Đề kiểm tra TNKQ. môn Giáo dục công dân 7 - Tuần 1

doc 19 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1781Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ. môn Giáo dục công dân 7 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ. môn Giáo dục công dân 7 - Tuần 1
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 1
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu1: Truyện đọc Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập ( Sách GDCD lớp 7 ). Bác thể hiện giản dị ở nội dung nào sau đây ?
Trong trang phục.	C. Thái độ giao tiếp.
B. Trong lời nói , cử chỉ.	D. Tất cả các nội dung trên.
Câu 2: Trong cuộc sống lời nói nào sau đây thể hiện cách sống giản dị ?
A. Nói ngắn gọn, dễ hiểu.	C. Nói kiểu cách, khách sáo.
B. Nói dài dòng, khó hiểu.	D. Nói trống không, cộc lốc.
Câu3: Biểu hiện nào sau đây là giản dị ?
A. Tổ chức sinh nhật linh đình.	C. Diễn đạt dùng từ bóng bẩy cầu kì.
B. Đối xử với mội người chân thành, cởi mở	D. Nói năng luyên thuyên.
Câu 4: Quan niệm nào sau đây đúng với với giản dị ?
A. Mặc quần áo lao động đi dự lễ hội.	 C. Mặc quần áo đẹp di dự lễ hội.
B. Mặc quần áo rách đi dự lễ hội.	D. Mặc quần áo ngắn cũn cớn di dự lễ
 hội.
Câu 5: Khi đến lớp hành vi nào sau đây của học sinh thể hiện giản dị ?
A. Đánh phấn bôi son.	C. Mặc cầu kì đỏm dáng.
B. Nhuộm tóc vàng.	D. Mặc đồng phục bình thường.
Câu 6: Suy nghĩ nào sau đây em cho là đúng ?
A. Giản dị là biểu hiện khổ cực.	C. Giản dị là lạc lõng.
B. Giản dị là tiết kiệm.	D. Giản dị là lãng phí.
Câu 7: Quan niệm nào sau em cho là đúng ?
A. Chỉ có người nghèo mới sống giản dị. C. Sống giản dị được mọi người quý mến.
B. Giản dị làm cho con người gò bó.	D. Sống giản dị là ích kỉ.
Câu 8: ý nào sau đây trái với sống giản dị ?
A. Sống cầu kỳ, xa hoa.	C. Sống tiết kiệm.
B. Sống siêng năng, kiên trì.	D. Sống chăm chỉ ngoan ngoãn.
Câu 9: Sống giản dị cần cho những ai sau đây ?
A. Bộ đội, công an.	C. Học sinh, sinh viên.
B. Nông dân, công nhân.	D. Tất cả mọi người.
Câu 10: Theo em tính giản dị biểu hiện trong những khía cạnh nào sau đây ?
A. Ăn mặc.	C. Cử chỉ hành vi với mọi người.
B. Nói năng giao tiếp.	D. Cả A,B,C đều đúng.
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 2
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu 1: Truyện đọc “ Sự công minh chính trực của một thiên tài “ (Sách GDCD lớp 7 ).’ Người trung thực ‘đáng trân trọng là ai ?
	A. Bramantơ.	C. Miken - Lăng Giơ.
	B. Tác giả.	D. Cả ba người.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực ?
	A. Bao che khuyết điểm cho bạn.	C. Đổ lỗi cho người khác.
	B. Dũng cảm nhận lỗi của mình	.	D. Không dám nhận khuyết điểm.
Câu 3: Tính trung thực thể hiện ở nội dung nào sau đây:
	A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.	C. Nhặt đượccủa rơi đem cho bạn.
	B. Nhặt được của rơi đem giấu đi.	D. Nhặt được của rơi để sử dụng.
Câu 4: Việc làm nào sau đây chưa thể hiện tính trung thực ?
	A. Làm hộ bài kiểm tra cho bạn	 
Cho bạn chép bài kiểm tra của mình.
Tạo điều kiện cho bạn giở vở khi kiểm tra. 
D. Cả A,B,C .
Câu 5: Những tính nào sau đây trái với tính trung thực ?
	A. Nói dối.	C. Lừa dối bạn và mọi người.
	B. Nói sai sự thật.	D. Cả A,B,C.
Câu 6: Trong 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ, điều nào Bác nói về tính trung thực ?
	A. Điều 1,2.	C. Điều 5.
`	B. Điều 3.	D. Điều 4.
Câu 7: Tính trung thực cần được thể hiện ở đâu ?
	A. ở mọi nơi, mọi lúc.	C. Khi hoạt động tập thể.
	B. ở trường, ở lớp.	D. ở gia đình.
Câu 8: Câu tục ngữ “ Cây ngay không sợ chết đứng “ nói về đức tính nào sau đây ?
	A.Quyết tâm.	C. Trung thực, thẳng thắn.
	B. Dũng cảm.	D. Hy sinh quên mình.
Câu 9: Những nội dung nào sau đây thể hiện tính trung thực ?
Tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải.
Sống thật thà ngay thẳng.
Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Cả A,B,C đúng.
Câu 10: Đức tính trung thực cần cho những ai ?
	A. Chỉ cần cho học sinh.	C. Cần cho tất cả mọi người.
	B. Chỉ cần cho công an, bộ đội.	D. Không cần cho ai.
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 3
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu 1: Truyện đọc: Một tâm hồn cao thượng (Sách GDCD lớp 7) Cậu bé Robe thể hiện đức tính gì sau đây ?
A. Nói dối.	c. Không giữ đúng lời hứa.
B. Thật thà, tự trọng.	D. Láu cá, nịnh nọt.
Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện tính tự trọng ?
A. Cư xử đoàng hoàng, đúng mực.	C. Không để người khác chê trách.
B. Biết giữ lời hứa.	D. Cả A B C đều đúng.
Câu 3: Sự suy nghĩ và hành vi nào sau đây thể hiện đúng với ý tự trọng.
A. Không làm tròn trách nhiệm. 
B. Nịnh nọt, xun xoe.
Không để ai coi thường xúc phạm danh dự mình.	
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 4: Trong giờ kiểm tra bài, việc làm nào sau đây thể hiện tính tự trọng ?
A. Chép bài bạn.	C. Giở sách vở, tài liệu.
B. Nhờ bạn làm bài hộ.	D. Kiên quyết không quay cóp.
Câu 5: Lòng tự trọng cần thể hiện khi nào ?
A. Chỉ có một mình.	C. Chỉ khi ở lớp.
B. Khi có đông người.	D. ở mọi nơi, mọi lúc.
Câu 6: Câu: Trung thực là biểu hiện của lòng tự trọng, đúng hay sai ?
A. Sai	.	C. Chưa hiểu. 
B. Đúng.	D. Chưa quan tâm.
Câu 7: Nội dung nào sau đây thể hiện lòng tự trong ?
	A. Cách ăn mặc.	C. Cách tổ chức cuộc sống cá nhân.
	B. Cách cư xử.	D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8: Hành vi nào sau đây biểu hiện trái với lòng tự trọng ?
	A. Trốn tránh trách nhiệm.	C. Không biết xấu hổ khi làm điều sai trái.
	B. Nịnh nọt, xun xoe, luồn cúi.	D. Cả A,B,C.
Câu 9: Câu tục ngữ “ Chết đứng hơn sống quỳ “.Thể hiện những đức tính cơ bản nào sau đây ?	A. Thật thà, ngay thẳng.	C. Tự trọng.
	B. Thẳng thắn, trung thực	.	D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực ?
Thẳng thắn phê bình bạn khi bạn mắc khuyết điểm.
Nhận lỗi thay cho bạn.
Tự trọng.	D. Cả A,B,C đều đúng.	
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 4
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu 1: Truyện đọc: Một tấm gương tận tuỵ về việc chung.( Sách GDCD Lớp 7). anh Nguyễn Phi Hùng đã thể hiện nội dung nào sau đây trong công việc của mình ?
A. Không làm việc khó. 	C. Coi thường an toàn giao thông.
B. Làm việc có kỷ luật đạo đức. 	D. Làm việc qua loa, đại khái.
Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về: Kỷ luật ?
A. Chỉ có nhà trường mới có kỷ luật.	
B. Tôn trọng kỷ luật là tôn trọng mình và tôn trọng người khác. 
C. Kỷ luật làm con người gò bó.	
D. Kỷ luật làm con người mất tự do.
Câu 3: Quan niệm nào sau đây đúng với tác dụng của tính kỷ luật ?
A. ở đâu có kỷ luật ở đó mọi người nghiêm túc.	C. Kỷ luật làm ta gò bó.
B. Không có kỷ luật mọi người vẫn tốt.	D. Kỷ luật làm cho ta mất tự do.
Câu 4: Hành vi nào sau đây đúng với đạo đức của mỗi người ?
A. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mặt mọi người. 
B. Không cần quan tâm đến mọi người.
C. Nhường chỗ cho người tàn tật trên ô tô.
D. Chỉ lo cho bản thân mình là đủ.
Câu 5: Cách cư xử nào sau đây là đúng với tính đạo đức và kỷ luật của người học sinh ?
A. Nói leo trong giờ học.	C. Kính thầy yêu bạn.
B. Ngắt lời người khác.	D. Nói trống không.
Câu 6: Trong 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ, điều nào Bác nhắc đến tính kỷ luật ?
A. Điều 1, 2	B. Điều 3	C. Điều 4	D. Điều 5
Câu 7: Hành vi nào sau đây vừa biểu hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỷ luật ?
A. Không nói chuyện riêng trong lớp.
B. Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn.
C. Luôn luôn hối hạn khi làm điều sai trái.	D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây đúng với đạo đức của người con ngoan trong gia đình ?
A. Không cần chào hỏi ai.	C. Không quan tâm.
B. Đi về mới hỏi.	D. Đi hỏi về chào.
Câu 9: Hành vi nào sau đây vừa biểu hiện chưa tốt về đạo đức và thể hiện chưa đúng tính kỷ luật ?	A. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp của trường.
B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
C. Hút thuốc lá , uống rượu.
D. Không bao giờ quay cóp khi thi.
Câu 10: Bốn HS đi học muộn mỗi người dều có cách xử lý riêng sau đây, theo em cách nào là đúng
 nhất ?
A. Bỏ học luôn đi chơi điện tử.	C. Tự lẻn vào lớp khi cô đang viết bảng.	
 B. Trình bày lý do xin vào lớp.	D. Chạy thẳng vào chỗ ngồi không cần xin phép.
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 5-6
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu 1: Truyện đọc : Bác Hồ đến thăm người nghèo (Sách GDCD lớp 7), việc làm nào sau đây thể hiện lòng yêu thương con người ở Bác ?
A. Thăm, chúc tết, trao quà.	C. Quan tâm đến đời sống gia đình.
B. Tạo công ăn việc làm cho người nghèo. 	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 2: Việc làm nào sau đây thể hiện tình yêu thương giúp đỡ bạn bè?
A. Bạn có khuyết điểm, mình bỏ qua. 	C. Góp ý để bạn nhận ra khuyết điểm.
B. Bạn có khuyết điểm, mình xa lánh.	D. Ngại góp ý sợ mất đoàn kết.
Câu 3: Những việc làm nào sau đây thể hiện lòng yêu thương giúp đỡ con người ?
A. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sỹ. 	C. Giúp đỡ người tàn tật.
B. Giúp đỡ gia đình neo đơn.	D. Cả A, B, C, đúng.
Câu 4: Tình thương yêu giúp đỡ bạn thể hiện ở cử chỉ nào sau đây ?
Cho bạn chép bài kiểm tra.	
B. Bạn ốm chép bài cho bạn.	 
C. Cho bạn chép bài tập làm ở nhà.
D. Tạo điều kiện cho bạn quay cóp khi kiểm tra.
Câu 5: Câu nào sau đây thể hiện lòng yêu thương con người ?
A. La lành đùm lá rách.	C. Người người thi đua.
B. Ngành ngành thi đua.	D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 6: Những nội dung nào sau đây thể hiện lòng yêu thương mọi người ?
A. Quan tâm giúp đỡ người khác.	C. Nhất là người khó khăn hoạn nạn.
B. Làm những điều tốt đẹp cho người khác. 	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 7: Thái độ nào sau đây trái với yêu thương ?
A. Căm ghét	.	B. Căm thù.	C. Ghét bỏ.	D. Cả A, B, C đúng.	
Câu 8: ở lớp, ở trường cần có sự yêu thương không?
A. Không cần.	C. Không quan tâm đến ai.
B. Cần thiết.	D. Ai có thân người ấy lo.
Câu 9: Yêu thương con người có phải là truyền thống của dân tộc ta không ?
A. Không đúng.	C. Không biết.	
B. Đúng.	D. Không quan tâm.
Câu 10: Lòng yêu thương con người cần thiết cho những ai ?
A. Bộ đội, công an.	C. Học sinh, sinh viên.
B. Ông bà, bố mẹ	D. Tất cả mọi người.
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 7
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu 1: Truyện đọc: Bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu. Nội dung nào sau đây đúng với ý nghĩa cuộc gặp ?
A. Vì thầy Bình đã già.	C. Vì học sinh muốn gặp nhau.
B. Vì 40 năm chưa gặp.	D. Vì để tỏ lòng kính trọng biết ơn thầy.
Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện: Tôn sư, trọng đạo ?
Tôn kính, biết ơn thầy, cô giáo đã dạy mình.	
Coi trọng làm theo đạo lý, lẽ phải thầy cô đã dạy.
C. Rèn đạo đức, học tập tốt để đền ơn đáp nghĩa với người đã dạy mình.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 3: ý nào sau đây đúng với câu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ?
Nhất sư thầy.	C. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Nhì sư thầy.	D. Sư thầy học giỏi nhất nhì.
Câu 4: Ngày 20- 11 các bạn học sinh lớp 9 rủ nhau đi thăm các thầy cô giáo. Theo em ý kiến nào sau đây là đúng nhất?
Chỉ thăm thầy giáo dạy lớp 1.	
Chỉ thăm thầy giáo dạy lớp 9.
Không cần đi thăm.	
D. Thăm cả thầy giáo dạy lớp 1 và thầy dậy lớp 9.
Câu 5: Câu nào sau đây em cho rằng đúng với: Tôn sư trọng đạo ?
Qua cầu rút ván.	C. Vong ơn, bội nghĩa.
Ân trả, nghĩa đền.	D. Bội nghĩa, bạc tình.
Câu 6: Hành vi, cử chỉ nào sau đây thể hiện: Tôn sư, trọng đạo ?
A. Bài kiểm tra bị điểm kém Hà vò nát vứt đi.
B. Học đến Đại học, An vẫn viết thư thăm cô giáo dạy anh từ lớp 1.
Vì mải chơi Hải chưa làm bài tập toán.
Gặp cô giáo cũ Hùng lảng đi không chào.
Câu 7: Những hành vi nào sau đây không thể hiện: Tôn sư, trọng đạo ? 
Nói dối với thầy giáo.	C. Gây gổ, nói tục khi có mặt thầy giáo.
Gặp thầy không chào.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 8: Câu tục ngữ “Không thầy dố mày làm nên” nói lên nội dung gì sau đây?
Thầy dạy chúng ta nên người.	
Thầy dạy chúng ta biết điều hay lẽ phải.
C. Thầy dạy ta có đức, có tài.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 9: Những ai là người cần biết ơn thầy, cô giáo ?
Mọi người trong xã hội.	C. Chỉ có người tài giỏi.
Chỉ có học sinh.	D. Chỉ có ông, bà, cha, mẹ.
Câu 10: Tôn sư trọng đạo có đúng là truyền thống quí báu của dân tộc ta không ?
Không đúng.	C. Không rõ
Đúng.	D. Chưa biết đúng, sai
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 8
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu 1: Truyện đọc: Một buổi lao động. Bạn nào đã nói: Chúng ta phải đoàn kết tương trợ nhau chứ?
A. Hòa - Lớp trường 7A.	C. Một số bạn 7B.
B. Bình - Lớp trưởng 7B.	D. Một số bạn 7A.
Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ?
Thông cảm, chia sẻ.
Giúp đỡ việc làm khi người khác gặp khó khăn.
Giúp ta tạo sức mạnh, vượt qua khó khăn.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 3: Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng điều nào Bác dạy ta cần đoàn kết ?
A. Điều 1, 2.	B. Điều 3.	C. Điều 4.	D. Điều 5.
Câu 4: Bạn thân đang bị ốm, không đi học được. Em nên giúp bạn việc nào sau đây ?
Rủ bạn đi chơi.	C. Làm bài kiểm tra 15 phút cho bạn.
Chép bài học cho bạn.	D. Không cần giúp gì.
Câu 5: Những nội dung nào sau đây em cho là thể hiện đúng sự đoàn kết, tương trợ ?
Hợp tác, giúp đỡ.	C. Chung sức, chung lòng.
Hợp sức, hợp lực.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 6: Nội dung nào sau đây là nội dung chính : Vì người nghèo ?
Đoàn kết, tương trợ ủng hộ vật chất cho người nghèo.
Không cần giúp đỡ người nghèo.
Chỉ hô hào chung chung.	D. Không quan tâm.
Câu 7: Hành vi nào sau đây trái với tương trợ ?
A. Keo kiệt.	C. Chỉ lo cho bản thân.
B. ích kỷ.	D. Cả A, B, C.
Câu 8: Hành vi nào sau đây trái với đoàn kết ?
A. Chia rẽ cục bộ.	C. Hay chê bai mọi người.
B. Đoàn kết với người cùng sở thích.	D. Cả A, B, C.
Câu 9: Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đúng với nội dung nào sau đây?
Hăng hái.	C. Dũng cảm.
Đoàn kết là sức mạnh.	D. Ngoan cường, bất khuất.
Câu 10: Câu nào sau đây thể hiện rõ tinh thần tương trợ, giúp đỡ ?
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.	C. Lá lành đùm lá rách.
Thi đua là yêu nước.	D. Ngành ngành thi đua.
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 10
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu 1: Truyện đọc Hãy tha lỗi cho em. Cử chỉ, lời nói nào sau đây thể hiện lòng khoan dung của cô giáo đối với học sinh?
Cô giảng bài quá giờ.	C. Không sao cô không giận các em.
Cô tự ái.	D. Cô giận các em.
Câu 2: Lòng khoan dung gồm những nội dung cơ bản nào sau đây?
Rộng lòng tha thứ khi họ hối hận.	C. Cởi mở rộng lượng chấp nhận cả tính.
Tôn trọng và thông cảm với người khác.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung?
Tha thứ khuyết điểm người khác.	C. Che dấu khuyết điểm cho người khác.
Trả đũa người khác.	D. Đổ lỗi cho người khác.
Câu 4: Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại” phù hợp với xử sự nào sau đây ?
Không thông cảm với người khác được.	C. Rộng lòng tha thứ.
Không thể tha thứ.	D. Cả A, B, C đúng.	
Câu 5: Những việc làm sau việc nào thể hiện lòng khoan dung ?
Bạn mắc lỗi nhỏ bỏ qua	C. Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ
Bạn quay cóp khi kiểm tra bỏ qua	D. Mình có lỗi không nhận
Câu 6: Lan và Hà ngồi cùng bàn học, Lan cố ý vẩy mực vào áo Hà, cách giải quyết nào sau đây của Hà mà em đồng tình nhất ?
Nổi cáu mắng Lan.	C. Không nói gì với Lan.
Vẩy lại mực vào áo Lan.	D. Bình tĩnh phân tích để Lan nhận ra khuyết điểm
Câu 7: Nội dung nào sau đây trái với lòng khoan dung?
Chê bai người khác.	C. Mắng nhiếc người khác khi không vừa ý.
Trả thù người khác.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 8: Câu nói: Nhờ có lòng khoan dung mà cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Câu đó đúng hay sai ?
A. Rất đúng.	C. Chưa hiểu đúng hay sai.
B. Sai.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 9: Lòng khoan dung cần thể hiện nơi nào, lúc nào ?
A. Chỉ ở trong trường lớp.	C. ở mọi nơi, mọi lúc.
B. Chỉ ở trong gia đình.	D. Chỉ ở bệnh viện.
Câu 10: Trong những bài GDCD lớp 7 sau đây, bài nào nói về tấm lòng độ lượng của cô giáo ?
A. Sống giản dị.	C. Khoan dung.
B. Trung thực.	D. Tự trọng.
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 11+12
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu 1: Truyện đọc “ Một gia đình văn hoá”. Gia đình cô Hoà là gia đình văn hoá, có những tiêu chí nào sau đây ?
	A.Gương mẫu, đảm đang chăm sóc con.
	B. Xây dựng gia đình đầm ấm, vui vẻ.
	C. Đóng góp xây dựng nếp sống văn hóa khu.	 	D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 2: Theo em gia đình văn hoá có mấy nội dung cơ bản ?
	A. Có 2.	B. Có 3.	C. Có 4.	D. Có 5.
Câu3: Nội dung nào sau đây thể hiện là gia đình văn hoá ?
Sống hoà thuận, hạnh phúc tiến bộ, sinh hoạt văn hoá lành mạnh.
Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Đoàn kết xóm giềng, thực hiện nghĩa vụ công dân.	 	D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 4: Gia đình nào sau đây có hạnh phúc tiến bộ ?
Gia đình có hai con đều ngoan, học giỏi.
Gia đình đông con.
Gia đình giàu nhưng có con cái ăn chơi đua đòi.	 	D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 5: ý kiến nào sau đây em cho là đúng ?
Việc nhà là của mẹ, chị em gái.	
B. Gia đình có nhiều con là hạnh phúc.
C. Con có thể tham gia bàn việc gia đình.	
Không cần có sự phân công công việc trong gia đình.
Câu 6: Gia đình văn hoá đúng với ý kiến nào sau đây ?
	A. Gia đình có anh em bất hoà.	
Gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc.
Gia đình có bố mẹ làm ăn bất chính.	D. Gia đình nhất thiết phải có con trai.
Câu7:Trong gia đình những thành viên nào tham gia xây dựng gia đình văn hoá ?
A. Ông, bà, cha, mẹ. 	C. Trẻ em trong gia đình.
B. Anh, chị . 	D.Tất cả các thành viên.
Câu 8: Gia đình có 1 con mới nghiện hút, gia đình ấy đạt gia đình văn hoá không?
A. Có đạt.	C. Chưa biết. 
B. Không đạt.	D. Chưa quan tâm.
Câu 9: Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Quan điểm trên đúng hay sai ?
A. Sai. 	B. Đúng. C. Rất sai. 	D. Chưa biết.
Câu10: Theo em qui mô gia đình nhỏ hiện nay có mấy con ?
A. Có 4 con.	C. Có từ 1 đến 2 con.
B. Có 5 con. 	D. Càng đông càng tốt.
Phòng gd - đt
 việt trì
Đề kiểm tra TNKQ. Môn GDCD lớp 7 Tuần 13
Người ra đề: Dương Văn Khiêm: Trường THCS Gia Cẩm
 Người thẩm định : Nguyễn Xuân Thọ – Trường THCS Vân Cơ
 Triệu Thị Kiều Lâm – Trường THCS Hy Cương
 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phương án trả lời.
Câu 1: Truyện đọc” Truyện kể từ trang trại ”( Sách GDCD lớp 7 ). Tác giả nhắc chúng ta thực hiện những điều gì đây để giữ gìn phát huy truyền thống của gia đình ?
Khắc phục khó khăn. 
Lao đông không mệt mỏi.
Phải đi lên bằng chính sức lao động của mình.	D. Cả A,B, C đều đúng.
Câu 2: Tác giả trong truyện kể đã phát huy truyền thống tốt đẹp của những ai trong gia đình ?
A. Cha.	B. Mẹ.	C. Cả gia đình. 	D. Anh, chị.
Câu 3: Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. Theo em suy nghĩ đó đúng hay sai ?
A. Sai. 	B. Đúng. 	C. Chưa biết.	D. Chưa chắc đúng.
Câu4: Theo em dân tộc ta có những truyền thống nào sau đây ?
A. Dựng nước, giữ nước. 	C. Đoàn kết dân tộc. 	
B. Lao động cần cù, sáng tạo.	D. Cả A, B, C.
Câu5: Ai là 

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_GDCD_7_GIA_CAM_T.doc