MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Sinh học 6 TÊN CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG SÁNG TẠO Chương 1 Tế bào 4 tiết đặc điểm của cơ thể sống 2đ = 20% 2đ = 20% Chương 2 Rễ 5 tiết Phân biệt được rễ cọc và rễ chùm 2đ = 20% 2đ = 20% Chương 3 Thân 8 tiết Nêu được cấu tạo ngoài của thân Phân biệt được các loại thân chính Giải thích được tác dụng của bấm ngọn, tỉa cành 3đ= 30% 1đ = 10% 1đ = 10% 1đ = 10% Chương 4 Lá 8 tiết Nêu được quá trình sinh lý của thực vật Giải thích hiện tượng thực tế 3đ = 30% 2đ = 20% 1đ = 10% Số câu : 6 Số điểm Tỉ lệ 3đ 30% 3đ 30% 3đ 30% 1đ 10% TRƯỜNG THCS HÒA HỘI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Sinh học Lớp: 6 Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: ( 2đ ) a/ Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp? Ý nghĩa của quang hợp? b/ Vì sao ngồi dưới tán cây người ta thường khỏe vào ban ngày và mệt vào ban đêm? Câu 2: ( 2đ ) a/ Trình bày cấu tạo ngoài của thân? b/ Giải thích được tại sao phải bấm ngọn, tỉa cành cho cây? Câu 3: Có mấy loại thân chính ? Là những loại thân nào? (1đ) Câu 4: Viết sơ đồ quang hợp và viết sơ đồ hô hấp?(1đ) Câu 5: Trình bày đặc điểm của một cơ thể sống?(2đ) Câu 6: Điểm giống và khác nhau giữa rễ cọc và rễ chùm.(2đ) BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC 6 Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 2đ a - Điều kiện bên ngoài: Ánh sáng, nước, hàm lượng cacbonic trong không khí và nhiệt độ của môi trường. - Ý nghĩa: Tạo ra chất hữu cơ cho cây và các sinh vật khác, cả con người. Góp phần điều hòa không khí làm giảm lượng khí cacbonic do động vật và con người tạo ra, đồng thời cung cấp khí oxi cho động vật và con người. 0,5đ 0,5đ b Vì ban ngày cây xảy ra quá trình quang hợp, do đó thải ra khí ôxi và hấp thụ khí cácbonic làm người ta cảm thấy dễ chịu. Ngược lại ban đêm chỉ xảy ra quá trình hô hấp, do đó thải ra khí cácbonic và hấp thụ khí ôxi làm người ta cảm thấy khó chịu. 1đ 2 2đ a - Cấu tạo ngoài của thân + Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. + Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá. + Chồi hoa mang các mầm hoa sẽ phát triển thành hoa. + Chồi lá mang mầm lá sẽ phát triển thành cành mang lá 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ b - Giải thích: + Thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa vì: Khi bấm ngọn cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển. + Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi, hoa, quả, lá phát triển. 0,5đ 0,5đ 3 * Có 3 loại thân : - Thân đứng : + Thân gổ + Thân cột + Thân cỏ - Thân leo: + Leo bằng thân quấn + Leo bằng tua cuốn + Leo bằng rễ móc - Thân bò 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 4 -Sơ đồ quang hợp : Anh sáng Nước + khí cacbonic Tinh bột + Khí ôxi Chất diệp lục - Sơ đồ hô hấp : Chất hữu cơ + Khí ôxi Năng lượng + khí cacbônic + hơi nước 0,5đ 0,5đ 5 - Trao đổi chất với môi trường: - Đặc điểm vận động: Vật không sống không có khả năng tự cử động. Ngược lại cơ thể sông lại có. - Đặc điểm sinh sản. Vật không sông không có khả năng sinh sản. Ngược lại vật sống thì có. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 6 - Giống: hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây, giúp cây bám trụ trên đất. - Khác: + Rễ cọc: Có một rễ chính to, khỏe; xung quanh mọc nhiều rễ con. + Rễ chùm: Các rễ to dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc của thân và tạo thành chùm 1đ 0,5đ 0,5đ
Tài liệu đính kèm: