Đề kiểm tra Tiếng Việt - Khối 7 - Tiết 88, tuần 22

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2577Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt - Khối 7 - Tiết 88, tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Tiếng Việt - Khối 7 - Tiết 88, tuần 22
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT KHỐI 7
TiẾt 88, Tuần 22
Thời gian: 45 phút
I. MỤC TIÊU :
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Tiếng Việt lớp 7.
 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của phân môn Tiếng Việt với mục đích đánh giá năng lực làm bài của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
II. HÌNH THỨC :
 - Hình thức : kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận .
 - Cách tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN :
 - Liệt kê các đơn vị bài học của phân môn : câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ.
 - Xây dựng khung ma trận :
*PHẦN TRẮC NGHIỆM :
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng 
cao
Cộng
Câu rút gọn 
Câu đặc biệt
Trạng ngữ 
câu 1
câu 7
câu 8
câu 9
câu 2, câu 3
câu 4, câu 5
câu 6 
2
3
4
Cộng số câu
4
5
9
Cộng số điểm
1.75
1.25
3.0
*PHẦN TỰ LUẬN :
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Câu rút gọn
Câu đặc biệt Trạng ngữ
câu 2
câu 3
câu 1
câu 4
1
1
2
Cộng số câu
2
1
1
4
Cộng số điểm
3.5
1.5
2.0
7.0
Điểm
 Kiểm tra Tiếng Việt 45’ 
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 9 câu = 3.0 điểm )
 Câu 1: Ghép cột A và cột B để có câu trả lời đúng nhất về tác dụng của câu đặc biệt.
Cột A ( Ví dụ )
Cột B ( Tác dụng)
1. 2003. Trường THCS Bình Mỹ được thành lập.
a. Bộc lộ cảm xúc.
2.Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu ? ( Thế Lữ )
b. Gọi đáp.
3. Lòng mẹ. Một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Y Vân đã làm xúc động chúng ta về tình mẫu tử. 
c. Xác định thời gian.
4. Bướm ơi ! bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi. ( Nguyễn Bính ) 
d. Xác định nơi chốn.
e. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
 Trả lời : 1 ghép với , 3 ghép với 
 	 2 ghép với , 4 ghép với  
Đọc kĩ câu 2 đến câu 9 và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái câu đúng nhất.
Câu 2 : Câu rút gọn là câu :
A. Chỉ lược bớt CN	 C. Lược bớt CN lẫn VN
B. Chỉ lược bớt VN	 D. Lược bớt CN, VN và phụ ngữ
Câu 3 : Câu rút gọn in đậm sau đây đã lược bớt thành phần nào ?
 - Năm nay bạn bao nhiêu tuổi ?
 - 12 tuổi.
A. Lược bớt chủ ngữ	 C. Lược bớt phụ ngữ.
B. Lược bớt CN lẫn VN.	 D. Lược bớt VN
Câu 4 : Câu đặc biệt là câu :
A. Chỉ có chủ ngữ	 C. Không cấu tạo theo mô hình CN,VN.
B. Chỉ có vị ngữ	 	 D. Cấu tạo theo mô hình CN, VN.
Câu 5 : Trong đoạn văn sau đây, câu nào là câu đặc biệt ?
 Tết. Mọi người ai cũng đều thích Tết. Nhưng thích nhất là các em nhỏ. Chúng được tiền lì xì. Được mặc quần áo mới. Ngoài ra, chúng còn được nghỉ học.Tha hồ đi chơi.
A. Chúng được tiền lì xì.	 C. Được mặc quần áo mới.
B. Tết.	 D. Tha hồ đi chơi
Câu 6 : Vị trí của trạng ngữ là :
A. Đứng ở đầu câu.	 C. Đứng ở đầu câu và cuối câu.
B. Đứng ở giữa câu.	 D. Đứng ở đầu, giữa hay cuối câu.
Câu 7 : Trong các câu sau đây, câu nào có dùng trạng ngữ mục đích ?
 a/ Em cố gắng học tập để cha mẹ vui lòng.
 b/ So với lớp 7A2 , lớp 7A1 ngoan hơn nhiều.
 c/ Gia đình em đi chơi ở Châu Đốc hôm mùng 2 Tết.
 d/ Vì mê chơi vi tính, nó học hành ngày càng sa sút.
A. Câu a	 C. Câu c
B. Câu b	 D. Câu d
Câu 8 : Trạng ngữ in đậm trong câu thơ dưới đây thuộc loại trạng ngữ nào ? 
 Lặng rồi cả tiếng con ve
 Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. ( Trần Quốc Minh )
A. Trạng ngữ chỉ thời gian	 C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân 
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn	 D. Trạng ngữ chỉ cách thức
Câu 9 : Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông. ( Nguyễn Du )
Trạng ngữ trong hai câu thơ trên là ?
A. Dưới trăng	 C. Dưới trăng, Đầu tường
B. Đầu tường	 D. Đầu tường lửa lựu	
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 1 : Trong đoạn văn đối thoại sau đây có nhiều câu rút gọn.
 Hãy tìm câu nào là câu rút gọn và vẽ sơ đồ các câu rút gọn đó.( 1.5 điểm)
 - Bạn học lớp mấy ?
 - 7A1
 - Xạo hoài ! 
 - Không tin thì thôi !
Câu 2 : Đặt hai câu đặc biệt theo yêu cầu sau : ( 1.5 điểm)
 - Một câu dùng để xác định nơi chốn.--> 
 - Một câu dùng để gọi đáp.--> .
Câu 3 : Gạch dưới trạng ngữ và cho biết đó là trạng ngữ gì trong các ví dụ sau : ( 2.0 điểm)
 a/ Với thái độ niềm nở, chủ nhà ra đón chúng tôi.
 --> .
 b/ Năm 1945, cầu Đu-me được đổi tên thành cầu Long Biên.
 --> .. 
 c/ Trên đồi cỏ mọc xanh xanh
 Một đàn cò đậu trước ghềnh xa xa
 Trâu bò lũ bảy, lũ ba
 Ven đồi chen chúc bụi già cỏ non
 Chăn trâu mấy trẻ con con
 Cùng nhau xướng hát véo von trên gò. 
 	( Hồ Chí Minh )
Câu 4 : Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 dòng nói về trường lớp em. Trong đó có dùng hai trạng ngữ. Gạch dưới hai trạng ngữ đó. ( 2.0 điểm) 
 - HẾT -	
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
1c
2a
3e
4b
D
A
C
B
D
A
C
B
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 1 : Đặt hai câu đặc biệt theo yêu cầu. ( 1.5 điểm)
Câu 2 : Vẽ sơ đồ 3 câu rút gọn, mỗi câu đúng được 0.5 đ ( 1.5 điểm)
 7A1 Xạo hoài. Không tin thì thôi !
 C V C V C V 
Câu 3 : Tìm và phân loại trạng ngữ. ( 2.0 điểm)
 a/ Với thái độ niềm nở à Trạng ngữ chỉ cách thức.
 b/ Năm 1945 à Trạng ngữ chỉ thời gian.
 c/ Trên đồi, trước ghềnh xa xa, ven đồi, trên gò à Trạng ngữ chỉ nơi chốn. 
Câu 4 : Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 dòng nói về trường lớp em. ( 1.0 điểm )
 Trong đó có dùng hai trạng ngữ. Gạch dưới hai trạng ngữ đó. ( 1.0 điểm)
-oOo-

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_tieng_viet_lop_7_hoc_ky_2.doc