Họ và tên: Lớp Kiểm tra 1tiết môn GDCD Điểm Nhận xét của cô giáo Đề I I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 6 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất : Câu 1 : Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì : A. Vi phạm pháp luật hành chính. B. Vi phạm pháp luật hình sự. C. Bị xử phạt vi phạm hành chính. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2 : Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm : A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. B. Quy định các hành vi không được làm. C. Quy định các bổn phận của công dân. D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm) Câu 3: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền(những việc được làm)là: A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 4 : Pháp luật là : A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện . B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. C. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. D. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là: Từ đủ 18 tuổi trở lên. Từ 18 tuổi trở lên. Từ đủ 16 tuổi trở lên. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 6: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới .. Các quy tắc quản lý nhà nước. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. Tất cả các phương án trên. Câu 7: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: A.Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. B.Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. C.Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Câu 8: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”. A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị C. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội D. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội Câu 9 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là : A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 10: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là: Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. Pháp luật có tính quyền lực. Pháp luật có tính bắt buộc chung. Pháp luật có tính quy phạm. Câu 11: Vi phạm hình sự là: Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Câu 12: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thểhiện ý chí của: Giai cấp công nhân. Giai cấp nông dân. Giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động. Tất cả mọi người trong xã hội. Câu 13: Pháp luật là phương tiện để công dân: A.Sống tự do, dân chủ. Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. C.Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ. D.Công dân phát triển toàn diện. Câu 14: Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bản chất của ai? Của giai cấp công nhân. Của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân lao động. Của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Của giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức. Câu 15: Pháp luật có đặc điểm là : A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. Vì sự phát triển của xã hội. C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến ;mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức. D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Câu 16 : Điền vào chổ trống : Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành mà nhà nước là đại diện. A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền B. phù hợp với ý chí nguyện vong của nhân dân C. phù hợp với các quy phạm đạo đức D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân Câu 17 : Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở : A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội. B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Câu 18 : Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 19: Pháp luật bắt buộc đối với ai? A. Đối với mọi cá nhân và tổ chức. B. Đối với mọi công dân. C. Đối với mọi cơ quan nhà nước. D. Đối với mọi tổ chức xã hội. Câu 20: Vi phạm pháp luật là hành vi có dấu hiệu nào sau đây ? A. Là hành vi trái pháp luật. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. C. Lỗi của chủ thể. D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện . II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm ) Tình huống : Chỉ còn cách 2m thì gặp đèn tín hiệu màu vàng, H 18 tuổi, đang đi xe máy đã vượt đèn vàng qua ngã tư, nhưng đến đầu bên khi thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và viết biên lai xử phạt 100.000 đồng vì đã vượt đèn vàng. Hoàng cho rằng cảnh sát đã phạt sai vì pháp luật cho phép người điều kiển xe máy được vượt đèn vàng. Câu hỏi : 1/ Hành vi xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có đúng pháp luật không ? Vì sao ? 2/ Khi xử phạt H, người cảnh sát giao thông đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào ? BÀI LÀM Họ và tên: Lớp Kiểm tra 1tiết môn GDCD Điểm Nhận xét của cô giáo Đề II I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất : Câu 1:Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì: A. Vi phạm pháp luật hành chính. B. Vi phạm pháp luật hình sự. C. Vi phạm pháp luật dân sự. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Pháp luật là phương tiện để công dân: A. Sống hạnh phúc, tự do, dân chủ. C. Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ. D. Công dân phát triển toàn diện. Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 3: Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bản chất của ai? A. Của giai cấp công nhân. Của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. C.Của giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức. D. Của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân lao động. Câu 4: Pháp luật có đặc điểm là : A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. Vì sự phát triển của xã hội. C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến ;mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức. D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Câu 5: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm : A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. B. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm) C. Quy định các hành vi không được làm. D. Quy định các bổn phận của công dân. Câu 6: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền(những việc được làm)là: A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 7 : Pháp luật là : A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện . B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. C. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. D. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Câu 8: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là: A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Từ 18 tuổi trở lên. Từ đủ 16 tuổi trở lên. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 9 : Điền vào chổ trống : Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành mà nhà nước là đại diện. A. phù hợp với ý chí nguyện vong của nhân dân B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền C. phù hợp với các quy phạm đạo đức D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân Câu 10 : Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở : A. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. B.Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội. C. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. D. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Câu 11 : Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 12: Pháp luật bắt buộc đối với ai? A. Đối với mọi công dân. B. Đối với mọi cơ quan nhà nước. C. Đối với mọi tổ chức xã hội. D. Đối với mọi cá nhân và tổ chức. Câu 13: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới .. A. Các quan hệ lao động. B. Các quan hệ công vụ nhà nước. C. Các quan hệ về kỉ luật lao động . D. Cả B và C Câu 14: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới .. A. Các quy tắc quản lý nhà nước. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. D. Tất cả các phương án trên. Câu 15: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: A.Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. B.Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. C.Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Câu 16: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”. A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị C. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội D. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội Câu 17 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là : A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 18: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là: Pháp luật có tính quyền lực. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. Pháp luật có tính bắt buộc chung. Pháp luật có tính quy phạm. Câu 19: Vi phạm hình sự là: Hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Câu 20: Anh A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là hành vi vi phạm pháp luật: A. Hình sự Dân sự Hành chính Kỉ luật II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm ) Tình huống : Bà M thuê cửa hàng nhà bà H để bán hàng may mặc. Hai bên đã kí hợp đồng, trong đó có quy định mọi việc sửa chữa cửa hàng phải được sự đồng ý của chủ nhà. Được hai tháng, bà M muốn sửa chữa, nâng cấp để cửa hàng khang trang hơn. Bà M đã đề nghị bà H về việc này nhưng bà H không trả lời. Chờ mãi không được, bà M đã tự ý sửa chữa cửa hàng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng mà không chờ bà H đồng ý. Câu hỏi : 1/ Việc làm của bà M có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm pháp luật gì? 2/ Bà M phải chịu trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật? BÀI LÀM
Tài liệu đính kèm: