Đề kiểm tra Tiếng việt lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng việt lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Tiếng việt lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017
Ngày soạn: 20/03/2017 
Ngày KT : 27/03/2017
Tiết 115 . KIỂM TRA TIẾNG VIỆT( ngữ văn 6)
A. Ma trận 
 Mức độ 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
Tổng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phó từ
Câu 1
0,25đ
So sánh
Câu 4 
Ý a- câu 1
1,25đ
Nhân hóa
Câu 6
Ý b- câu 1
1,25đ
Ẩn dụ
Câu 2
Câu 8
0,5đ
Hoán dụ
Câu 5 câu 7
0,5 đ
Thành phần chính của câu
Câu 9, 10, 12
Câu 11
1 đ
Câu trần thuật đơn 
Câu 2
1đ
Câu trần thuật đơn có từ là
Câu 3
Câu 2
1,25 đ
Tổng hợp viết đoạn văn miêu tả 
Câu 3
3 đ
Tổng số câu
8
4
3 
Tổng số điểm
2 đ
1 đ
7đ
10 đ
 B. ĐỀ BÀI	
I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: ( 2 đ)
Câu 1: Câu “ Mùa xuân xinh đẹp đã về” Phó từ đã bổ sung cho tính từ ý nghĩa gì?
A. Chỉ quan hệ thời gian B. Chỉ kết quả
C. Chỉ sự tiếp diễn D. Chỉ kết quả và hướng.
Câu 2: Câu thơ “ Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.” Đã sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ.
Câu 3: Câu trần thuật đơn có từ là“ Trường học là nơi chúng em trưởng thành.” Thuộc kiểu câu: 
A. Câu định nghĩa B. Câu giới thiệu C. Câu miêu tả D. Câu đánh giá.
Câu 4: Hai câu ca dao: “Thân em như ớt trên cây
 Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”. Là loại so sánh nào?
A. So sánh người với người B. So sánh vật với vật
C. So sánh người với vật D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
Câu 5: Câu nào không sử dụng phép tu từ hoán dụ? 
A. Áo chàm đưa buổi phân li	B. Mồ hôi mà đổ xuống đồng
C. Ngày Huế đổ máu	D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 
Câu 6 : Hình ảnh nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa?
A. Trong họ hàng nhà Chổi thì cô bé Chổi Rơm xinh nhất. C. Bố em đi cày về
B. Ơi chú gà ơi! Ta yêu chú lắm. 	 D. Kiến hành quân đầy đường.
Câu 7: Hai câu thơ sau	“Bàn tay ta làm nên tất cả
	Có sức người sỏi đá cũng thành cơm’ Đã sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
Câu 8: . Câu thơ sau “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng) . Đã sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ.
Câu 9 : Câu “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
A. Làm gì?	B. Là gì?	C. Làm sao? 	D. Như thế nào?
Câu 10: Câu: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.” Chủ ngữ trả lời cho câu
 hỏi nào ? A. Ai B. Việc gì?	C. Con gì?	D. Cái gì? 
Câu 11: Trong câu: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?
	A. Danh từ	B. Đại từ	C. Tính từ	D. Động từ 
Câu 12: Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?
	A. Trạng ngữ	B. Chủ ngữ và vị ngữ C. Vị ngữ	D. Chủ ngữ .
II. Tự luận: 7đ
Câu 1: Tìm phép tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng của chúng? ( 2 ñieåm)
 a. Anh ®éi viªn m¬ mµng
	Như n»m trong giÊc méng
	Bãng B¸c cao lång léng
	Êm h¬n ngän löa hång. ( Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
 b. Cậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. ( Thép Mới)
Câu 2 (2 điểm). Đặt 2 câu trần thuật đơn và 2 câu trần thuật đơn có từ là . Xác định thành phần chủ ngữ - vị ngữ của câu?
Câu 3: ( 3đ) Viết một đoạn văn từ 10 trở lên tả cảnh quê hương em, trong đó có dùng phép so sánh, nhân hóa và ít nhất 1 câu trần thuật.( Gạch chân phép nhân hóa và so sánh đó)
C.Đáp án :
Trắc nghiệm :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
B
C
D
C
D
C
D
D
A
B
Tự luận: 8đ
Câu 1: 2 đ, mỗi câu nêu đúng 1 đ
a. Hình ảnh so sánh
 - . Mơ màng như trong giấc mộng : tâm trạng mơ màng nửa tỉnh nửa mơ của anh đội viên được nhìn thấy Bác mà như trong mơ.
 -  Ấm hơn ngọn lữa hồng: được thấy Bác là niềm hạnh phúc , Bác đã “sưởi ấm” cho anh bộ đội hơn cả ngọn lửa hồng
b.Phép nhân hóa: Tre: chống lại, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ. 
- Tác dụng: Những từ ngữ trên vốn chỉ hoạt động tính chất của con người, nay dùng chỉ hoạt động tính chất của cây tre khiến cây tre trở nên cụ thể , có những phẩm chất như của con người. Đồng thời biểu thì tình cảm của tác giả : yêu quý trân trọng ngời ca cây tre cũng là dân tộc Việt Nam(1đ)
Câu 2 (2 điểm). Đặt đúng 2 câu trần thuật đơn và 2 câu trần thuật đơn có từ là Xác định thành phần của câu. mỗi câu đúng 0,5 đ
Câu 3: 3đ: - Viết đúng hình thức đoạn văn, Trình bày sạch đẹp. viết câu lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ: 1đ
Có sử dụng nhân hóa và so sánh phù hợp: 1đ
Đúng nội dung tả cảnh quê hương, viết có cảm xúc: 1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi.doc