Đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng việt - Đề A

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng việt - Đề A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng việt - Đề A
ĐỀ A
Tuần 33- Tiết 159 MA TRẬN 
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- TIẾNG VIỆT 9
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
T.cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Khởi ngữ
Nhận biết vai trò của khởi ngữ
Vận dụng kiến thức đã học và thực hành
Số câu
1
0.5 đ
1 câu
3.0 đ
2 câu
3.5 điểm, 35 %
Thành phần biệt lập.
Nhận biết thành phần biệt lập
Hiểu thành phần biệt lập là gì; Phân biệt được thành phần biệt lập với câu đặc biệt
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5 đ
2
1.0 đ
 3 Câu
 1.5 Điểm,15%
Nghĩa tường minh và hàm ý
Nhận biết được hàm ý trong câu nói.
Vận dụng kiến thức đã học vào xác định hàm ý trong câu nói.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5 đ
1
1.5 đ
 2 câu
20 điểm, 20 %
Tổng kết ngữ pháp.
Nhận biết từ loại; cụm từ loại.
Hiểu được sự chuyển từ loại trong tiếng Việt.
Vận dụng kiến thức đã học để so sánh từ và cụm từ.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
2
1.0 đ
1
0.5 đ
1
1.5 đ
4 Câu
4.5 điểm, 45 %
Tổng số câu:
Tổng số điểm, tỉ lệ
4 câu
2.0 điểm
4 câu
2.0 điểm
3 câu
6.0 điểm
11 câu
10 điểm,100%
----------------------------------------------------------//----------------------------------------------------
Tuần:33 - Tiết 159 KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 9
ĐỀ A
Họ và tên: 	 
Lớp: 9/	 
I.Trắc nghiệm (4 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng.
1. Bên cạnh nêu lên chủ đề, khởi ngữ còn có vai trò gì trong việc diễn đạt của câu:
A. Nhấn mạnh ý C. Tạo sự liên kết
B. Thể hiện cái nhìn của người nói (người viết). D. Tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp
2. Từ in đậm trong câu văn sau: “Học, cậu ấy rất giỏi và chăm.” là:
A.Thành phần tình thái B. Thành phần cảm thán C. Thành phần phụ chú D. Khởi ngữ
3. Vì sao thành phần tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi-đáp được gọi là thành phần biệt lập?
A. Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. C. Bộc lộ tâm lí của người nói.
B. Thể hiện cái nhìn của người nói. D.Thiết lập và duy trì cuộc thoại.
4.Cụm từ in đậm trong ví dụ : “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” là:
A.Thành phần cảm thán B. Thành phần tình thái C. Khởi ngữ D.Câu đặc biệt
5.Tìm hàm ý trong câu in đậm: 
Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.
A. Con lớn lên trong lao động vui tươi của quê hương. 
B. Con lớn lên trong nghĩa tình quê hương
C. Con lớn lên trong không khí lao động vui tươi, đoàn kết, gắn bó của quê hương.
D. Con lớn lên trong thiên nhiên thơ mộng của núi rừng, của làng bản.
6.Từ in đậm trong câu văn “Rừng Việt Nam rất đa dạng về sinh học” thuộc từ loại:
A. Danh từ B. Động từ C. Trợ từ D. Phó từ
7. Từ in đậm trong câu văn sau “ Một phong cách rất Tế Hanh, “Quê hương” đã để lại trong lòng độc giả một hình ảnh đẹp về làng chài bên dòng sông Trà Bồng!” là: 
A. Danh từ B. Động từ C. Trợ từ D. Phó từ
8. Cụm từ in đậm trong câu danh ngôn “Sự cay đắng luôn là bài học mật ngọt cho những ai biết gượng dậy từ thất bài” là:
A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C.Cụm tính từ D. Cụm đại từ
II.Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý. Hãy tìm hàm ý trong các dòng thơ sau:
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm nên phong tục. 
Câu 2: So sánh cụm từ và từ về cấu tạo, nghĩa, chức năng ngữ pháp.
Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam nêu trong “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ, thành phần phụ chú.
 BÀI LÀM
I.Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
II.Tự luận.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:33 - Tiết 159 KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 9
Đ Ề A
 ĐÁP ÁN
I.Phần trắc nghiệm ( 4 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
A
D
C
D
A
A
Mỗi phương án đúng ghi 0.5 điểm
II. Phần tự luận (6 điểm).
Câu 1(1.5 điểm):
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu (0.5 điểm).
-Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy (0.5 điểm).
-Bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, người đồng mình đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục đẹp. (0.5 điểm).
Câu 2 (1.5 điểm): So sánh cụm từ và từ về cấu tạo, nghĩa, chức năng ngữ pháp.
+Cấu tạo: Cụm từ có cấu tạo phức tạp hơn từ (Cụm từ có cấu tạo gồm 3 phần: phụ ngữ trước, phần trung tâm, phụ ngữ sau). (0.5 điểm).
+Nghĩa: Cụm từ rõ nghĩa hơn từ. (0.5 điểm).
+Chức năng ngữ pháp: cụm từ giống với từ. (0.5 điểm).
Câu 3 (3 điểm).
-Nội dung (1.5 điểm).
 +Điểm mạnh của người Việt Nam.
 + Điểm yếu của người Việt Nam.
 + Cảm nhận của bản thân và bài học rút ra qua sự phân tích, đánh giá của Vũ Khoan.
-Hình thức (1.5 điểm)
+ Trình bày khoa học, đúng hình thức của đoạn văn nghị luận. 
+Diễn đạt trôi chảy.
+ Sử dụng thành phần khởi ngữ và thành phần biệt lập hợp lí.
TUẦN 33 – TIẾT 159: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 9
ĐỀ B
I/ Trắc nghiệm: (4đ) Mỗi câu đúng cho (0,5điểm).
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
C
C
D
D
C
C
B
B
II/ Tự luận: (6đ)
Câu 1: Điều kiện để sử dụng hàm ý:
Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. (0,5đ).
Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. (0,5đ).
Câu 2: - Hàm ý: Người đồng mình bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hằng ngày đã làm nên quê hương và xây dựng quê hương ngày càng phát triển. (2đ) 
Câu 3: (3đ): - Viết đúng đoạn văn có 10 câu, chủ đề tự chọn. (1,5đ).
 - Có một câu sử dụng khởi ngữ. ( 0,75đ).
 - Có một câu cảm thán. ( 0,75đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2 TUẦN 33 TVIỆT 9 TIẾT 159 Phuong A.doc