Đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh giỏi môn địa lí lớp 6

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2091Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh giỏi môn địa lí lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh giỏi môn địa lí lớp 6
Câu hỏi bài tập thông thường
Câu hỏi và bài tập theo định hướng hình thành năng lực
1. Thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm ?
2. Nêu cách viết tọa độ địa lí của một điểm.
1. Có mấy dạng kí hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. 
Hoặc: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kì hiệu nào?
Dựa vào hình dưới đây, cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D.
Câu 1. Cùng quan sát hình và kết hợp đọc đoạn thông tin.
Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó.
Khi viết tọa độ địa lí của một điểm, người ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.
Hãy: 
a) Cho biết điểm C trên hình 4 có kinh độ, vĩ độ bao nhiêu?
b) Cho biết thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm?
c) Viết tọa độ địa lí của điểm C.
	Câu 2. Hoàn thành bảng bằng cách sắp xếp tên các kí hiệu ở các hình dưới đây vào ô đối tượng biểu hiện tương ứng
Các loại kí hiệu
Đối tượng biểu hiện
 Kí hiệu điểm
Sân bay, 
 Kí hiệu đường
 Kí hiệu diện tích
	Câu 3. Dựa vào bản đồ sau đây, hãy:
(Nguồn Trung tâm khí tượng thủy văn. Theo kí hiệu bằng Tiếng Anh: N vĩ độ bắc; E kinh độ đông)
- Xác định hướng di chuyển của cơn bão lúc 13 giờ ngày 1/8 đến 13 giờ ngày 2/8/2013.
 - Viết tọa độ của cơn bão lúc 13 giờ các ngày 01/8, 02/8, 03/8, 04/8/2013.
MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
Nội dung/chủ đề: 
- Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 
- Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ
`Thuộc các bài: 2, 3, 4, 5 SGK Địa lí 6
1. Mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. TRÁI ĐẤT
1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ
- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ; hình dạng và kích thước của Trái Đất. 
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Đọc và hiểu được một số yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương hướng trên bản đồ.
- Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ.
- Xác định được kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây trên bản đồ và trên quả Địa cầu.
- Xác định được phương hướng, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa cầu.
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.
- Xác định và viết được toạ độ địa lí của một điểm.
Xác định được phương hướng của các trường hợp cụ thể.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Sử dụng bản đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng hình ảnh.
2. Câu hỏi và bài tập: 
Nhận biết
Câu 1. Thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm ?
Câu 2. Nêu cách viết tọa độ địa lí của một điểm.
Câu 3. Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kì hiệu nào?
Câu 4. Hoàn thành bảng bằng cách sắp xếp tên các kí hiệu ở các hình dưới đây vào ô đối tượng biểu hiện tương ứng
Các loại kí hiệu
Đối tượng biểu hiện
 Kí hiệu điểm
Sân bay, 
 Kí hiệu đường
 Kí hiệu diện tích
Thông hiểu
	Câu 1. Tại sao khi đọc bản đồ, trước hết chúng ta cần tìm đọc bảng chú giải của bản đồ?
	Câu 2. Tỉ lệ của bản đồ cho ta biết được điều gì? Lấy ví dụ.
Vận dụng
Câu 1. Dựa vào hình dưới đây, cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D.
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng
Câu 1. Cùng quan sát hình và kết hợp đọc đoạn thông tin.
Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó.
Khi viết tọa độ địa lí của một điểm, người ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.
Hãy: 
a) Cho biết điểm C trên hình 4 có kinh độ, vĩ độ bao nhiêu?
b) Cho biết thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm? (nhận biết).
c) Viết tọa độ địa lí của điểm C (vận dụng)
	Vận dụng cao
	Câu 1. Dựa vào bản đồ sau đây, hãy:
(Nguồn Trung tâm khí tượng thủy văn. Theo kí hiệu bằng Tiếng Anh: N vĩ độ bắc; E kinh độ đông)
- Xác định hướng di chuyển của cơn bão lúc 13 giờ ngày 1/8 đến 13 giờ ngày 2/8/2013.
 - Viết tọa độ của cơn bão lúc 13 giờ các ngày 01/8, 02/8, 03/8, 04/8/2013.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_mon_Dia_li_lop_6.doc