TUẦN 11 – TIẾT 41 SƠ ĐỒ MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỀ A Năm học : 2011-2012 VĂN HỌC 8. Câu Đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số Điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Câu 1 Tôi đi học 1 1 0,5đ Câu 2 Truyện kí Việt Nam 1 1 0,5đ Câu 3 Truyện ngắn trữ tình 1 1 0,5đ Câu 4 Lão Hạc 1 1 0,5đ Câu 5 Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc 1 1 0,5đ Câu 6 Tức nước vỡ bờ 1 1 0,5đ Câu 7 Lão Hạc 1 1 2đ Câu 8 Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc 1 1 2đ Câu 9 Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc 1 1 3đ Tổng số 4 2 2 1 6 3 10 TUẦN 11 – TIẾT 41- NH 11-12 KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỀ A Họ và tên:......................................... Môn: Ngữ văn 8 Lớp: 8/ ĐỀ: I/ Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu đúng. Câu 1: Truyện ngắn “Tôi đi học” được sáng tác năm nào? A. 1939. B. 1940. C. 1941. D. 1942. Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không thuộc tuyện kí Việt Nam? A. Tức nước vỡ bờ. B. Lão Hạc. C. Trong lòng mẹ. D. Hai cây phong. Câu 3: Văn bản nào sau đây là truyện ngắn trữ tình? A. Tức nước vỡ bờ . B. Trong lòng mẹ. C. Tôi đi học. D. Lão Hạc. Câu 4: Truyện ngắn “Lão Hạc” và tiểu thuyết “Tắt đèn” đều xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cho thời đại. Đó là: A. Hình tượng người nông dân Việt Nam cùng khổ trước cách mạng tháng Tám. B. Hình tượng người nông dân Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. C. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam. D. Hình tượng trí thức tiểu tư sản. Câu 5: Trong các văn bản: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc” đều có chung nội dung nào sau đây? A. Kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. B. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân. C. Đều sáng tác theo trào lưu hiện thực. D. Thể hiện sự trân trọng đối với người nông dân trước cách mạng. Câu 6: Sự việc nào sau đây không phải là sự việc chính được Xét-van- tét nói đến trong đoạn trích: “Đánh nhau với cối xay gió”? A. Việc nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa. B. Thái độ và hành động của mỗi người trước những chiếc cối xay gió. C. Đôn-ki-hô-tê băn khoăn hỏi ý kiến Xan-chô-pan-xa xem có nên đánh những chiếc cối xay gió hay không. D. Quan niệm và cách xử sự của mỗi người xung quanh chuyện ăn, chuyện ngủ. II/ Tự luận: (7đ): Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. (khoảng 10 dòng) (2đ) Câu 2: Chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen-ri có phải là một kiêt tác không? Vì sao? (2đ) Câu 3: Viết đoạn văn (Khoảng 12 dòng) nêu cảm nhận của em về số phận người nông dân Việt Nam qua các tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và “Lão Hạc” (trong “Lão Hạc” của Nam Cao?) (3đ) BÀI LÀM: I/ Trắc nghiệm: (3đ) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án II/ Tự luận: (7đ) TUẦN 11 – TIẾT 41: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC 8 ĐỀ A I/ Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng cho (0,5điểm). Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án C D C A C C II/ Tự luận: (7đ) Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ nội dung. (2đ) Câu 2: (2đ): - Đó là một kiệt tác. (0,5đ). - Vì: + Là một chiếc lá giống như chiếc lá thật. “Cuống lá màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” khiến hai họa sĩ Giôn-xi và Xiu tưởng đó là chiếc lá thật. (0,5đ). + Là chiếc lá đem lại sự sống cho Giôn-xi. (0,5đ). + Là chiếc lá vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hy sinh cao thượng. (0,5đ). Câu 3: HS nêu được các ý sau: - Về hình thức: đảm bảo đoạn văn trôi chảy, độ dài khoảng 12 dòng. (1đ). - Về nội dụng: + Là tầng lớp người bị các thế lực thống trị trong xã hội áp bức bóc lột, vùi dập dẫn đến bần cùng hóa trong xã hội. (1,5đ). + Là tầng lớp người hoàn toàn không có lối thoát trong cuộc sống. (0,5đ). * Lưu ý: Tùy theo sự cảm nhận của học sinh mà theo đó giáo viên đánh giá chính xác các thang điểm./.
Tài liệu đính kèm: