Đề kiểm tra năng lực chuyên môn môn: Công nghệ nông nghiệp

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1705Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năng lực chuyên môn môn: Công nghệ nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra năng lực chuyên môn môn: Công nghệ nông nghiệp
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HỘI THI GVDG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
MÔN: Công nghệ Nông nghiệp - THPT
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 
Ngày thi: 09 tháng 12 năm 2015
===========
Câu 1: (3,0 điểm)
Anh (chị) soạn giảng phần Keo đất và khả năng hấp phụ của đất? Nêu rõ nội dung tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng này?
Câu 2: (1,0 điểm)
Bột sắn sau khi ủ với men rượu tạo ra thành phẩm có ưu điểm gì so với trước khi ủ? Hãy giải thích tại sao?
Câu 3: (3,0 điểm)
Hãy cho biết kinh nghiệm của anh ( chị) trong việc chế biến sữa đậu nành? 
Trình bày quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp?
Câu 4: (3,0 điểm)
Hạch toán kinh tế là gì và ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp?
Anh ( chị) giúp doanh nghiệp thương mại X hạch toán hiệu quả kinh doanh 2 ngành hàng trong năm.
a/ Bán hàng
Ngành hàng A:
+ Số lượng hàng bán : 120 tấn
+ Giá bán bình quân : 950.000đ/tấn
Ngành hàng B:
+ Số lượng hàng bán : 720 tấn
+ Giá bán bình quân : 600.000đ/tấn
b/ Chi phí kinh doanh
Chi phí mua hàng
+ Ngành hàng A:
Số lượng mua : 120 tấn
Giá mua bình quân : 800.000đ/tấn
+ Ngành hàng B:
Số lượng mua : 720 tấn
Giá mua bình quân : 500.000đ/tấn
Chi phí tiền lương, vận chuyển, bảo quản và các chi phí khác bình quân : 50.000đ/tấn
c/ Giải quyết tình huống:
Xác định tổng doanh thu bán hàng.
Xác định chi phí kinh doanh.
Xác định lợi nhuận.
====Hết====
(Đề thi có 01 trang)
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỘI THI GVDG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN: KTNN - THPT
===========
Câu 1 (3 điểm).
I/ Mục tiêu bài học: (0,2 điểm)
1/ Kiến thức: 
Giúp học sinh giải thích được keo đất là gì? Cấu tạo của keo đất.
Biết được thế nào là khả năng hấp phụ của đất.
2/ Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng phân tích , so sánh, tổng hợp.
3/ Thái độ:
Giúp học sinh có ý thức học tập, vận dụng các kiến thức đã học tuyên truyền cho người dân góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên đất.
II/ Phương pháp – phương tiện: (0,2 điểm)
1/ Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
2/ Phương tiện: SGK, SGV, sơ đồ cấu tạo keo đất.
III/ Tiến trình tổ chức dạy học. (0,2 điểm)
1/ ổn định trật tự lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Giới thiệu bài học.
4/ Bài mới.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Điểm
I/ Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.
1/ Keo đất.
a/ Khái niệm.
Keo đất là những phần tử có kích thước nhỏ khoảng dưới 1 micromet không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù ( lơ lửng trong nước).
 b. Cấu tạo:
Keo đất gòm keo âm và keo dương.
Cấu tạo gồm 3 phần:
+ Nhân
+ Lớp ion quyết định điện
+ Lớp ion bù: ion bất động và khuếch tán.
GV: Làm thí nghiệm.
Cốc thí nghiệm: hòa tan đất với nước.
Cốc đối chứng: hòa tan đường với nước
? Nước ở 2 cốc đã hòa tan đất và đường có gì khác nhau?
HS: trả lời
Vì sao nước pha đường thì trong còn pha đất lại đục?
HS: trả lời
Keo đất là gì?
Vì sao keo đất không hòa tan trong nước?
HS: trả lời
GV: Vậy năng lượng bề mặt của keo đất do đặc điểm nào quyết định? Chúng ta tìm hiểu cấu tạo
GV treo tranh phóng to hình ảnh keo đất âm và keo đất dương
Keo đất gồm mấy loại? cấu tạo?
Quan sát sơ đồ làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu học tập
So sánh keo âm và keo dương của đất
Chỉ tiêu
Keo âm
Keo dương
Giống nhau
Khác
Ion quyết định điện
Ion bù
0,5 
0,5
2/ Khả năng hấp phụ của đất.
Xét phương trình phản ứng:
KĐH+ + NH4+NO3- à KĐNH4+ + HNO3
Khả năng hấp phụ cảu đất là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng trên bề mặt keo đất, hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới
GV: Đặc điểm của các lớp ion của keo đất còn giúp keo đất có khả năng trao đổi dinh dưỡng với cây trồng thông qua sự trao đổi giữa lớp ion khuếch tán và ion của dung dịch đất.
GV: giải thích cho HS khả năng hấp phụ của đất thông qua phương trình trao đổi ion
GV: vậy khả năng hấp phụ của đất là gì?
HS: trả lời
GV: kết luận
Tích hợp: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay việc sử dụng các loại phân hóa học để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng rất phổ biến. khi sử dụng phân hóa học không đúng kĩ thuật, không hợp lí lại là nguyên nhân làm đất chua. Vì vậy chúng ta cần tuyên truyền giúp người dân nắm được những kiến thức nhất định về môi trường để bảo vệ tốt môi trường đất nhất là thông qua việc bón phân cải tạo đất.
0,5
0,5
5/ Củng cố:
Tại sao keo đất có khả năng hấp phụ?
IV/ Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. (0,2 điểm)
Nhắc các em về học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK, mỗi tổ chuẩn bị 2 mẫu đất khô cho bài thực hành tiết tới.
V/ Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy. (0,2 điểm)
Nội dung đáp án
Điểm
2
1
* Bột sắn sau khi ủ với men rượu tạo ra thành phẩm có ưu điểm:
( Sản phẩm thu được là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao).
0,1
- Có mùi thơm của rượu.
0,1
- Hàm lượng protein trong thức ăn sau khi ủ tăng từ 1,7% 27 – 35%.
0,1
- Hàm lượng vitamin tăng nhất là vitamin B1.
0,1
* Có được những ưu điểm trên là do:
- Có mùi thơm là do quá trình lên men chuyển gluxit thành rượu êtylic(C2H5OH).
0,2
- Giàu protein là do trong quá trình ủ bột sắn người ta dùng các chủng nấm men hay vi khuẩn có ích để ủ lên men thức ăn (vì thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể sinh vật là prôtêin) chính lượng 
protein này sẽ bổ sung vào thức ăn làm tăng hàm lượng protein trong thức ăn.
0,2
- Hàm lượng vitamin tăng là do ngoài sản sinh ra protein trong quá trình hoạt động vi sinh vật còn sản sinh ra các axit amin, vitamin và các hoạt chất sinh học nhất là vitamin B1.
0,2
3
-Khái niệm hạch toán kinh tế: Là việc tính toán chi phí và kết quả kinh doanh (doanh thu) của doanh nghiệp.
+ Đơn vị hạch toán : tiền tệ.
-Ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp: giúp chủ doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp
+ Doanh thu > chí phí: doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
+ Doanh thu < chi phí: doanh nghiệp kinh doanh không có lãi ( thua lỗ).
1
*Xác định tổng doanh thu (DT) bán hàng.
DT bán hàng = số lượng sản phẩm bán x giá bình quân/ 1sp
- DT bán ngành hàng A = 120 x 950.000 = 114.000.000đ
- DT bán ngành hàng B = 720 X 600.000 = 432.000.000đ
Tổng DT bán hàng = DT bán ngành hàng A + DT bán ngành hàng B
 = 114.000.000 + 432.000.000
 = 546.000.000đ
0,8
*Xác định chi phí kinh doanh.
Chi phí mua hàng = số lượng hàng mua x giá mua bình quân/ 1sp
- Chi phí mua hàng A = 120 x 800.000 = 96.000.000đ
- Chi phí mua hàng B = 720 x 500.000 = 360.000.000đ
Chi phí lương, vận chuyển= tổng số lượng hàng mua x giá bình quân/1 tấn 
 = (120 + 720) x 50.000 = 42.000.000.đ
Tổng chi phí kinh doanh = chi phí mua hàng A + chi phí mua hàng B + chi phí khác
 = 96.000.000đ + 360.000.000đ + 42.000.000đ = 498.000.000đ.
1
* Xác định lợi nhuận:
 Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí = 546.000.000đ – 498.000.000đ = 48.000.000đ
0,2
4
*Kinh nghiệm làm sữa đậu nành:
1
Rửa sạch đậu hạt Ngâm Loại vỏ Xay ướt Lọc tách bã, phối chế Thanh trùng Sử dụng.
0,1
B1: Chọn đậu loại tốt, hạt mấy, kích thước tương đối đồng đều, loại bỏ tạp chất và hạt bị sâu, bệnh. Vo đậu nhiều lần bằng nước sạch.
0,2
B2: Ngâm đậu với tỉ lệ nước : đậu là 2 : 1. Mùa hè ngâm khoảng 4 đến 6 giờ, mùa đông khoảng 8 đến 10 giờ. Cần thường xuyên thay nước để tránh đậu bị chua trong quá trình ngâm.
0,1
B3: Loại vỏ: Vớt đậu ra rổ, rá, chà xát mạnh và đãi để bỏ vỏ. Tỉ lệ vỏ còn sót lại trong đậu phải dưới 1% thì mới đảm bảo chất lượng sữa.
0,2
B4: Xay bằng máy xay sinh tố hoặc bằng cối xay đá với tỉ lệ nước : đậu là 6 : 1. Có thể xay lại 2 đến 3 lần. Khi sờ tay, cảm giác dịch sữa mịn là được.
0,1
B5: Xay xong tiến hành lọc bỏ bã hai lần bằng vải mịn. Bã được rửa nhiều lần bằng nước sạch sao cho đạt được tỉ lệ đậu : nước là 1 : 8 hoặc 1 : 9, (bã dùng làm thức ăn chăn nuôi).
0,1
B6: Thanh trùng bằng cách đun sôi 5 đến 10 phút. Trong quá trình đun sôi cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ để tránh sữa trào, chống cháy và vón cục, lúc này đã được sữa không đường. Để nguội là có thể sử dụng được(có thể bổ sung đường tuỳ khẩu vị).
0,2
* Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp:
2
Nguyên liệu rau, quả Phân loại Làm sạch Xử lí cơ học Xử lí nhiệt Vào hộp Bài khí Ghép mí Thanh trùng Làm nguội Bảo quản thành phẩm Sử dụng.
0,2
Nguyên liệu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại rau, quả có yêu cầu nhất định về độ chin, kích thước, hàm lượng chất khô, mức độ nguyên vẹn
0,2
Phân loại để loại bỏ những nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu chế biến.
0,1
Làm sạch là công đoạn không thể bỏ qua của quá trình chế biến. Rửa để loại bỏ đất, cát, loại vỏ, cuống, hoa, rễ, cỏ rác
0,1
Xử lí cơ học bằng cách cắt thành miếng nhỏ hay nghiền, xé theo yêu cầu của công nghệ.
0,1
Xử lí nhiệt có tác dụng làm mất hoạt tính của các loại enzim, tránh quá trình biến đổi chất lượng sản phẩm. Đây là khâu quan trọng nhất, quá trình chế biến đa dạng tuỳ thuộc vào mục đích của quá trình chế biến, biện pháp chủ yếu nhất là chần.
0,2
Cho sản phẩm vào hộp(bao bì): dội nước chần ngập sản phẩm. Khi cho sản phẩm vào bao bì, chú ý đảm bảo khối lượng tịnh và các thành phần theo tỉ lệ: không đóng hộp đầy, luôn cách mép 5mm hay 1/10 chiều cao hộp, gia vị xếp ở dưới.
0,2
Bài khí(để không khí không còn trong sản phẩm) khi ghép mí nhằm làm giảm áp suất bên trong khi thanh trùng, tránh bật nắp, nứt mối hàn trên hộp, hạn chế quá trình oxi hoá, hạn chế quá trình phát triển của vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong sản phẩm bằng cách đun nóng hay hút chân không.
0,2
Ghép mí là công đoạn tiếp theo. Đây là quá trình quan trọng nhằm làm cho sản phẩm cách li hoàn toàn với môi trường.
0,2
Thanh trùng nhằm tiêu diệt vi sinh vật bên trong hộp. Nhiệt độ thanh trùng 1000C – 1200C. Thời gian phụ thuộc vào loại sản phẩm và loại hộp.
0,2
Làm nguội: Sau khi thanh trùng hạ nhiệt độ xuống 180C – 200C. Để trong phòng ấm 300C – 350C, giữ 7 – 10 ngày sau đó loại những hộp phồng, méo mó và lau khô để tránh bị hư hỏng bao bì.
0,1
Bảo quản thành phẩm: Nếu bảo quản lâu bôi ngoài vỏ hộp một lớp vadơlin kỹ nghệ và không dán nhãn. Trước khi đưa ra hệ thống tiêu thụ mới dán nhãn. Bảo quản nơi thoáng, mát tránh ánh nắng trực tiếp.
0,1
Sử dụng: Đưa ra thị trường cung cấp cho người tiêu dùng. Bên ngoài các cửa hàng phải có kí hiệu mã chỉ nơi sản xuấ, tên đồ hộp, phẩm cấp, khối lượng tịnh, khối lượng của mỗi hộp, khối lượng của cả kiện, ngày sản xuất, hạn sử dụng
0,1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_GVG_tinh_bac_ninh_mon_Cong_nghe_nong_nghiep_2015.doc