Đề kiểm tra sinh 1 tiết

doc 11 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra sinh 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra sinh 1 tiết
Trong tế bào các bào quan nằm ở đâu ?
 a. Trong nhân b. Trong màng tế bào c. Trong chất tế bào d. Trong ti thể
 2. Mô nào có chức năng co dãn ?	
 a. Mô thần kinh b. Mô cơ c. Mô liên kết d. Mô tim
 3. Chức năng của vòng tuần hoàn lớn là:
 a. Thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể.	 b. Cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào. 
 c. Nhận khí oxi từ phổi đưa về tim. d. Nhận oxi từ phổi và thải cacbonic ra khỏi cơ thể.
 4. Vận tốc máu ở động mạch là : 
 a. 0,001 m/s b. 0,05 m/s c. 0.2 m/s d. 0,5 m/s 
Câu 2: Chọn các câu ở cột B sao cho tương ứng với các câu ở cột A ( 1đ)
CỘT A (Chức năng)
CỘT B (Cấu tạo)
1. Xương to về bề ngang
a. Mô xương cứng
2. Giảm ma sát trong khớp xương 
b. Mô xương xốp có các nan xương
3. Phân tán lực, tạo ô chứa tủy
c. Tủy xương 
4. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
d. Sụn tăng tưởng
e. Sụn bọc đầu xương
g. Màng xương
 ═► Trả lời: 1 + g. ; 2+ e ; 3 + b.. ; 4 + a
 Câu 3: Chọn các từ hoặc cụm từ cho dưới đây điền vào chổ trống cho thích hợp: (2đ) 
(tuyến tiêu hóa, dinh dưỡng, bạch huyết, ruột non, máu, phân phối, phức tạp, hóa học, tụy, ruột.)
	Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt (1)hóa học... là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan,(2)tụy.., các tuyến ruột, nên ở (3)ruột non.. có đủ các loại enzim phân giải các phân tử (4)phức tập.. của thức ăn thành các chất (5)dinh dưỡng. có thể hấp thụ được.
	Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở (6)ruột non.. Các chất được hấp thụ tuy đi theo hai đường là máu và(7)bạch huyết. nhưng cuối cùng vẫn được hòa chung và (8) phân phối.. đến các tế bào cơ thể.
 II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1: Để xương và cơ phát triển cân đối em cần phải làm gì ? (1đ)
Để cơ và xương phát triển cân đối cần:
-Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí
-Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương
-Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức
Câu 2: Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lồng ngực cho nạn nhân bị gián đoạn hô hấp. (2đ)
Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân năm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài (khoảng 200 ml), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
- Thực hiện liên tục như thế với 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường
Câu 3: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? (1đ)
Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như sau:
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị. 
- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3 – 10 axit amin)
Câu 4: Người có nhóm máu O có truyền được cho người có nhóm máu AB hay không? Vì sao. (1đ)
- Người có nhóm máu O truyền được cho người có nhóm máu AB.
Vì: Người có nhóm máu O không có kháng nguyên A và B nên truyền cho người có nhóm máu AB sẽ không gây kết dính
Đề II: 
I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)
 Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (2đ)
 1. Bào quan có chức năng tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lựơng trong tế bào là:
 a. Nhân b. Màng tế bào c. Chất tế bào d. Ti thể
2. Các mô nào thuộc mô liên kết ?
 a. Mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ. b. Mô sợi, mô cơ trơn, mô xương, mô mỡ 
 c Mô xương, mô cơ, mô thần kinh, mô sụn. d. Mô mỡ, mô cơ trơn, mô cơ vân, mô xương 
 3. Chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ là:
 a. Cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào b. Cung cấp cacbonic cho tế bào
 c. Giúp máu trao đổi oxi và cacbonic d. Vận chuyển cacbonic từ tế bào ra khỏi cơ thể
 4. Vận tốc máu ở tĩnh mạch là :
 a. 0,001s b. 0.2m/s c. 0,5m/s d. 0,05m/s 
Câu 2: Chọn các câu ở cột B sao cho tương ứng với các câu ở cột A ( 1đ)
CỘT A (Cấu tạo)
CỘT B (Chức năng)
1. Sụn bọc đầu xương
a. Phân tán lực, tạo ô chứa tủy
2. Màng xương
b. Xương dài ra
3. Mô xương xốp có các nan xương
c. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già
4. Mô xương cứng
d. Giảm ma sát trong khớp xương 
e. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
g. Giúp xương phát triển to về bề ngang
 ═► Trả lời: 1 + d. ; 2+ g ; 3 + a.. ; 4 + e
 Câu 3: Chọn các từ hoặc cụm từ cho dưới đây điền vào chổ trống cho thích hợp: (2đ) 
 ( enzim, dinh dưỡng, hấp thụ, tiêu hóa, ruột non, gan, tế bào, biến đổi, thức ăn, ruột.)
 Thức ăn xuống đến ruột non được (1)biến đổi... tiếp về mặt hóa học là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến (2)tiêu hóa.. hỗ trợ như(3)gan.., tụy, các tuyến ruột, nên ở ruột non có đủ các loại(4)Enzim. phân giải các phân tử phức tạp của(5)thức ăn. thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được.
	Sự (6)hấp thụ.. các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non. Các chất được (7)hập thụ tuy đi theo hai đường là máu và bạch huyết nhưng cuối cùng vẫn được hòa chung và phân phối đến các(8) tế bào cơ thể.
 II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) 
Câu 1: Trình bày sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng ?(1đ) 
Ở khoang miệng diễn ra 2 sự biến đổi:
- Biến đổi lí học: Tuyến nước bọt tiết nước bọt. Răng, lưỡi, cơ môi và má: nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
-Biến đổi hóa học: Enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường mantôzơ.
Câu 2: Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân bị gián đoạn hô hấp. (2đ)
Hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.
- Thổi liên tục với 12 – 20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.
Câu 3: Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và trong học tập cần phải chú ý điều gì ?(1đ)
Để chống bệnh cong vẹo cột sống:
- Khi mang vác vật nặng, không nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân.
Câu 4: Người có nhóm máu AB có truyền được cho người có nhóm máu O hay không? Vì sao 
- Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O.
- Vì: Người có nhóm máu AB có kháng nguyên A và B nên truyền cho người có nhóm máu O sẽ gây kết dính
Trong tế bào các bào quan nằm ở đâu ?
 a. Trong nhân b. Trong lưới nội chất c. Trong chất tế bào d. Trong ti thể
 2. Mô nào có chức năng co dãn ?	
 a. Mô thần kinh b. Mô cơ c. Mô liên kết d. Mô tim
 3. Chức năng của vòng tuần hoàn lớn là:
 a. Thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể.	 b. Cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào. 
 c. Nhận khí oxi từ phổi đưa về tim. d. Nhận oxi từ phổi và thải cacbonic ra khỏi cơ thể.
 4. Vận tốc máu ở động mạch là : 
 a. 0,001 m/s b. 0,05 m/s c. 0.2 m/s d. 0,5 m/s 
 5. Xương dài ra được là nhờ:
 a. Màng xương	b. Sụn tăng trưởng	c. Mô xương cứng 	d. Sụn bọc đầu xương
 6. Bộ phận nào có chức năng giảm ma sát trong khớp xương:
 a. Màng xương	b. Sụn tăng trưởng	c. Mô xương cứng 	d. Sụn bọc đầu xương
 7. Loại thức ăn được tiêu hóa ở khoang miệng:
 a. Prôtêin	b. Lipit	c. Tinh bột	d. Prôtêin và tinh bột
 8. Loại thức ăn được tiêu hóa bởi enzim pepsin:
 a. Prôtêin	b. Lipit	c. Tinh bột	d. Prôtêin và tinh bột
 9. Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt nơron làm mấy loại?	
 a. 2 loại b. 3 loại c. 4 loại d. 5. loại
 10. Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
 a. Do thiếu dinh dưỡng	b. Do tích tụ axit lactic	c. Do cơ thể vận động nhiều
 d. Do cơ thể không được cung cấp đủ oxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ
II. TỰ LUẬN : (5 điểm)
Kể tên 6 loại bệnh tiêm chủng (chích ngừa) cho trẻ em dưới 6 tuổi (1,5 điểm)
Bạch hầu
Ho gà
Uống ván
Bại liệt
Lao 
Sởi
Giả sử bạn em có nhóm máu A, đang bị bệnh cần truyền máu. Em hãy cho biết có những 
nhóm máu nào có thể truyền được cho bạn mình? (0,5 điểm)
Nhóm máu A
Nhóm máu O
Khi gặp 1 người bị gián đoạn hô hấp do đuối nước, em phải làm gì? (2 điểm)
Loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ( ở tư thế dốc ngược đầu) vừa chạy.
Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ( Học sinh có thể chọn 1 trong 2 phương pháp sau)
* Phương pháp hà hơi thổi ngạt
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.
- Thổi liên tục với 12 – 20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.
* Phương pháp ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân năm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài (khoảng 200 ml), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
- Thực hiện liên tục như thế với 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường
Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ : “Nhai kĩ no lâu”. (1 điểm)
Khi nhai càng kĩ, thức ăn càng nhuyễn được trộn đều với dịch tiêu hóa thì hiệu suất tiêu hóa cao, 
cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.
1. Bào quan có chức năng tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lựơng trong tế bào là:
 a. Nhân b. Màng tế bào c. Chất tế bào d. Ti thể
2. Các mô nào thuộc mô liên kết ?
 a. Mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ. b. Mô sợi, mô cơ trơn, mô xương, mô mỡ 
 c Mô xương, mô cơ, mô thần kinh, mô sụn. d. Mô mỡ, mô cơ trơn, mô cơ vân, mô xương 
 3. Chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ là:
 a. Cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào b. Cung cấp cacbonic cho tế bào
 c. Giúp máu trao đổi oxi và cacbonic d. Vận chuyển cacbonic từ tế bào ra khỏi cơ thể
 4. Vận tốc máu ở mao mạch là :
 a. 0,001m/s b. 0.2m/s c. 0,5m/s d. 0,05m/s 
 5. Xương to ra được là nhờ:
 a. Màng xương	b. Sụn tăng trưởng	c. Mô xương cứng 	d. Sụn bọc đầu xương
 6. Bộ phận nào của xương có chức năng phân tán lực:
 a. Màng xương	b. Mô xương xốp gồm các nan xương
 c. Mô xương cứng 	d. Sụn bọc đầu xương
 7. Enzim biến đổi tinh bột là:
 a. Pepsin	b. Lipaza	c. Amilaza	d. Trypsin
 8. Loại thức ăn được tiêu hóa bởi enzim lipaza:
 a. Prôtêin	b. Lipit	c. Tinh bột	d. Prôtêin và lipit
 9. Cấu tạo nơron gồm ?
 a. Thân, sợi nhánh b. Nhân, sợi nhánh, sợi trục 
 c. Thân, sợi nhánh, sợi trục d. Sợi nhánh, nhân, thân
 10. Biện pháp chống mỏi cơ:
 	a. Nghỉ ngơi, hít thở sâu, uống nước lạnh	b. Hít thở sâu, xoa bóp cơ, đi bơi
 c. Xoa bóp cơ, chạy tại chỗ, uống nước ngọt 	d. Nghỉ ngơi, hít thở sâu, xoa bóp cơ	
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Miễn dịch là gì? Kể tên các loại miễn dịch. (1,5 điểm)
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó
- Miễn dịch tự nhiên
+ Miễn dịch bẩm sinh
+ Miễn dịch tập nhiễm
- Miễn dich nhân tạo
Giả sử bạn em có nhóm máu B, đang bị bệnh cần truyền máu. Em hãy cho biết có những 
nhóm máu nào có thể truyền được cho bạn mình? (0,5 điểm)
Nhóm máu B
Nhóm máu O
Khi gặp 1 người bị gián đoạn hô hấp do điện giật, em phải làm gì? (2 điểm)
Tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện
Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ( Học sinh có thể chọn 1 trong 2 phương pháp sau)
* Phương pháp hà hơi thổi ngạt
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.
- Thổi liên tục với 12 – 20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.
* Phương pháp ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân năm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài (khoảng 200 ml), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
- Thực hiện liên tục như thế với 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
Khi ta ăn cháo, uống sữa, 2 loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào ?(1 điểm)
- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza phân giải thành đường mantôzơ.
- Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.
Câu 1: Thân to ra về bề ngang nhờ:
 A. các tế bào màng xương dày lên
 B. các tế bào màng xương to ra
 C. các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới
 D. các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới
Câu 2: Xương dài ra nhờ:
 A. các tế bào lớp sụn tăng trưởng dày lên
 B. các tế bào lớp sụn tăng trưởng to ra
 C. các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới
 D. các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới
Câu 3: Các chất nào trong các chất sau đây không được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
 A. Prôtêin B. Gluxit C. Vitamin D. Lipit
Câu 4: Các chất nào trong các chất sau đây được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
 A. Vitamin B. Lipit C. Muối khoáng D. Nước
Câu 5: Hãy ghép các ý ở cột B với cột A cho phù hợp với chức năng của các bộ phận của tế bào, ghi vào cột trả lời VD: 1→ A, ...
Các bộ phận
Chức năng
Trả lời
1. Màng sinh chất
A) Điều khiển các hoạt động sống của tế bào
1=>b
2. Chất tế bào
B) Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
2=>c
3. Nhân
C) Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
3=>a
4. Riboxom
D) Tổng hợp và vận chuyển các chất
4->e
E) Nơi tổng hợp protein
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể?
- Mọi cơ quan của cơ thể người đều được cấu tạo từ tế bào. (0.5đ) 
- Ví dụ: Tế bào xương, tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào biểu bì, các tế bào tuyến (0.5đ)
Câu 2: (1 điểm) Chúng ta cần làm gì để hệ cơ, xương phát triển cân đối?
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
+ Tắm nắng: chuyển hoá vitaminD - vitaminD tăng qt chuyển hoá can xi tạo xương.
+ Rèn luyện thể thao và lao động vừa sức, lao động khoa học.
+ Ngồi học đúng tư thế.
Câu 3: (2.5 điểm)
 a) Trình bày chu kì hoạt động của tim?
a) Chu kì hoạt động của tim:
- Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm 3 pha: Nhĩ co (0,1s); thất co (0,3s) pha dãn chung (0,4s) (0.75đ)
- Trung bình trong mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim (nhịp tim). (0.75đ)
 b) Hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?
Vì chu kì hoạt động của tim là 0.8 giây, trong đó pha dãn chung là 0.4 giây tim sẽ được phục hồi lại nên hoạt động suốt đời không mệt mỏi. (1đ)
Câu 4: (1 điểm) Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Cung cấp oxi để oxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể (1đ)
Câu 5: (2.5 điểm)
 a) Các chất trong thức ăn có thể được phân thành những nhóm nào?
Các chất trong thức ăn được chia hai nhóm: chất hữu cơ và chất vô cơ (0.5đ)
 b) Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt?
Vì cơm là tinh bột đã được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ tác dụng lên gai vị giác làm ta có cảm giác ngọt (0.5đ)
 c) So sánh sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày?
- Giống nhau: đều gồm hai mặt biến đổi lí học, hóa học và biến đổi lí học là chủ yếu 
- Khác nhau: Biến đổi hóa học:
+ Khoang miệng: Biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ
+ Dạ dày: Biến đổi prôtêin chuỗi dài thành chuỗi ngắn.
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1(3đ) : Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất:
1/ Trong dịch vị có enzim?
a. Amylaza.	b. Trepsin.	c. Pepsin.	d.Cả 3 loại trên.
2/ Loại tuyến tiêu hóa nào sau đây được tiết ra ở ruột non:
a.Tuyến gan.	b.Tuyến vị.	c.Tuyến tụy.	d.Tuyến ruột.
3/ Trong tuyến nước bọt có enzim?
a. Amylaza.	b.Trepsin.	c. Pepsin.	d. Lipaza.
4/ Loại tuyến hóa nào sau đây được tiết ra ở dạ dày:
a.Tuyến gan.	b.Tuyến vị.	c.Tuyến tụy.	d.Tuyến ruột.
5/Đặc điểm nào không phải của hồng cầu :
a. Màu hồng.	b. Không nhân
c. Lõm 2 mặt. 	d. Có khả năng phân chia
6/ Người có nhóm máu AB có thể cho được máu của nhóm nào sau đây:
a. Máu A.	b. Máu AB.	c. Máu B.	d. Máu O.	đ. Cả 4 nhóm. 
7/ Khi tâm thất trái co, nơi máu được bơm tới:
a. Động mạch phổi	b. Vòng tuần hoàn nhỏ	
c. Vòng tuần hoàn lớn	d. Tâm nhĩ trái
8/ Thành phần của máu gồm:
a. Hồng cầu và tiểu cầu.	b. Bạch cầu và hồng cầu.
c. Huyết tương và các tế bào máu.	d. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
9/ Mỗi chu kì co dãn của tim gồm:
a. 0,3 giây.	b. 0,8 giây.	c. 0,1 giây. 	d. 0,4 giây.
10/ Người có nhóm máu 0 có thể nhận được máu của nhóm nào sau đây:
a. Máu A.	b.Máu AB.	c.Máu B.	d.Máu O.	đ.Cả 4 nhóm .
11/Chức năng nào sau đây không phải của dạ dày:
a. Chứa thức ăn	b.Co bóp, nghiền nát, đảo trộn thức ăn	
c.Tiêu hóa tất cả các chất trong thức ăn d.Tiết dịch tiêu hóa thức ăn prôtêin
12/ Hoạt động nào không xảy ra ở dạ dày?
a. Biến đổi lí học	b.Biến đổi hóa học	
c.Tiết dịch tiêu hóa	d.Hấp thụ các chất dinh dưỡng
Câu 2(1đ): Nối cột B với cột A:
 A.Thành phần của máu
 B.Chức năng
C.trả lời
1.Huyết tương
a.Làm máu đông, bịt kín vết thương
1+c..
2.Hồng cầu
b.Bảo vệ cơ thể
2+d.
3.Bạch cầu
c.Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác và các chất thải.
3+b.
4.Tiểu cầu
d.Vận chuyển O2 và CO2
4+a..
Câu 3(1đ): Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống câu sau đây :
 Ruột non rất dài, là phần ......dài nhất. của ống tiêu hóa, tổng diện tích. bên trong của ruột non đạt tới khoảng 500 m2. Ở ruột non có đầy đủ các loại enzim.để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào mao mạch máu và mao mạch ....bạch huyết......................để nuôi cơ thể.
B.TỰ LUẬN
Câu 1(1,5đ) Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào ?
Các giai đoạn trong quá trình hô hấp:
- Sự thở (sự thông khí ở phổi): lấy ôxi và thải khí cacbônic. Thông qua hoạt động hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí
- Sự trao đổi khí ở phổi: gồm sự khuếch tán của ôxi từ không khí ở phế nang vào máu và cacbonic từ máu vào không khí ở phế nang.	
- Sự trao đổi khí ở tế bào: gồm sự khuếch tán của ôxi từ máu vào tế bào và cacbonic từ tế bào vào máu.	
Câu 2(1,5đ) 
a/Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch?
b/ Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120mmHg và 150/180 mmHg. Em hiểu điều đó như thế nào?
a/ Ở tĩnh mạch, huyết áp tim rất nhỏ, sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch được hổ trợ chủ yếu nhờ sức đẩy :do sự co bóp các cơ bắp bao quanh thành mạch, sức hút lồng ngực khi hít vào, sức hút tâm nhĩ khi dãn ra, các van 1 chiều.	
b/	- Chỉ số 80/120mmHg: chỉ huyết áp bình thường( 80: huyết áp tối thiểu, 120: huyết áp tối đa)	
-Chỉ số 150/180 mm Hg: chỉ huyết áp cao là bệnh.	
Câu 3(2đ) : Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày, còn những chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? Vì sao?
*Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày còn những chất như: Gluxxit, li pit, prôtêin cần được tiêu hóa tiếp 
*Vì: + Ở khoang miệng và dạ dày chủ yếu là biến đổi lí học.
+ Ở khoang miệng chỉ tiêu hóa được 1 phần thức ăn tinh bột chín thành đường mantôzơ nhờ en zim amylaza có trong tuyến nước bọt	
+Ở dạ dày: Loại thức ăn prôtêin được phân cắt 1 phần thành các chuỗi ngắn 3-10 axit amin nhờ enzim pépsin có trong dịch vị. Còn các loại thức ăn khác không được tiêu hóa. Vì vậy sau tiêu hóa ở dạ dày còn những chất như: Gluxxit, li pit, prôtêin cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non. 
I/ Phần trắc nghiệm: (4,0điểm) Hãy chọn 1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_sinh_1_tiet_hay_77.doc