của mình một cách đúng đắn.
	D. Tự do, chỉ làm theo ý thích bản thân
Câu 10**: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan, có thể coi là pháp luật
	 được không?
	A. Được.	C.	 Chỉ có quy định của cơ quan.
	B. Không.	D. Chỉ có bản nội quy của nhà trường.
Phòng GD - ĐT
Việt Trì
--------------
Đề kiểm tra tNKQ - Môn GDCD - Lớp 8 - Tuần 6.
Người ra đề: Nguyễn Thị Chung - THCS Lý Tự Trọng.
 Dương Văn Khiêm - THCS Gia Cẩm.
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Trong phần đặt vấn đề ( Bài 6 trang 15, 16 sách GDCD lớp 8 ). Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tình bạn cảm động của Các Mác và Ăng Ghen?
A. Trung thành và kiên định Cách mạng.	B. Sát cánh bên nhau truyền bá hệ tư tưởng vô sản.
C. Giúp đỡ nhau khi khó khăn.	D. Lợi dụng nhau để thăng tiến
Câu 2: Tình bạn trong sáng lành mạnh không có đặc điểm nào sau đây:
A. Phù hợp với nhau về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau.
B. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.
C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
D. Lợi dụng nhau để mưu lợi cho minh.
Câu 3:
Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần thiết cho những ai?
A. Tất cả mọi người.	B. Học sinh, sinh viên. 
C. Người già.	D. Thanh niên.
Câu 4: Cử chỉ, việc làm nào sau đây đúng với biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh ?
A. Làm hộ bài tập khó cho bạn.	B. Trao đổi giúp bạn khi làm bài kiểm tra.
 C. Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn.	D. Mua giúp bạn chất ma tuý
Câu 5: Những trường hợp nào sau đây có thể xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh?
A. Một học sinh nam, một học sinh nữ	.	B. Hai học sinh nữ, một học sinh nam.
C. Bốn học sinh nam.	D. Tất cả các đối tượng
Câu 6: Có tình bạn trong sáng lành mạnh sẽ giúp cho mỗi người:
A. Khắc phục khó khăn, tự tin hơn.	B. Vui vẻ, yêu đời hơn.
C. Tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.	 	D.Vui vể, tự tin, yêu đời, sống tốt hơn
Câu 7*: Khi bạn có khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật, em sẽ ứng xử thế nào?
A. Mắng nhiếc bạn	.	B. Xa lánh bạn.
C. Khuyên răn bạn. 	D. Không nói gì.
Câu 8*: Khi bạn thân của em đạt danh hiệu học sinh giỏi, em sẽ:
A. Không dám gần bạn.	B. Chúc mừng bạn.
C. Im lặng không nói gì. 	D.Dè bửu thành tích của bạn
Câu 9**: Khi bạn thân của mình đối xử thân thiện với bạn khác, em sẽ có thái độ và hành vi ứng xử như thế nào?
A. Ngăn cản	.	B. Không chơi với bạn.
C. Coi đó là chuyện bình thường, không giận bạn. 	D. Khó chịu, tức giận bạn.
Câu 10**: Câu " Thêm bạn, bớt thù" có nghĩa là:
A. Càng thêm bạn càng thêm thù. 	
B. Càng thêm bạn càng không tốt.
C. Càng thêm bạn càng tốt. 	
D.Càng thêm bạn càng mất nhiều thời gian
Phòng GD - ĐT
Việt Trì
--------------
Đề kiểm tra tNKQ - Môn GDCD - Lớp 8 - Tuần 7.
Người ra đề: Nguyễn Thị Chung - THCS Lý Tự Trọng.
 Dương Văn Khiêm - THCS Gia Cẩm.
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Hoạt động nào sau đây là nội dung của hoạt động chính trị xã hội?
A. Phong trào đền ơn đáp nghĩa. 	B. Giúp nạn nhân bị chất độc da cam.
C. Hoạt động của hội chữ thập đỏ. 	D. Giúp ban nghèo vượt khó
Câu 2: Tích cực tham gia hoạt động chính trị xã hội thường có biểu hiện gì?
A. Luôn tham gia đúng giờ. 	B. Nhờ người khác tham gia để được nghỉ.
C. Luôn phải nhắc nhở. 	D. Tham gia miễn cưỡng.
Câu 3: Hoạt động nào không phải là hoạt động chính trị xã hội trong trường học?
A. Vệ sinh môi trường. 	B. Hoạt động của Đội, của Đoàn.
C. Tuyên truyền về an toàn giao thông. 	D. Hoạt động của các phòng thiết bị.
Câu 4: Hoạt động nào sau đây ở địa phương xã, phường là hoạt động chính trị - xã hội?
A. Tham gia cổ động cho ngày bầu cử các cấp. 	B. Mít tinh phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
C. Tuyên truyền xây dựng gia đình văn hoá.	D. Các hoạt động cổ động, tuyên truyền.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện việc tích cực tham gia hoạt động xã hội?
A. Tham gia một cách gò bó.	B. Người khác nhắc nhở mới tham gia.
C. Tham gia để được nhận xét tốt.	D. Lo lắng đến công việc được phân công.
Câu 6: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội để:
A. Hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng.
B. Rèn luyện năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác.
C. Rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử.
D. Hình thành, phát triển thái độ, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác, giao tiếp ứng xử. 
Câu 7*: Điều nào sau đây không làm trở ngại đến sự tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội?
A. Ngại khó, ngại khổ.	B. ích kỷ, thiếu kỷ luật.
C. Thích thì làm, không thích thì bỏ. 	D. Tự giác học tập và học giỏi. 
Câu 8*: Em sẽ xử sự thế nào khi bạn thân của em vì đang xem đá bóng trên Tivi mà không tham gia buổi lao động vệ sinh môi trường?
A. Phê bình gay gắt.	B. Coi thường, xa lánh bạn.
C. Nhắc nhở để lần sau bạn tham gia.	D. Không nói gì.
Câu 9**: Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động chính trị xã hội ?
A. Liên quan đến việc bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự xã hội.
B. Tham gia vào các tổ chức, đoàn thể quần chúng.
C. Nhằm thiết lập quan hệ xã hội, hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.
D. Nghiên cứu khoa học .
Câu 10**: Hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa:
A. Là điều kiện để tăng thu nhập
B. Là điều kiện để bộc lộ khả năng
C. Là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng đóng góp trí tuệ, công sức vào công việc chung của xã hội.
Phòng GD - ĐT
Việt Trì
--------------
Đề kiểm tra tNKQ - Môn GDCD - Lớp 8 - Tuần 8.
Người ra đề: Nguyễn Thị Chung - THCS Lý Tự Trọng.
 Dương Văn Khiêm - THCS Gia Cẩm.
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1:Trong Nghị quyết công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá thế giới đã ghi như thế nào?
A Chủ tịch Hồ Chí Minh.đã học hỏi kinh nghiệm đấu tranh và tìm đường cứu nước.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thành công.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho các dân tộc bị áp bức noi theo.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc...
Câu 2: Lý do nào đã đưa nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ mạnh mẽ ?
A. Nhờ mở rộng quan hệ và học tập các nước.	B. Cử người đi du học nước ngoài.
C. Phát triển nền công nghiệp mới.	
D. Nhờ mở rộng quan hệ và học tập kinhnghiệm các nước, Phát triển nền công nghiệp mới, Cử người đi du học nước ngoài.
 Câu 3:Nhận xét nào không đúng với” Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác” :
A. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc.
B. Luôn tìm hiểu và tiếp thu những thành tựu kinh tế văn hoá xã hội của các dân tộc.
C. Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
D. Sao y bản chinh các phong tục nước ngoài
Câu 4 : Nội dung nào sau đây đúng với việc học hỏi và tôn trọng các dân tộc khác ?
A. Người ta làm thế nào mình làm thế.	B. Tiếp thu học hỏi có chọn lọc, sáng tạo, phù hợp.
C. Bắt chước máy móc mù quáng .	
Câu 5 : Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ đạt mục đích :
A. Xây dựng, mở rộng tình đoàn kết hữu nghị.
B. Hợp tác giao lưu về kinh tế, văn hoá, xã hội thuận lợi dễ dàng.
C. Tranh thủ được sự giúp đỡ của các dân tộc khác.	
D. Đưa nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc
Câu 6: Trong các di sản dưới đây di sản nào chưa được công nhận là di sản văn hoá thế giới ?
A. Vịnh Hạ Long	 B.Cố đô Huế 	 C. Thánh địa Mĩ Sơn	 D..Đền Hùng
Câu 7*: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác vì :
A.Nước ta quá nghèo.
B Các nước khác hơ

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_GDCD_8_LY_TU_TRONG.doc