UBND HUYỆN HÀM THUẬN NAM TRƯỜNG THCS HÀM MINH ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 9 Môn: VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài: 45 phút; (Không kể thời gian phát đề) ĐIỂM: LỜI PHÊ: Mã đề 01 (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Họ và tên:..................................................................... Lớp: ............................. I/ Trắc nghiệm: (7đ) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Lực tác dụng lên một vât có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm nó A. Biến dạng . B. Đàn hồi, C. Tăng cường độ của lực. D. kéo dãn. Câu 2: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là : A. mét B. milimet C. xentimet D. de ximet Câu 3: 0.125 Km bằng : A. 1250cm B. 1250 mm C. 125 m D. 125 cm Câu 4: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá? A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén. C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg Câu 5: Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực? A. Lực tác dụng lên máy bay đang bay. B. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó. C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo. D. Lực tác dụng lên vật đang rơi. Câu 6: Trên một chai nước khoánh có ghi 750 ml . Số đó chỉ : A. Thể tích của nước trong chai. B. Khối lượng của thùng sơn. C. Sức nặng của chai nước D. thể tích của chai. Câu 7: Một học sinh đá quả bóng cao su nằm yên trên mặt đất, điều gì sẽ xảy ra : A. Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động. B. Quả bóng vừa bị biến đổi chuyển động , vừa bị biến dạng. C. Quả bóng biến dạng đàn hồi . D. Quả bóng chỉ biến dạng. Câu 8: Bình chia độ và ca đong là dụng cụ dùng để đo : A. Thể tích chất lỏng. B. Khối lượng C. Lực D. Độ dài Câu 9: Dùng 2 ngón tay kéo căng sợi dây thun, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Chỉ có dây thun biến dạng . B. 2 ngón tay biến dạng . C. Dây thun và 2 ngón tay biến dạng . D. Dây thun biến dạng còn tay thì không. Câu 10: Một quyển sách nằm yên trên bàn vì: A. Trát đất không hút nó. B. Nó không hút trái đất. C. Không có lực tác dụng lên nó. D. Nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Câu 11: Lựa chọn từ sau để điền vào chổ trống: giới hạn đo , độ dài . -Ước lượng độ cần đo . - Chọn thước có và ĐCNN thích hợp . Câu 12: Điền từ Kilôgam, Niuton vào chổ trống thích hợp: Trọng lượng của một con gà là 20.. Khối lượng bao gạo là 50 . II/ TỰ LUẬN :(3đ) Câu 13: Trước một chiếc cầu có ghi biển báo giao thông “3 T” hãy giải thích ý nghĩa ? Câu 14: Có một bình chia độ, một hòn đá không bỏ lọt váo bình, một khay đựng, một cái cốc và nước. Hãy thiết lập phương án để đo được thể tích của hòn đá ? ----------------------------------------- ----------- HẾT ---------- . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tài liệu đính kèm: