ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN VẬT LÍ LỚP 11 ( Đề có 25 câu trắc nghiệm ) 01. Hai điện tích điểm có cùng độ lớn q = 10-3 mC đặt trong chân không, tương tác với nhau bằng một lực 1 mN. Khoảng cách giữa chúng là A. 3 m B. 0,3 cm C. 0,3 m D. 3 cm 02. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho A. thể tích vùng không gian có điện trường là lớn hay nhỏ. B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng. C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích đặt tại điểm đó. D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó. 03. Một điện tích q chuyển động trong điện trường đều theo một đường cong kín. Gọi A là công của lực điện trong chuyển động đó thì A. A = 0 trong mọi trường hợp. B. A > 0 nếu q < 0. C. A > 0 nếu q > 0. D. A 0. 04. Hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N là 15 V. Chọn phương án đúng. A. Điện thế ở M là 15 V. B. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm. C. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 15 V. D. Điện thế ở N là 15 V. 05. Công của lực điện làm di chuyển điện tích q từ điểm M đến điểm N trong điện trường bằng A. hiệu cường độ điện trường giữa hai điểm M và N. B. hiệu điện thế giữa hai điểm M và N. C. hiệu động năng của điện tích tại M và N. D. hiệu thế năng của điện tích tại M và N. 06. Trong chân không, cường độ điện trường của một điện tích điểm Q gây ra tại hai điểm A và B cách Q lần lượt các khoảng rA, rB là EA, EB với EB = 9EA. Phương án nào đúng ? A. rA = 3rB B. rA = rB / 3 C. rA = 9rB D. rA = rB / 9 07. Một điện tích Q đặt trong không khí gây ra tại điểm M cách nó một khoảng 30 cm một cường độ điện trường 3.104 V/m, hướng lại gần nó. Điện tích Q có giá trị là A. + 3.10-3 C. B. + 3.10-7 C. C. - 3.10-3 C. D. - 3.10-7 C. 08. Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Công thức nào sau đây đúng ? A. U = Q/C B. C = U/Q C. U = C/Q D. Q = U/C 09. Câu nào không đúng về lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không ? A. Có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích điểm. B. Có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm. C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích điểm. D. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích điểm. 10. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường ? A. Culông (C) B. Vôn/mét ( V/m) C. Jun (J) D. Niutơn (N) 11. Một điện tích điểm q = + 4.10-8 C đặt tại điểm A trong chân không. Cường độ điện trường do q gây ra tại điểm B cách A một khoảng 6 cm có A. độ lớn bằng 105 V/m, hướng từ A đến B. B. độ lớn bằng 10 V/m, hướng từ A đến B. C. độ lớn bằng 105 V/m, hướng từ B đến A. D. độ lớn bằng 10 V/m, hướng từ B đến A. 12. Theo thuyết electron, câu nào đúng ? A. nguyên tử mất prôton sẽ trở thành ion âm. B. nguyên tử mất electron sẽ trở thành ion dương. C. nguyên tử mất electron sẽ trở thành ion âm. D. nguyên tử mất prôton sẽ trở thành ion dương. 13. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực điện tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 N. Độ lớn của điện tích thử là : A. 8.10-2 C B. 1,25.103 C C. 1,25.10-3 C D. 8.102 C 14. Chọn phương án sai : Đặt một điện tích âm tại điểm A. Vectơ cường độ điện trường tại điểm B cách A một khoảng r là có A. chiều từ A đến B. B. phương trùng với đường thẳng AB. C. gốc tại B. D. chiều từ B đến A. 15. Khi hiệu điện thế đặt giữa hai bản của một tụ điện tăng gấp đôi thì điện dung của tụ điện sẽ A. giảm hai lần. B. không đổi. C. tăng gấp bốn lần. D. tăng gấp hai lần. 16. Chọn phương án đúng về tụ điện. A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt giữa hai bản tụ. B. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ thuận với điện dung của tụ. C. Điện tích của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt giữa hai bản tụ. D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ thuận với điện tích của tụ. 17. Trong chân không hai điện tích điểm q1 = + 4.10-8 C và q2 = - 10-8 C lần lượt đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9 cm. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng không cách B một khoảng là A. 27 cm B. 4,5 cm C. 18 cm D. 9 cm 18. Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích q từ điểm M đến điểm N trong điện trường không phụ thuộc vào A. độ lớn của cường độ điện trường. B. hình dạng và chiều dài của đường đi MN. C. vị trí của các điểm M, N. D. độ lớn của điện tích q. 19. Trong một điện trường đều hướng thẳng đứng từ dưới lên. Một electron ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng của một lực điện có A. phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. B. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. D. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. 20. Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN là d, công của lực điện làm dịch chuyển điện tích q từ M đến N là A. Công thức nào sau đây không đúng ? A. UMN = E/d B. A = q.UMN C. E = UMN/d D. UMN = VM - VN 21. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau với một lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi là 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ A. đẩy nhau một lực bằng 44,1 N. B. đẩy nhau một lực bằng 10 N. C. hút nhau một lực bằng 10 N. D. hút nhau một lực bằng 44,1 N. 22. Hai quả cầu kim loại cùng kích thước, độ lớn điện tích khác nhau. Ban đầu chúng hút nhau. Sau đó cho chúng tiếp xúc với nhau. Lúc này cả hai quả cầu đều A. tích điện dương. B. tích điện cùng dấu. C. tích điện âm. D. tích điện trái dấu. 23. Công của lực điện làm di chuyển điện tích q = + 1,5 C từ điểm M đến điểm N trong điện trường là 6 J. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N bằng A. 9 V B. - 9 V C. - 4 V D. 4 V 24. Hai điện tích điểm đặt trong chân không, cách nhau một khoảng r, hút nhau với một lực F. Để lực hút giữa chúng là 4F thì cần thay đổi khoảng cách giữa chúng là A. r/2 B. r/4 C. 2r D. 4r 25. Một ion kim loại có điện tích + 3,2.10-19 C. Nếu nhận thêm 2 electron thì nó là A. một ion âm. B. một nguyên tử trung hòa về điện. C. một ion dương. D. một điện tích không xác định được. ( Hết )
Tài liệu đính kèm: