Đề kiểm tra một tiết môn Sinh học lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Sinh học lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết môn Sinh học lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT -KHỐI 12- NGÀY 12-3-2016
Câu 1.Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 2.Cơ quan tương tự là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 3.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li.	 B.sự tiến hoá đồng quy. C.sự tiến hoá song hành.D.phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A.sự tiến hoá phân li.	B.sự tiến hoá đồng quy.	C.sự tiến hoá song hành.	D.nguồn gốc chung.
Câu 5. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho
A. cách li trước hợp tử.	B. cách li sau hợp tử.	C. cách li tập tính. 	D. cách li mùa vụ.
Câu 6 Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của lòai.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D.thực hiện các chức phận giống nhau. 
phân tử.
Câu 7. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì 
A. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm .
B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thức hiện chức năng .
Câu 8 Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là
A. cơ quan thoái hoá	B. sự phát triển phôi giống nhau
C. cơ quan tương đồng 	D. Cơ quan tương tự
Câu 9Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.	B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 10Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể.	B. quần thể.	C. giao tử.	D. nhễm sắc thể.
Câu 11.Tiến hoá nhỏ là quá trình 
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 12.Tiến hoá lớn là quá trình 
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.hình thành loài mới.
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
.
Câu 13Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể.	B.quần thể.	C.lòai.	D.phân tử.
Câu 14.Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là 
A. cá thể.	B. quần thể.	C. giao tử.	D. nhễm sắc thể.
Câu 15 Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là
A. chọn lọc tự nhiên.	B. đột biến.	C. giao phối.	D. các cơ chế cách li.
Câu 16.Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.
B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.
C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.
Câu 17. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 lòai sinh học khác nhau là 
A. chúng cách li sinh sản với nhau.	B .chúng sinh ra con bất thụ.
C. chúng không cùng môi trường.	D. chúng có hình thái khác nhau.
nhỏ.	
Câu 18.Cách li trước hợp tử là
A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển.	B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.	D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 19. Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành lòai mới là 
A.cách li địa lí.	 B. cách li sinh sản.	C. cách li sinh thái.	D.cách li cơ học.
Câu 20. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng 
A. Thực vật 	B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa
C. Động vật 	D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển 
Câu 21 Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở
A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ
B. kết quả của quá trình lai xa khác loài
C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì
D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần
Câu 22 Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp
A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.
C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.
D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.
Câu 23. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là 
A. hình thành các tế bào sơ khai.	B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.
C. hình thành sinh vật đa bào.	 D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.
Câu 24 Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học
Câu 25. Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất
A. H2 	B. O2 	C. N2 , 	D. NH3 
Câu 26 Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
Câu 27. Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây :
A. 3 triệu năm	B. 30 triệu năm	C. 130 triệu năm	 D. 300 triệu năm
Câu 28 Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?
A. Châu Phi	B. Châu Á	C. Đông nam châu Á	D. Châu Mỹ
Câu 29. Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là:
A. Homo erectus và Homo sapiens	B. Homo habilis và Homo erectus
C. Homo neandectan và Homo sapiens	D. Homo habilis và Homo sapiens
Câu 30. Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng
A. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi.
B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau.
C. người H. erectus từ châu phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens.
D. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_1_tiet.docx