TRƯỜNG TH ÂN THẠNH HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG Năm học 2014-2015 ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Môn thi: Tiếng Việt – Toán ; Ngày thi: Ngày 15/11/2014 I. TIẾNG VIỆT (5 điểm) Câu 1( 1 điểm): Trình bày các bước tiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm một đoạn thơ (văn) trong giờ dạy Tập đọc ở Tiểu học. Câu 2: (1 điểm) Viết lại các dòng sau đây theo đúng quy tắc viết hoa theo quy định: - ủy ban nhân dân xã ân thạnh - trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh - nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng - huân chương kháng chiến hạng nhất Câu 3 (1 điểm) Cho các từ sau: bánh bao; vui vẻ; bực tức; thẳng băng; xe xích; ngộ nghĩnh; mong ngóng; nóng nảy; tư tưởng; ăn uống. a) Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) trong các từ đã cho. b) Xác định loại từ (Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy) trong các từ đã cho. Câu 4 (1 điểm) Chỉ ra lỗi sai và viết lại cho đúng mỗi dòng dưới đây: a) Mỗi con đường, mỗi hàng cây, mỗi ngôi nhà ở cái xóm bé nhỏ quá đỗi thân thương. b) Qua những câu chuyện cổ tích đã cho thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác. c) Từ những mái nhà chen chúc chạy dọc theo hai bờ sông ngoằn ngoèo, quanh co, uốn khúc. d) Vì sức khoẻ yếu nên mẹ phải thức khuya dậy sớm. Câu 5 (1 điểm) Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa đẹp đẽ về công việc thầm lặng của bầy ong qua hai câu thơ sau: “Bầy ong rong ruỗi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.” .. “Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.” (Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu; Tiếng Việt lớp 5, tập 1) II. TOÁN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm): Nêu các bước hình thành cách thực hiện phép cộng “38 + 25” – Toán lớp 2, theo hướng tích cực hóa hoạt động học sinh. Câu 2. (1 điểm): Cho biết các kết luận dưới đây đúng hay sai, vì sao ? a) Số tự nhiên lớn nhất có tổng các chữ số bằng 18 là số 99. b) Tích của 3 số tự nhiên liên tiếp bất kì đều chia hết cho 3. c) Tích của 2014 thừa số 4 sẽ có tận cùng là 4. d) Khi tăng số đo cạnh hình lập phương 3 lần thì thể tích của hình lập phương đó sẽ tăng lên 27 lần. Câu 3. (2 điểm): Bằng sơ đồ đoạn thẳng, anh (chị) hãy hướng dẫn học sinh giải bài toán sau đây bằng 2 cách: Hai kho A và B chứa tất cả 2500 tấn thóc, nếu chuyển từ kho A sang kho B 300 tấn thóc thì số thóc ở kho A vẫn nhiều hơn số thóc kho B là 200 tấn thóc. Tính số thóc ở mỗi kho. Câu 4. (1 điểm): Giải bài toán sau đây: Một sân trường hình vuông có cạnh bằng chiều rộng vườn trường hình chữ nhật. Biết chu vi sân trường kém chu vi vườn trường 20m và diện tích vườn trường lớn hơn diện tích sân trường 300m2. Tính diện tích vườn trường. ------------------------------------ TRƯỜNG TH ÂN THẠNH HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG Năm học 2014-2015 ------§§§------ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC I. TIẾNG VIỆT (5 điểm) Câu 1( 1 điểm): Các bước tiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: Đúng mỗi ý, được 0,25 điểm: - Giáo viên (hoặc HS khá, giỏi có khả năng đọc tốt) đọc mẫu: 1-2 lần - Cho HS phát hiện cách đọc: ngắt nhịp (ngắt nghỉ hơi); từ ngữ cần nhấn giọng, thể hiện giọng đọc - Luyện đọc: Cá nhân, nhóm. - Thi đọc: Cá nhân, nhóm. Câu 2: (1 điểm) Viết đúng quy tắc viết hoa theo quy định mỗi dòng, được 0,25 điểm: - Ủy ban nhân dân xã Ân Thạnh - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh - Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng - Huân chương Kháng chiến hạng nhất Câu 3 (1 điểm) a) Xác định đúng từ loại (danh từ, động từ, tính từ), được 0,5điểm: - Danh từ: bánh bao ; xe xích ; tư tưởng - Động từ: bực tức ; ăn uống ; mong ngóng - Tính từ: thẳng băng ; ngộ nghĩnh ; nóng nảy b) Xác định đúng loại từ, được 0,5điểm: - Từ ghép tổng hợp: bực tức ; ăn uống ; mong ngóng ; tư tưởng - Từ ghép phân loại: bánh bao ; thẳng băng ; xe xích - Từ láy: vui vẻ ; ngộ nghĩnh ; nóng nảy Câu 4 (1 điểm) Chỉ ra lỗi sai và viết lại đúng mỗi dòng được 0,25 điểm: a) - Lỗi sai: Thiếu bộ phận làm vị ngữ. - Chữa lại: Mỗi con đường, mỗi hàng cây, mỗi ngôi nhà ở cái xóm bé nhỏ quá đỗi thân thương/ đã ghi sâu vào kí ức tuổi thơ của tôi. b) - Lỗi sai: Thiếu bộ phận làm chủ ngữ. - Chữa lại: Qua những câu chuyện cổ tích, người xưa /đã cho thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác. c) - Lỗi sai: Thiếu cụm chủ - vị làm nòng cốt câu. - Chữa lại: Từ những mái nhà chen chúc chạy dọc theo hai bờ sông ngoằn ngoèo, quanh co, uốn khúc, khói bếp/ đã um lên. d) - Lỗi sai: Dùng cặp từ quan hệ chưa đúng trong câu ghép chính phụ. - Chữa lại: Tuy sức khoẻ yếu nhưng mẹ phải thức khuya dậy sớm. Câu 5 (1 điểm) Nêu được các ý: - Ca ngợi tính cần cù, chăm chỉ của bầy ong: Bầy ong rong ruỗi khắp nơi để tìm hoa lấy mật “rong ruỗi trăm miền”; âm thanh phát ra “rù rì” từ đôi cánh bầy ong không ngừng không nghỉ, bốn mùa đều có hoa và như thế ong đi tìm mật hết mùa hoa này đến mùa hoa khác, nối liền từ mùa hoa này đến mùa hoa khác “rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa”. - Bầy ong làm một việc hết sức có ý nghĩa là đã giữ lại cho loài người, cho cuộc sống những loài hoa và hương vị của nó. Bởi hoa nở rồi cũng sẽ tàn, hương vị rồi cũng sẽ hết. Tuy nhiên nhờ có ong cần mẫn chắt chiu từng hương vị của nó trong từng giọt mật để lại cho đời. - Bằng biện pháp nhân hóa “nối liền”, “giữ hộ” cách sử dụng từ ngữ có chọn lọc: “rong ruỗi”, “rù rì”; cách đảo tử ngữ “rù rì đôi cánh”, hai câu thơ đã làm cho loài ong trở thành một con người thực thụ: chăm chỉ, siêng năng làm việc và để lại cho đời những giọt mật quý giá, ý nghĩa biết bao. Vì thế khi đọc lên khiến ai cũng phải tự nhủ mình cần làm được những gì có ích để lại cho đời. II. TOÁN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm): Các bước hình thành cách thực hiện phép cộng “38 + 25” – Toán lớp 2, theo hướng tích cực hóa hoạt động học sinh: Bưóc 1: Nêu vấn đề (0,25 điểm) - Nêu đề toán dẫn đến phép tính, ghi bảng. - Đặt vấn đề: Để biết được kết quả phép tính, ta làm thế nào? (Ví dụ đề xuất: thực hiện tính trên que tính, ). Bưóc 2: Thực hiện trên que tính: (0,25 điểm) - Cho học sinh lấy que tính: 3 bó (mỗi bó 1 chục que) và 8 que tính rời; 2 bó (mỗi bó 1 chục que) và 5 que tính rời. - Tính xem có tất cả bao nhiêu que tính (HS làm việc cá nhân thực hành trên que tính và nêu kết quả, giải thích cách tính của mình). Bưóc 3: Hình thành cách tính (0,25 điểm) - Tách 5 que rời thành 2 và 3; 8 que rời cộng với 2 que được 10 que (bó thành 1 chục); 3 chục cộng với 2 chục thành 5 chục thêm 1 chục vừa có nữa là 6 chục cộng với 3 que rời nữa là 63 que. - Vậy 38 cộng với 25 được 63. Bưóc 4: Hướng dẫn cách tính theo cột dọc (0,25 điểm) - Học sinh nêu cách đặt tính (nêu miệng). - Thực hiện cách tính theo cột dọc (vào bảng con hoặc vở nháp). - Nêu cách tính. - Hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh cách đặt tính và tính, cho học sinh nhắc lại, ghi nhớ. Câu 2. (1 điểm): Nêu và giải thích được ở mỗi kết luận, được 0,25 điểm. a) Sai: Vì không giới hạn số chữ số của số tự nhiên đó, do vậy số tự nhiên lớn nhất có tổng các chữ số bằng 18 chưa phải là số 99. b) Đúng: Vì trong 3 số tự nhiên liên tiếp bất kì luôn có 1 số chia hết cho 3. Do vậy tích của 3 số tự nhiên liên tiếp bất kì đều chia hết cho 3. c) Sai: Vì ta thấy tích của 2 thừa số 4 sẽ có tận cùng là 6, có 2014 thừa số 4 ta được 2014 : 2 = 1007 nhóm tích có tận cùng là 6, mà tích của các số có tận cùng là 6 sẽ có tận cùng là 6. Vậy tích của 2014 thừa số 4 sẽ có tận cùng là 6. d) Đúng. Vì nếu gọi số đo cạnh hình lập phương là a thì thể tích hình lập phương sẽ là V = a x a x a, khi tăng số đo cạnh hình lập phương 3 lần thì thể tích của hình lập phương sẽ là V = (a x 3) x (a x 3) x (a x 3) hay V = a x a x a x 27, vậy thể tích của hình lập phương đó sẽ tăng lên 27 lần. Câu 3. (2 điểm): Hướng dẫn và giải đúng mỗi cách, được 1,0 điểm: Cách 1: - Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Để tính số thóc mỗi kho, ta cần biết gì ? (Hiệu số thóc hai kho) Ta có sơ đồ : 300 200 300 Số thóc kho A: 2500 tấn Số thóc kho B: 300 - Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng như hình trên. - Nhìn vào sơ đồ cho biết trước khi chuyển, kho A nhiều hơn kho B bao nhiêu tấn thóc ? (Kho A nhiều hơn kho B là 300 + 200 + 300 = 800 tấn) - Nêu cách tính số thóc ở từng kho ? Bài giải: Trước khi chuyển sang kho B, kho A nhiều hơn kho B số thóc là: 300 + 200 + 300 = 800 (tấn) Số thóc ở kho A là: (2500 + 800) : 2 = 1650 (tấn) Số thóc ở kho B là: 1650 – 800 = 850 (tấn) Đáp số: Kho A: 1650 tấn Kho B: 850 tấn Cách 2: - Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Sau khi chuyển sang kho B 300 tấn thì tổng số thóc hai kho và hiệu số thóc hai kho như thế nào? (Tổng số thóc hai kho vẫn không đổi, hiệu số thóc hai kho là 200 tấn). Ta có sơ đồ : Số thóc kho A sau khi chuyển: 200 2500 tấn Số thóc kho B sau khi chuyển: - Để tính số thóc mỗi kho, ta cần biết gì ? (Cần biết số thóc của kho A, hoặc kho B sau khi chuyển) - Tìm số thóc kho A sau khi chuyển làm thế nào ? (Tổng số thóc hai kho cộng hiệu số thóc hai kho sau khi chuyển rồi chia 2) - Để tìm số thóc kho A lúc đầu, làm thế nào ? (Lấy số thóc kho A lúc sau cộng với số thóc đã chuyển) - Tìm số thóc kho B lúc đầu làm thế nào ? (Lấy tổng số thóc hai kho trừ đi số thóc kho A lúc đầu). Bài giải: Số thóc ở kho A sau khi chuyển: (2500 + 200) : 2 = 1350 (tấn) Số thóc ở kho A lúc đầu là: 1350 + 300 = 1650 (tấn) Số thóc ở kho B lúc đầu là: 2500 – 1650 = 850 (tấn) Đáp số: Kho A: 1650 tấn Kho B: 850 tấn Câu 4. (1 điểm): - Ghép chồng sân trường lên vườn trường (như hình vẽ). - Nhìn hình vẽ ta thấy diện tích vườn trường A M B lớn hơn diện tích sân trường đúng bằng diện tích hình chữ nhật MBCN, chu vi vườn trường lớn hơn chu vi sân trường đúng bằng 2 lần cạnh MB. Độ dài cạnh MB là: 20 : 2 = 10 (m) Cạnh sân trường hay chiều rộng vườn trường là: 300 : 10 = 30 (m) D N C Chiều dài vườn trường là: 30 + 10 = 40 (m) Diện tích vườn trường là: 30 x 40 = 1200 (m2) Đáp số: 1200 m2 * Luu ý: - Mọi cách làm, trình bày bài làm, diễn đạt, lập luận khác với hướng dẫn chấm, nếu đúng và hợp lí vẫn được tính điểm tối đa. - Điểm toàn bài được lấy điểm thập phân đến 0,25 điểm. -----------------
Tài liệu đính kèm: