Đề kiểm tra Sinh học 6 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Hồng Thảo

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học 6 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Hồng Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Sinh học 6 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Hồng Thảo
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2015 – 2016 
Môn: Sinh học 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
1. Thiết lập ma trận :
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chương VI
Hoa và sinh sản hữu tính
Câu 4
1,0
1 câu
1,0
Chương VII
Quả và hạt
Câu 5
1,0
Câu 2
 2,0
2câu
3,0
Chương VIII
Các nhóm thực vật
Câu 3
2,0
1 câu
2,0
Chương IX 
Vai trò của TV
Câu 1
1,0
1 câu
1,0
Chương X
Vi khuẩn- Nấm- Địa y
Câu 6
3,0
1 câu
3,0
Tổng
1 câu
3,0
2 câu
3,0
2 câu
2,0
1 câu
2,0
6 câu
10
2. Đề bài:
Câu 1: (1,0 điểm) Tại sao người ta nói thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán?
Câu 2: (2,0 điểm) Trình bày và giải thích thí nghiệm hạt nảy mầm cần độ ẩm thích hợp?
Câu 3 : (2,0 điểm) Phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm ? Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
Câu 4: (1,0 điểm) Giải thích vì sao hoa thụ phấn nhờ gió hạt phấn thường nhỏ, nhiều và nhẹ?
Câu 5: (1,0điểm) Hãy phân chia các loại quả sau thành 2 nhóm: nhóm quả khô và nhóm quả thịt: Táo, xoài, thìa là, quả đậu Hà lan, đậu xanh, cà chua, quả chò, quả mơ, quả cải, quả chanh, quả bông.
Câu 6: (3,0 điểm) Trình bày lợi ích của vi khuẩn?
--------------------------------Hết----------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KỲ II
Năm học: 2015 – 2016 
Môn: Sinh học 6
Câu
Nội dung trả lời
Biểu điểm
1
Thực vật có vai trò chống lũ lụt và hạn hán bởi:
- Ở những nơi không có rừng , sau khi mưa lớn đất bị sói mòn theo nước mưa rửa trôi xuống làm lấp lòng sông suối ; nước không thoát kịp , tràn lên các vùng thấp , gây ngập lụt.
- Mặt khác, tại nơi đó đất không giữ đựợc nước gây ra hạn hán.
0.5
0,5
2
- Cách tiến hành:
 + Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc 10 hạt.
 + Cốc 1 đẻ nguyên, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6-7 cm, cốc 3 lót xuống duới những hạt đỗ 1 lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát.
- Kết quả: Sau 3-4 ngày, đếm số hạt nẩy mầm ở mỗi cốc :
 Cốc 1: 10 hạt đều không nẩy mầm
 Cốc 2: Hạt chỉ nứt và trương lên chứ không nảy mầm.
 Cốc 3:Cả 3 hạt đều nảy mầm.
- Giải thích: 
+ Hạt khô không có nước thì không nảy mầm, hạt ngập trong nước, không hô hấp thì không nảy mầm. 
+ Chỉ có hạt ở cốc 3 là có độ ẩm thích hợp thì nảy mầm.
 0,5
0,5
0,5
0,5
3
- Cây hai lá mầm: Rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa có 5 cánh (Có loài 4 cánh), thân gỗ, cỏ, leo; phôi hạt có hai lá mầm.
- Cây một lá mầm: Rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song hoa có 6 cánh (Có loài 3 cánh), thân cỏ, cột; phôi hạt có một lá mầm.
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển
- Có hoa, quả, hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt. Hoa, quả có nhiều dạng khác nhau. Môi trường sống đa dang
0,5
0,5
0,5
0,5
4
- Hạt phấn của cây thụ phấn nhờ gió thường nhỏ, nhẹ, nhiều vì hoa thụ phấn nhờ gió có tỷ lệ hạt phấn rơi vào hoa cái rất thấp cho nên hạt phấn phải nhiều.
- Nếu nặng và to thì khi gió thổi sẽ rơi nhanh xuống đất, không thụ phấn cho cây được.
0,5
0,5
5
- Quả thịt: táo, xoài, cà chua,quả mơ, quả chanh
- Quả khô: thìa là, đậu Hà lan, quả đậu xanh, quả chò, quả cải, quả bông
0,5
0,5
6
- Vi khuẩn có vai trò to lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người.
- Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn trong đất phân huỷ thành mùn cho cây sử dụng. Do đó đảm bảo dược nguồn vật chất trong tự nhiên.
- Một số vi khuẩn góp phần tạo thành than đá hoặc dầu lửa. 
- Nhiều vi khuẩn khác có ích được ứng dụng trong công nghiệp và trong nông nghiệp.
0,75
0,75
0,75
0,75
--------------------------------------------------
 Duyệt Tổ CM	GVBM
 Trần Thị Hồng Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KT_HK_2_sinh_6.doc