Đề kiểm tra Tiếng Việt 9

doc 8 trang Người đăng haibmt Lượt xem 25767Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Tiếng Việt 9
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9
Thời gian 45 phút
Câu 1. Giải thích những thành ngữ sau và co biết mõi thành ngữ có lien quan đến phương châm hội thoại nào ? (2đ)
Nói có đầu có đuôi
..
Điều nặng tiếng nhẹ.
...
Nói một đằng làm một nẻo
Mồm loa mép giải
.
Câu 2:Thế nào là lời dẫn trực tiếp , lời dẫn gián tiếp / VD minh họa? ( 2 đ)
Câu 3: Từ “ Mặt ” trong các câu sau từ nào dung theo nghĩa gốc, từ nào dung theo nghĩa ẩn dụ , từ nào dung theo nghĩa hoán dụ ? (2đ)
a.Người quốc sắc , kẻ thiên tài 
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
..
b.Sương in mặt tuyết pha than
 Sen vàng lãng đãng như gần như xa
c.Buồn trong nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
d.Làm cho rỏ mặt phi thường 
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Câu 4 : Vận dụng một số biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu sau(4đ)
a.Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới xa nữa vời 
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sâp như trời đổ mưa.
b. Gươm mài đá đá núi cũng mòn
Voi uống nước nước song phải cạn
c. Còn trời còn nươc còn non 
còn cô bán rượu anh còn say sưa
d.Người về chiếc bong năm canh 
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
..
PHÒNG GDVÀĐT BẾN CÁT 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 TRƯỜNG THCS PHÚ AN 	NĂM HỌC: 2010-2011
	MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
	Thời gian làm bài: 90 phút
 Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Cấp độ thấp
Vận dụng
Cộng
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Văn học
- Văn xuôi hiện đại VN.
- Tóm tắt được nội dung truyện ngắn : Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng .Nêu được ý nghĩa văn bản của truyện.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 1
Số điểm:2
2
=20%
Chủ đề 2
Tiếng Việt
-Phương châm hội thoại 
- Cách dẫn trực tiếp 
- Nhận biết một số thành ngữ có liên quan đến các phương châm hội thoại đã học và giải nghĩa .
- Nhớ được định nghĩa cách dẫn trực tiếp, cho ví dụ minh họa. 
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2,0
2,0
=20%
Chủ đề 3:
Tập làm văn
-Viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh 
Tưởng tượng để kể lại một câu chuyện giống như thật 
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 6,0
6đ
=60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
2 điểm
20%
1
2 điểm
20%
1
6 điểm
60%
4
10
100%
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, tiếng Việt, tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 	
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm bài kiểm tra tự luận 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học kì 1
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. 
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
 THỜI GIAN : 90 PHÚT ( không kể thời gian phát đề)
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
PHÒNG GD&ĐT BẾN CÁT 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
 Trường THCS PHÚ AN	Năm học: 2010 - 2011	 
	 	Môn: Ngữ văn 9
	 	 Thời gian làm bài: 90 phút 
 ( không kể thời gian phát đề)
I VĂN-TIẾNG VIỆT ( 4 đ)	
Câu 1: Em hãy tóm tắt cốt truyện đoạn trích : “ Chiếc lược ngà “ của Nguyễn Quang Sáng ( khoảng 8-10 câu )? Nêu ý nghĩa văn bản? ( 2 đ)
Câu 2: Giải nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào :Ông nói sấm , bà nói chớp ; nói ra đầu ra đũa . ( 1đ)
Câu 3: Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? Cho ví dụ minh họa? ( 1 đ)
II TẬP LÀM VĂN ( 6 đ) 
Kể lại một giấc mơ , trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày .
 ( Hết )
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A Văn và Tiếng Việt :
Câu 1 : Yêu cầu học sinh tóm tắt ngắn gọn nhưng bảo đảm những tình tiết chính và đúng mạch lạc câu chuyện . ( 1,5 đ)
 - Tóm tắt truyện :Ông sáu xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên tám tuổi , ông mới có dịp về thăm nhà , thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết . Em đối xử với ba như đối với người xa lạ . Đến lúc em nhận ra cha , tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông sáu phải ra đi .Ở khu căn cứ , người cha dồn hết tình cảm yêu quí nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng .Trong một trận càn, ông hi sinh .Trước lúc nhắm mắt , ông còn kịp trao cây lược cho người bạn .
- Ý nghĩa văn bản :Đoạn trích thể hiện câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng,và đoạn trích cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.(0,5đ) 
Câu 2: ( 1 đ) 
 Ông nói sấm , bà nói chớp : Nói chuyện không ăn khớp với nhau , mỗi người nói một đằng , nghĩ một đằng.( 0,25đ); phương châm quan hệ. ( 0,25 đ)
Nói ra đầu ra đũa :Nói rành mạch , cặn kẽ có trước có sau. (0.25đ); Phương châm cách thức (0,25 đ)
Câu 3: ( 1đ)
 Dẫn trực tiếp , tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép .(0,5đ)
- Ví dụ: Bác Hồ có nói :” Không có gì quí hơn độc lập tự do” (0,5đ)
( Các em có thể cho ví dụ khác nhưng đúng lời dẫn trực tiếp là trọn điểm )
B. Tập làm văn : 6 điểm
1. Yêu cầu và kĩ năng: 
Bài làm đảm bảo đúng thể loại tự sự có kết hợp miêu tả , biểu cảm 
2. Yêu cầu về nội dung: 
Bài làm cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a . Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp lại người thân , người thân là ai ?( ông ,bà , cha, mẹ )( 1 đ) 
b. Thân bài: (4,0 điểm)
- Gặp lại người thân trong mơ ra sao ? hình dáng của người thân khi gặp lại ( 1đ)
- Kể về kỷ niệm sâu sắc giữa em và người thân .( 1đ)
- Kể về cuộc trò chuyện giữa em và người thân ( 1đ)
- Tình cảm của em đối với người thân và ngược lại ( 0,5đ)
- Thời gian kết thúc giấc mơ ( cái giật mình , ai gọi ) ( 0, 5 đ)
c. Kết bài: (1 điểm)
- Sự luyến tiếc , hay cảm nhận của em về giấc mơ đó .
Thang điểm: 
Điểm 5-6: Bài viết đúng thể loại, có đoạn văn miêu tả hay , giàu hình ảnh cảm xúc. Bố cục rõ.Chữ viết đẹp . sạch sẽ.
Điểm 3-4: Bài viết tương đối hoàn chỉnh , bố cục rõ.Văn ngắn gọn.Bài còn sai chính tả và sai lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: Bài viết chung chung, bố cục rời rạc, không đúng thể loại. Chữ viết cẩu thả.Sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_TV_9.doc