đề kiểm tra 45’ môn GDCD lớp 12. Lựa chọn ý trả lời đúng nhất . 1.C á nhân tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật : A. Quy định làm B.Quy định phải làm C. Cho phép làm D. Không cấm . 2.Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trông trường hợp này ông A đã: A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C.T hi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 3.Chị C không đội mũ bảo hiểm khi xe máy trên đường . trong trường hợp này chị C đã : A : Không sử dụng pháp luật B: Khong áp dụng pháp luật C: Không thi hành pháp luật D:Không tuân thủ pháp luật 4.Công dân A không buôn bán tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong trường hợp này công dân A đã: A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C.Không tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 5. Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã: A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C.Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 6. ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị K 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn kiện ông K ra tòa.Việc chị Hằng kiện ông K là hành vi: A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C.Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. 7: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm các: A: Quy tắc quản lý nhà nước B: Quy tắc kỷ luật lao động C:Quy tắc quản lý xã hội D:Nguyên tắc quản lý hành chính 8. Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước......... do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ gọi là A: Hành chính B: Pháp luật hành chính C: Kỷ luật D: Pháp luật lao động 9: đối tượng phải chịu mọi trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là những người: A: đủ 14 tuổi trở lên B: đủ 15 tuổi trở lên C: đủ 16 tuổi trở lên D: đủ 18 tuổi trở lên 10. Nguyễn Văn B bị bắt vì tội vu khống và làm nhục người khác. Trong trường hợp này Nguyễn văn B sẽ phải chịu: A: Trách nhiệm kỷ luật B: Trách nhiệm dân sự C: Trách nhiệm hành chính D: Trách nhiệm hình sự 11: Pháp luật XHCN mang bản chất của: A: Nông dân lao động B: Giai cấp cầm quyền C: Giai cấp tiến bộ D: Giai cấp công nhân 12. Pháp luật là phương tiện để nhà nước: A: Quản lý xã hội B: Quản lý công nhân C: Bảo vệ các giai cấp D: Bảo vệ các công dân 13. Pháp luật là phương tiện để các công dân thực hiện và bảo vệ: A: Lợi ích kinh tế của mình B: Quyền và nghĩa vụ của mình C: Các quyền của mình D: Quyền, lợi ích hợp pháp của mình 14. Quản lý bằng pháp luật là phương pháp quản lý: A: Hữu hiệu và phức tạp nhất B: Dân chủ và hiệu quả nhất C:Hiệu quả và khó khăn nhất D: Dân chủ và cứng rắn nhất 15. điều 52/ HP1992 quy định mọi công dân đều có: A: Bình đẳng trước nhà nước B: Bình đẳng trước pháp luật C: Bình đẳng quyền lợi D: Bình đẳng nghĩa vụ 16. Khi công dânvi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý: A: Như nhau B: Bằng nhau C: Ngang nhau D: Có thể khác nhau 17. Học tập là một trong những A: Nghĩa vụ của công dân B: Quyền của công dân C: Trách nhiệm của công dân D: Quyền nghĩa vụ của công dân 18. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 quy định quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật là: A: Quyền của công đan B: Trách nhiệm của công dân C: Quyền nghĩa vụ của công dân D: Nghĩa vụ của công dân 19. Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị nhà nước: A: Ngăn chặn xử lý B: Xử ký nghiêm minh C: Xử lý thật nặng D: Xử lý nghiêm khắc 20. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những.......... của công dân: A: Quyền chính đắng B: Quyền thiêng liêng C: Quyền cơ bản D: Quyền hợp pháp
Tài liệu đính kèm: