Đề kiểm tra tập trung học kì II Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Lan Phương

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tập trung học kì II Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Lan Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tập trung học kì II Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Lan Phương
Trường : THCS Kiên Bình ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ II
 Môn: Văn 6 - Tiết 119 - Tuần 31 - Năm học 2015 - 2016
Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
I. Mục tiêu đề kiểm tra
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức phân môn văn bản từ tuần 21 đến tuần 30.
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá các kiến thức đồng thời kiểm tra việc vận dụng các kiến thức đã học ở ba phân môn của học sinh.
3. Thái độ: Đánh giá được trình độ tiếp thu của của học sinh để có thể đưa ra các phương pháp phù hợp giúp học sinh học tốt hơn.
II. Hình thức kiểm tra
Hình thức: Tự luận, trắc nghiệm học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong vòng 45 phút.
III. Thiết lập ma trận
Đề chẵn
	KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
Tên Chủ đề (nội dung, chương)
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1
Từ loại, các biện pháp tu từ
Nhận biết được các từ loại, các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
Chủ đề 2
Các thành phần chính của câu, kiểu câu đơn
Nhận biết được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, câu trần thuật đơn có từ “là”
Xác định được các thành phần chính, phụ, câu trần thuật đơn
Viết được một đoạn văn đảm bảo nội dung, có sử dụng các biện pháp tu từ
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 4 
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỉ lệ: 85 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 6
Số điểm: 3
Tỉ lệ : 30 %
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70 %
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Trường : THCS Kiên Bình ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ II 
Họ và tên :  Môn: Văn 6- Tiết 119 - Tuần 31 - Năm học 2015 - 2016
Lớp :  Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Đề chẵn
Điểm
Lời phê của giáo viên
A / Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu mà em cho là đúng nhất . (3 điểm)
Câu 1. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với loại phó từ đứng trước động từ, tính từ ? 
a . Quan hệ thời gian, mức độ. b . sự tiếp diễn tương tự. 
c. Sự phủ định, cầu khiến. d. Quan hệ trật tự.
Câu 2. Chi tiết không thể dùng để miêu tả cảnh mặt trời mọc?
 a. Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà. 
 b . Phía đông, chân trời đã ửng hồng. 
 c. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng. 
 d. Ánh sáng mặt trời bắt đầu chói chang.
Câu 3. Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?
 a . Người cha mái tóc bạc. b. Bóng Bác cao lồng lộng. 
 c . Bác vẫn ngồi đinh ninh. d. Chú cứ việc ngủ ngon. 
Câu 4. Trong câu “ Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre” hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối ?
 a . Ẩn dụ. b. So sánh. c. Nhân hóa. d. Hoán dụ.
Câu 5. Thành phần chính của câu là:
 a. Chủ ngữ. b. Trạng ngữ. c. Vị ngữ. d. Cả a và c.
Câu 6. Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
 a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu.
 b. Tôi đi học còn em bé đi nhà trẻ.
 c. Chim én về theo mùa gặt.
 d. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
B/ Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: Tìm câu trần thuật đơn trong đoạn trích dưới đây. Cho biết những câu đó được dùng để làm gì? ( 3 điểm)
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
 ( Cô Tô – Nguyễn Tuân)
Câu 2: ( 4 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn khoảng từ năm đến bảy câu miêu tả cảnh mặt trời mọc ở quê hương em trong đó có sử dụng ít nhất hai biện pháp nghệ thuật mà em đã học.
Bài làm
........
ĐÁP ÁN
KIỂM TRA TẬP TRUNG _ Năm học: 2015 - 2016
Môn Văn – khối 6 – Tiết 119 - Tuần 31
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Đề chẵn
A .Trắc nghiệm ( 3 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm
1
2
3
4
5
6
d
c
a
c
d
b
B .Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
 - Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. 
 - Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.
Câu 2: ( 4 điểm) Yêu cầu: viết đúng nội dung yêu cầu đề, câu đúng ngữ pháp, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học. (VD: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ,)
Trường : THCS Kiên Bình ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ II
 Môn: Văn 6 - Tiết 119 - Tuần 31 - Năm học 2015 - 2016
Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
I. Mục tiêu đề kiểm tra
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức phân môn văn bản từ tuần 21 đến tuần 30.
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá các kiến thức đồng thời kiểm tra việc vận dụng các kiến thức đã học ở ba phân môn của học sinh.
3. Thái độ: Đánh giá được trình độ tiếp thu của của học sinh để có thể đưa ra các phương pháp phù hợp giúp học sinh học tốt hơn.
II. Hình thức kiểm tra
Hình thức: Tự luận, trắc nghiệm học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong vòng 45 phút.
III. Thiết lập ma trận
Đề lẻ
	KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
Tên Chủ đề (nội dung, chương)
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1
Từ loại, các biện pháp tu từ
Nhận biết được các từ loại, các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
Chủ đề 2
Các thành phần chính của câu, kiểu câu đơn
Nhận biết được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, câu trần thuật đơn có từ “là”
Xác định được các thành phần chính, phụ, câu trần thuật đơn
Viết được một đoạn văn đảm bảo nội dung, có sử dụng các biện pháp tu từ
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 4 
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỉ lệ: 85 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 6
Số điểm: 3
Tỉ lệ : 30 %
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70 %
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Trường : THCS Kiên Bình ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ II 
Họ và tên :  Môn: Văn 6- Tiết 119 - Tuần 31 - Năm học 2015 - 2016
Lớp :  Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Đề lẻ
Điểm
Lời phê của giáo viên
A / Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu mà em cho là đúng nhất . 
Câu 1. Trong ví dụ sau tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2. Trong câu thơ sau nhà thơ đã sử dụng kiểu ẩn dụ nào?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
a. Ẩn dụ Phẩm chất. 	b. Ẩn dụ cách thức. 
c.Ẩn dụ hình thức. 	 d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 3. Vị ngữ trong câu “ Ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh” có cấu tạo là:
a. Động từ. b. Cụm động từ. c. Cụm danh từ. d. Cụm tính từ.
Câu 4. Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
 a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu.
 b. Chim én về theo mùa gặt.
 c. Tôi đi học còn em bé đi nhà trẻ.
 d. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Câu 5. Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào mà em đã học?
“Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”.
a. Ẩn dụ. 	 b. So sánh. 	 c. Nhân hóa. d. Hoán dụ .
Câu 6. Câu trần thuật đơn có từ “là” sau đây thuộc kiểu câu nào?
Quê hương là chùm khế ngọt
a. Câu định nghĩa. b. Câu miêu tả. c. Câu giới thiệu. d. Câu đánh giá.
B/ Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)Xác định các thành phần chính và thành phần phần phụ trong các câu sau:
 Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
 ( Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài) 
Câu 4: ( 4 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn khoảng từ năm đến bảy câu miêu tả cảnh mặt trời mọc ở quê hương em trong đó có sử dụng ít nhất hai biện pháp nghệ thuật mà em đã học.
Bài làm
......
Trường THCS Kiên Bình 
ĐÁP ÁN
KIỂM TRA TẬP TRUNG _ Năm học: 2015 - 2016
Môn Văn – khối 6 – Tiết 119 - Tuần 31
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Đề lẻ:
A .Trắc nghiệm ( 3 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm
1
2
3
4
5
6
c
a
b
c
d
a
B .Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: 
- Tr: Chẳng bao lâu CN: Tôi: VN: đã. tráng
- CN: Đôi..tôi VN: mẫm bóngtính từ
- CN: nhữngkhoeo VN: cứ cứng (VN1)và nhọn hoắt(VN2)
- Tr: Thỉnh thoảng......vuốt CN: Tôi VN: co cẳng.....cỏ
- CN: những..cỏ VN: gãy rạp .......
Câu 4: ( 4 điểm) Yêu cầu: viết đúng nội dung yêu cầu đề, câu đúng ngữ pháp, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học. (VD: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ,)
Kiên Bình, ngày tháng ..năm 2016	 Kiên Bình, ngày tháng .năm 2016
 Duyệt của tổ chuyên môn GVBM
 Hà Thị Hạnh Nguyễn Thị Lan Phương
 Kiên Bình, ngày.tháng.năm 2016
 Duyệt của Ban Giám Hiệu
...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_KT_van_6_tuan.doc