TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 ( Năm học 2011 – 2012) Thời gian làm bài 45 phút A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng KQ TL KQ TL Thấp Cao Chuyện người con gái Nam Xương - Nhớ được thời điểm ra đời tác phẩm. - Tóm tắt tác phẩm bằng một đoạn văn ngắn. Số câu:2 S.điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Cảm nhận được giá trị nội dung phản ánh xã hội trong tác phẩm. Số câu:1 S.điểm:0,5 Tỉ lệ:5% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Hoàng Lê nhất thống chí - Hiểu về nghĩa tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí Số câu:1 S.điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Truyện Kiều - Nhận biết được thể loại - Hiểu nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều - Cảm nhận của bản thân về nhân vật Thúy Kiều Số câu: 3 S.điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu:1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ:50% Truyện Lục Vân Tiên - Nhận biết được tư tưởng của tác giả qua đoạn trích Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Tổng Số câu:3 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu:3 Số điểm:1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ:50% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỉ lệ:100% B. ĐỀ BÀI Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3đ- Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Chuyện “ Người con gái Nam Xương” ra đời vào : A. Thế kỷ XIV B. Thế kỷ XV C. Thế kỷ XVI D. Thế kỷ XVII Câu 2: Giá trị nội dung của “ Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh” : A: Phản ánh việc chúa Trịnh chăm lo cho đời sống của nhân dân B. Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại. C. Phản ánh việc bọn quan lại trong phủ chúa ỷ thế làm càn. D. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân dưới thời vua Lê - chúa Trịnh. Câu 3: Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt nga" thể hiện khát vọng : A. Cứu người giúp đời. B. Trở nên giàu sang phú quý. C. Có công danh hiển hách. D. Có tiếng tăm vang dội. Câu 4: Tên tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là : A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước D. Ý chí trước sau như một của vua Lê. Câu 5: Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng chữ: A. Chữ Hán B. Chữ Nôm C. Chữ Quốc ngữ. D. Chữ thuần Việt Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du là: A. Tả cảnh B. Tả hành động C. Tả cảnh ngụ tình. D. Miêu tả nhân vật Phần II: Tự luận (7đ) Câu 1: (2đ) Viết đoạn văn tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” Của Nguyễn Dữ ( Khoảng 6 - 8 dòng). Câu 2: (5đ) : Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Thuý Kiều ? C. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3đ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Câu số 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A C B D Phần II: Tự luận: (7đ) Câu 1 (2 đ): Tóm tắt ‘‘Chuyện người con gái Nam Xương’’ của Nguyễn Dữ ?( 2đ) Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới Thủy cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện. Câu 2(5 đ) Gợi ý: Số phận: Đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa, bạc mệnh, hồng nhan đa truân * Số phận và phẩm chất của nhân vật Thuý Kiều: - Tài sắc vẹn toàn - Bi kịch tình yêu, mối tình tan vỡ - Phải bán mình chuộc cha - Phải vào lầu xanh 2 lần, 2 lần tự tử, 2 lần làm con ở. * Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật: - Là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết na - Thuỷ chung son sắt - Hiếu thảo - Nhân hậu, bao dung - Khát vọng tự do, công lí và chính nghĩa
Tài liệu đính kèm: