Đề kiểm tra một tiết Sinh học 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Sinh học 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Sinh học 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
Tuần 27
Tiết 49
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II 
MÔN SINH 6 NĂM HỌC 2016-2017
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
NS: 13/3/2017
Ngày KT:14/3/2017
Tên chủ đề (Nội dung, chương
Nhận biết ( 40%)
Thông hiểu(30%)
Vận dụng (30%)
Tổng cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
VI: Hoa và sinh sản hữu tính
Nêu tên đặc điểm, chức năng bộ phận chính của hoa
Xác định lợi ích nuôi ong trong vườn cây ăn quả 
Mối quan hệ thụ
phấn, thụ tinh 
4 câu 
 3điểm 
30%
2câu (1-2)
1đ
10%
1câu (II/1)
1đ
10%
1câu(II/2)
1đ
10%
4 câu 
 3 điểm 
30%
VII: Quả và hạt 
Tìm hiểu Các nhóm quả 
Xác định hạt của cây hai lá mầm.
5 câu 
 4điểm 
40%
4câu (3-6)
2đ
20%
1câu (II/3)
2đ
20%
5 câu 
 4đ
40%
VIII: Các nhóm thực vật
Đặc điểm cấu tạo cây rêu, dương xỉ
Chứng minh sự khác nhau cây rêu với cây có hoa.
 3câu 
 2điểm 
20%
2 câu(7-8)
1đ
10%
1câu(II/4)
2đ
20%
3câu 
2đ 
20%
 12câu
10 điểm
100%
8 câu
4đ
40%
2câu
3đ
30%
1 câu
2đ
20%
1 câu
1đ
10%
 12 câu
10 đ
100%
PHÒNG GD & ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
Họ và tên..........................................................
Lớp 6
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 6 
NĂM HỌC 2016-2017
THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
Điểm:
Lời phê:
.............................................................................................................................
I. TRẮC NGHIỆM (4đ)
Câu 1: (4đ) Chọn phương án trả lời đúng (khoanh vào chữ A, B, C, D chỉ câu trả lời đúng) 
1. Hoa gồm những bộ phận chính nào?
A. Cuống, đế, nhị, nhụy B. Cuống, tràng, nhị, nhụy
C. Cuống, đế, đài, tràng, nhị, nhụy C. Đài, tràng, nhị, nhụy
 2. Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu?
A. Đài và tràng B. Cuống, đế, đài, tràng, nhị, nhụy
C. Nhị và nhụy D. Cuống, đế, nhị, nhụy
 3. Nhóm quả nào toàn là quả khô? 
 	A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua. B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải. 
 	C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi. D. Quả bông, quả thì là, quả cải, quả chò. 
 4. Nhóm quả nào toàn là quả thịt?
A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua. B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải.
C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ớt. D. Quả bông, quả thì là, quả cải, quả chò
 5. Nhóm quả nào toàn quả khô nẻ?
A. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải. B. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ớt.
C. Quả mè, quả cải, quả bông, quả đậu D. Quả cải, quả bông, quả gấc, quả thìa là.
 6. Nhóm quả nào toàn quả hạch?
A. Quả mơ, quả dừa, quả đào, quả vải. B. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả chanh.
C. Quả mè, quả cải, quả bông, quả đậu D. Quả cải, quả bông, quả gấc, quả thìa là
 7. Đặc điểm của rêu là: 
 	 A. Sinh sản bằng hạt, có thân, lá. 
 	 B. Chưa có rễ thật, có thân, lá, chưa có mạch dẫn. 
 	 C. Thân phân nhánh, có mạch dẫn. 
 	 D. Nón đực nằm ở ngọn cây, có rễ, thân, lá. 
 8. Đặc điểm của dương xỉ là:
A. Có rễ, thân, lá thật có mạch dẫn. B. Sinh sản bằng hạt, có thân, lá.
C. Thân phân nhánh, có mạch dẫn. D. Nón đực nằm ở ngọn cây, có rễ, thân, lá.
II. TỰ LUẬN (6đ)
 Câu 1: (1 điểm) Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?.
 Câu 2: (1điểm) Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
 Câu 3: (2 điểm) Có thể dùng những cách nào để xác định các hạt nhãn, hạt mít là hạt của cây hai lá mầm?
 Câu 4: (2 điểm) So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác?
------------Hết------------
 Duyệt của tổ chuyên môn	 Giáo viên soạn
 Lê Văn Tiên
PHÒNG GD & ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
MÔN SINH HỌC 6 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016-2017
THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM (4đ)
Câu 1: (4 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
D
C
C
A
B
A
II. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1:(1 đ) 
- Ong lấy phấn hoa: Làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phấn cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.
- Ong lấy được nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ cho nhiều mật hơn
Câu 2 (1đ). Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh là:
- Muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mần. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
Câu 3: (2 đ) Có 2 cách nào để xác định các hạt nhãn, hạt mít là hạt của cây hai lá mầm?
 - Bóc tách hạt tìm bộ phận phôi của hạtđể quan sát được 2 lá mầm của phôi.
- Gieo cho hạt nảy mầm để có thể quan sát được số lá mầm của cây đó.
Câu 4: (2đ) Sự khác nhau giữa cây rêu với cây có hoa.
Cây có hoa
Cây rêu
- Có hoa
- Chưa có hoa
- Thân và lá có mạch dẫn
- Thân và lá chưa có mạch dẫn
- Có rễ thật
- Có rễ giả
- Sinh sản bằng hoa
- Sinh sản bằng bào tử

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kt_1_tiet_k_II.doc