Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 7 - Phòng GD & ĐT Yên Bình

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 7 - Phòng GD & ĐT Yên Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 7 - Phòng GD & ĐT Yên Bình
Tiết 20: KIỂM TRA 1 TIẾT
 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
	- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới trung đại, và phần lịch sử trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII so với yêu cầu của chương trình, từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết
	1. Về kiến thức :
	- Năm được kiến thức cơ bản về thời gian hình thành, giai cấp, quan hệ sản suất và các đặ điểm của nền kinh tế trong xã hội phong kiến 
	- Năm được một số vấn đề về nhà nước , pháp luật của nước ta dưới thời Ngô - Đinh – Tiền Lê và nhà Lý.
	- Trình bày được về cuộc chiến đấu trên phong tuyến Như Nguyệt, hiểu về ý nghĩa của cuộc chiến đấu .
	- Lí giải được hành động tấn công của ta sang đất Tống năm 1075
	- Nhận ra nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
	2. Về kĩ năng :
	- Rèn luyện cho HS các kĩ năng: Trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện.
3 Về tư tưởng, thái độ, tính cảm: 
	- Kiểm tra đánh giá thái độ, tình cảm của HS đối với các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị: 
GV
HS
III. Các bước lên lớp:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra:
a. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
	- Hình thức : Trắc nghiệm + Tự luận 
b. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên chủ đề
(Nội dung, chương...)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Cộng
Trắc nghiệm
Tự luận
TN
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận 
1. Khái quát lịch sử thế giới TĐ
- Thời gian hình thành, QHSX của XHPK Châu Âu.
- nhận biết về văn hoá của các nước.
- Lý giải nhân tố làm khủng hoảng XHPK và hình thành CNTB ở Châu Âu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
15%
Số câu: 1
Số điểm: 1.5
15%
Sốcâu: 3TN, 1TL
Sốđiểm 3đ
30%
2. Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
- Năm được một số vấn đề về nhà nước của nước ta dưới thời Ngô - Đinh – Tiền Lê 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2 TN
Số điểm : 1
10%
Số câu :2 TN
Sốđiểm: 1đ
10%
3. Nước Đại Việt thời Lý
- Vấn đề pháp luật thời Lý.
- Trình bày được về cuộc chiến đấu trên phong tuyến Như Nguyệt
- Hiểu về ý nghĩa của cuộc chiến trên PT N.Nguyệt
- Nhận ra nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
Đánh giá được hành động tấn công của ta sang đất Tống năm 1075
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,5
5%
Số câu: 1/3TL
Số điểm: 1,5
15%
Câu 2/3TL.Số điểm : 2.5
25%
Số câu: 1TL
Số điểm: 1,5
15%
Số câu: 1TN,2TL
Số điểm 6đ
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu: 6TN; 1.5 TL
Tổng số điểm:
TN: 3 điểm; TL: 1,5 điểm
Tỉ lệ : 4.5điểm = 45% 
Tổng số câu: 1TL+ 2/3 TL
Tổng số điểm: 4
Tỉ lệ 4 điểm = 40 % 
Tổng số câu: 1 TL
Tổng số điểm: TL: 1.5 điểm
Tỉ lệ: 1.5 điểm = 15 % 
Tổng số câu: 6TN; 3 TL 
Điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
c. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA :
Phòng GD&ĐT Yên Bình
Trường
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
Môn Lịch sử 7
( Thời gian làm bài : 45 phút )
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
	Hãy khoanh tròn một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1:
	Xã hội phong kiến phương Tây được hình thành từ khi nào?
A. Thế kỉ II
B. Thế kỉ III
C. Thế kỉ IV
D. Thế kỉ V
Câu 2:
	Địa chủ, Lãnh chúa bóc lột nông dân, nông nô thông qua “Địa tô” là biểu hiện của quan hệ sản xuất trong xã hội nào?
A. Xã hội Nguyên thủy
B. Xã hội Chiếm hữu nô lệ
C. Xã hội Phong kiến
D. Xã hội Tư bản
Câu 3: 
	Khu đền tháp “Ăng-co-vát” là công trình kiến trúc của nước nào?
A. Cam-pu-chia
B. Lào
C. Mi-an-ma
D. Thái Lan
Câu 4:
	Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất nước ta vào cuối thế kỉ X?
A. Ngô Quyền
B. Đinh Bộ Lĩnh
C. Lê Hoàn
D. Lí Công Uẩn
Câu 5:
	Tên đất nước ta thời Đinh – Tiền Lê là:
A. Đại Cồ Việt
B. An Nam đô hộ phủ
C. Đại Việt
D. Đại Nam
Câu 6:
	Bộ luật “Hình thư” - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được nhà Lí ban hành vào năm nào?
A. 1010
B. 1025
C 1040
D.1042
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
	Câu 1: (1.5 điểm)
	Theo em nhân tố nào đã dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu?
	Câu 2: (1.5 điểm)
	Tại sao nói cuộc tiến công sang đất Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tiến công với mục đích tự vệ?
	Câu 3: (4. điểm)
	Em hãy trình bày diến biến và khái quát về ý nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân ta chống xâm lược Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt? Theo em cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Xâm lược Tống từ 1075-1077 có những nét độc đáo nào?
d. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
	I - Phần trắc nghiệm: (3 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
A
B
A
D
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
 II - Phần tự luận: (7 điểm).
	 Câu 1:
 Nhân tố đã dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu 
Sự xuất hiện của thành thị trung đại. (0.5 điểm)
Nền kinh tế công thường nghiệp ngày càng phát triển. (1 điểm)
	Câu 2: 
	Cuộc tiến công của nhà Lý giai đoạn 1- 1075 là cuộc tiến công tự vệ:
 Đây là một chủ trương chống giặc táo bạo “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” để đẩy giặc vào thế bị động. (0.5 điểm)
- Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi nhà Tống chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta. (0.25 điểm)
- Trong quá trình tấn công ta treo bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công (0.25 điểm)
- Sau khi thực hiện được mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước. (0.5 điểm)
	Câu 3
 	a. Diến biến, ( 1.5 điểm)
	- 1. 1077 kháng chiến bùng nổ.
	- Quân Tống tiến vào nước ta song bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại, chúng đóng quân tại bờ bắc Như 	Nguyệt chờ quân thủy trong vô vọng vì thủy quan đã bị đạo quân của Lý Kế Nguyên tiêu diệt.
	- Nhiều lần Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến Như Nguyệt của ta nhưng bị quân ta phản 	công quyết liệt đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc.
	- Địch chán nản mệt mỏi chết dần chết mòn...ở vào tình thế « tiến thoái lưỡng nan »
	- Vào buổi đêm khi hai bên ngừng chiến, từ đền thờ 2 vị trên bờ sông vang lên bài thơ thần bất hủ “Nam quốc 	sơn hà” làm nhụt ý chí của giặc.
	- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quan vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc, quân giặc 10 phần chết đến 	5, 6 phần.
 	- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hoà, Quách Quỳ chấp nhận giảng hoà và rút 	quân về nước. 
	b. ý nghĩa: ( 1. điểm)
	- Là trận đánh tuyệt vời - Chiến thắng oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của DT ta.
	- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố .
	- Nhà Tống từ bỏ ý định xâm lược nước ta.
	- Để lại những bài học kinh nghiệm quí báu về giữ nước cho đời sau.
	c. Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt (1.5 điểm)
	- Phòng vệ bằng cách tiến công.
	- Xây dựng phong tuyến Như Nguyệt.
	- Sử dụng đòn tâm lí.
	- Năm bắt thời cơ.
	- Kết thúc chiến tranh.
4. Củng cố 
5. Dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_lich_su_7.doc