SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 BÀI VIẾT SỐ 2 (Thời gian 90 phút) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT * Mục tiêu kiểm tra - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì I. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận * Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: + Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản. + Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết. + Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS. - Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức + Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. Xác định khung ma trận. KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 2- LỚP 11 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1.Kiến thức đọc hiểu văn bản Tre Việt Nam Phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt -Phân tích tac dụng của biện pháp nhân hóa -Tìm ra những phẩm chất đáng quý của con người từ hình tượng cây tre Viết đoạn văn (5-7 câu) Số câu: 4 Tỉ lệ: 40 % 0.5 điểm 2 điểm 1.5 điểm 40%= 4,0 điểm 2. L àm văn ( Nghị luận văn học) - Sa hành đoản ca - Bài ca ngất ngưởng - Văn tế nghĩa sĩ CG - Chiếu cầu hiền Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương th ức biểu đạt biết cách làm bài nghị luận văn học. Số câu: 1 Tỉ lệ: 60% 60%= 6,0 điểm Tổng Cộng 10 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH BÀI VIẾT SỐ 2 - NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2016- 2017 Thời gian 90 phút Câu 1 (4 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi sau: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” (Tre Việt Nam_ Nguyễn Duy) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt? Câu 2: Phân tích tác dụng của phép nhân hóa có trong văn bản? Câu 3: Hình tượng cây tre trong đoạn thơ tượng trưng cho phẩm chất nào của con người Việt Nam? Câu 4: Bàn luận về một phảm chất quý ( 5 đến 7 câu) Câu 2: (6 điểm): Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc của Nguuyễn Đình Chiểu. - HẾT - V– HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 a. Biểu cảm b.Nhân hóa. Tác dụng: Tre mang hành động của con người (tay ôm tay níu, truyền đời, phơi nắng). mang vẻ đẹp tâm hồn con người ( không ở riêng, đâu chịu mọc cong, nhường cho con). c. Tượng trưng: Tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau, sức sống vượt qua khó khăn gian khổ, chiu tương chịu khó, hy sinh vì con cái, d. HS lựa chọn một phẩm chất viết thành đoạn văn từ 5-7 câu. Có câu chủ đề, các câu triển khai và câu kết. 0.5 1 1 1.5 2 Tổng:1+2 * Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, logic * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu nhưng cần đảm bảo nội dung sau: a. Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu – Lá cờ đầu cho thơ văn yêu nước chống Pháp giai đoạn nữa cuối thế kỉ XIX. - Giới thiệu bài văn tế - Hoàn cảnh ra đời, khái quát những nét lớn về nội dung đặc biệt là vẻ đẹp của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ. b. Thân bài: - Nội dung: Phân tích được bối cảnh bão táp của thời đại và quan niệm sống đẹp của nghĩa quân. *Vẻ đẹp hình tượng người nông dân + Hoàn cảnh xuất thân + Diễn biến tư tưởng và việc tự nguyện ra trận đánh giặc của người nông dân. *Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ + Trang bị của nghĩa quân khi ra trận + Tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại. - Nghệ thuật: từ ngữ gợi tả,so sánh đậm chất nông dân, động từ mạnh, dồn dập, c. Kết bài: đánh giá chung, cảm nhận cá nhân. Lưu ý: Học sinh có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục. 6 10 VI. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ................................................................................................................................................................................................................................................. Người biên soạn đề kiểm tra Ngô thị Mai
Tài liệu đính kèm: