Ngày soạn : 9/12/2016 Ngày dạy : 16 /12/2016 TIẾT 36. KIỂM TRA HỌC KÌ I- SINH 6 I / Mục tiêu . 1. Kiến thức. - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức của phần : + Đại cương về giới thực vật ( Biết được kích thước của các nhóm sinh vật , Liệt kê được cây lâu năm) + Tế bào thực vật (Biết được hình dạng của tế bào thực vật, sự phân chia tế bào); + Rễ (Kể tên và nêu chức năng của các loại rễ biến dạng ); + Thân (Trình bày được thân dài ra do sự phân chia của mô sinh ngọn. Ứng dụng sự dài ra của thân ƯDTT sử dụng phần ròng để làm trụ cầu, trụ nhà). + Lá (Trình bày cấu tạo trong của phiến lá. Vận dụng quang hơp, hô hấp vào giải thích HTTT) + Sinh sản sinh dưỡng (Nhận biết được cơ quan sinh dưỡng có khả năng tạo thành cây mới) + Hoa và sinh sản hữu tính (Biết được các bộ phận của hoa ) - Kiểm tra kiến thức của HS để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, nâng cao chất lượng môn học. 2. Kĩ năng - Phát triển kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, tự luận, liên hệ thực tế. - Kĩ năng độc lập tư duy sáng tạo. - Trả lời câu hỏi, làm bài tập trắc nghiệm. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ kiểm tra. - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề. - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khi làm bài. II. Hình thức: Kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan (20%) và tự luận (80%) III. Đồ dùng - GV: Đề kiểm tra, đáp án + thang điểm. - HS: giấy kiểm tra, dụng cụ học tập IV. Tổ chức dạy học. 1/Ổn định tổ chức. 2/Giáo viên phát đề, học sinh nhận đề làm bài. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- SINH 6 Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL Thấp Cao TN TL TN TL Mở đầu sinh học – Đại cương về giới Thực vật. - Biết được kích thước của các nhóm sinh vật. - Liệt kê được cây lâu năm. Số câu Số điểm Tỉ lệ% 2 0.5 5% 2 0,5 5% Chương 1 Tế bào thực vật - Biết được hình dạng của tế bào thực vật, sự phân chia của tế bào. Số câu Số điểm Tỉ lệ% 2 0.5 5% 2 0.5 5.0% Chương II- Rễ Biết các loại biến dạng của rễ Số câu Số điểm Tỉ lệ% 1 2.0 20% 1 2.0 20% Chương III- Thân Trình bày được thân dài ra do sự phân chia của mô sinh ngọn. Ứng dụng sự dài ra của thân . ƯDTT sử dụng phần ròng để làm trụ cầu, trụ nhà Số câu Số điểm Tỉ lệ% 1 2 20% 1 0.25 2.5% 2 2.25 22.5% Chương IV- Lá Trình bày cấu tạo trong của phiến lá. PISA Vận dụng quang hơp, hô hấp vào giải thích HTTT. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2 20% 1 2 20% 2 4 40 % Chương V: Sinh sản sinh dưỡng - Nhận biết được cơ quan sinh dưỡng có khả năng tạo thành cây mới. Số câu Số điểm Tỉ lệ% 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% Chương VI: Hoa và sự sinh sản hữu tính - Biết được các bộ phận của hoa Số câu Số điểm Tỉ lệ% 1 0,5 5% 1 0,5 5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ% 7 3,75 35% 2 4,0 40,0% 2 2.25 22,5% 11 10 100% PHÒNG GD & ĐT Bát Xát TRƯỜNG PTDTBT THCS PHÌN NGAN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC – LỚP 6 Thời gian làm bài 45 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 2điểm) Chọn phương án trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1: Nhóm sinh vật nào có kích thước cơ thể nhỏ nhất? A. Động vật C. Vi sinh vật B. Thực vật D. Động vật và thực vật Câu 2: Tế bào biểu bì vảy hành có hình dạng gì? A. Hình đa giác B. Hình tròn C. Hình hạt đậu D. Hình que Câu 3. Nhóm cây nào thuộc cây lâu năm? A. Cây lúa, cây ngô, cây nhãn B. Cây dừa, cây xoài, cây lúa C. Cây cải, cây ổi, cây chuối D. Cây dừa, cây mít, cây bưởi Câu 4. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm trụ nhà, trụ cầu A. Dác B. Ròng C. Vỏ cây D. Trụ giữa Câu 5. Trong quá trình phân bào, bộ phận được phân chia đầu tiên là: A. Nhân. C. Vách tế bào B. Tế bào chất. D. Không bào Câu 6: Ở một số cây xanh, các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng có khả năng tạo thành cây mới là: A. Thân rễ. C. Rễ củ, thân bò. B. Lá. D. Rễ củ, thân bò, thân rễ, lá. Câu 7: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ () để được nội dung đúng. Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa gồm 4 bộ phận chính là: đài, tràng,..(1) và (2) II. TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 1 (2điểm). Qua bài thực hành: “Quan sát biến dạng của rễ”. Em hãy cho biết có các loại rễ biến dạng nào, để thực hiện chức năng gì? Câu 2 (2điểm). Thân dài ra do đâu? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Câu 3. (2điểm). Cấu tạo trong của phiến lá gồm các phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì? Câu 4 (2điểm). Quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. Cây cũng lấy khi oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí cacbonic và nước. Hiện tượng đó gọi là hô hấp. Cây hô hấp suốt ngày đêm. Khi quang hợp ngừng, lúc đó ở cây chỉ còn hiện tượng hô hấp. Dựa vào thông tin trên em hãy giải thích giải thích: Tại sao buổi trưa nắng ngồi dưới tán cây xanh lại cảm thấy mát mẻ, thoải mái nhưng buổi tối ngồi dưới tán cây xanh rậm rạp lại cảm thấy ngột ngạt, khó thở? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016- 2017. Môn: Sinh học 6. I. TRẮC NGHIỆM ( 2điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A D B A D Câu 7. (1)- Nhị (2)- Nhụy. ( HS có thể trả lời: (1)- nhụy; (2)- nhị ) II. TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm 1 (2đ) Có 4 loại rễ biến dạng: + Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả + Rễ móc: bám vào trụ giúp cây leo lên cao + Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí + Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (2đ) - Thân dài ra do sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh ngọn. - Những cây lấy lá, hoa, quả, hạt: người ta thường bấm ngọn - Những cây lấy sợi, gỗ người ta thường tỉa cành. 1,0 0,5 0,5 3 (2đ) Cấu tạo trong của phiến là gồm 3 phần: Biểu bì, thịt lá, gân lá Chức năng: - Biểu bì: bảo vệ lá. - Thịt lá: thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây. - Gân lá: Vận chuyển các chất. 0,5 0,5 0,5 0,5 4 (2đ) Quá trình quang hợp và hô hấp của cây * Mức đầy đủ: HS trả lời đúng 2 ý- mỗi ý 1 điểm - Buổi trưa nắng ngồi dưới tán cây xanh cảm thấy mát mẻ, thoải mái vì khi có ánh sáng , lá cây chế tạo tinh bột , trong quá trình chế tạo tinh bột , lá nhả khí ôxi ra môi trường ngoài. - Buổi tối ngồi dưới tán cây xanh rậm rạp lại cảm thấy ngột ngạt, khó thở khi trời tối cây tham gia vào quá trình hô hấp, cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cácbôníc và hơi nước. * Mức chưa đầy đủ: HS trả lời đúng 1 ý được 1 điểm. * Mức chưa đạt: HS không trả lời đúng hoặc không trả lời. 1,0 1,0
Tài liệu đính kèm: