Đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 8 phần Văn học - Đề B

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 8 phần Văn học - Đề B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 8 phần Văn học - Đề B
ĐỂ B
Tuần: 30 -Tiết:113	 MA TRẬN
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- NGỮ VĂN 8	
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Quê hương
Hiểu biện pháp tu từ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
0,5đ
1
0,5đ
2. Khi con tu hú
Ý nghĩa của nhan đề bài thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1 
0,5đ
1
 0,5đ
3. Tức cảnh Pác Bó
Hiểu được giọng điệu bài thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
0,5đ
 1
 0,5đ
4. Tức cảnh Pác Bó
Hiểu nghĩa của từ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
0,5đ
1
 0,5đ
5. Chiếu dời đô
Nhận diện thể thơ
Nhận ra câu phủ định
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
0,5đ
1
 0,5đ
6. Hịch tướng sĩ
Năm sáng tác
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
0,5đ
1
 0,5đ
7. Ngắm trăng 
Thuộc lòng bài thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1 2 đ
 1
 2,0đ
8. Chiếu dời đô
Nguyên nhân chọn Đại La làm kinh đô
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
2 đ
 1
 2,0đ
9. Quê hương 
Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
3 đ
 1
 3,0đ
Tổng số câu:
Tổng số điểm, tỉ lệ
 3 
 3 đ, 30%
 5
4 đ, 4 0%
 1
3 đ, 30%
 9 câu
 10,0 đ
 100%
----------------------------------------------------//--------------------------------------------------------
TUẦN 30 – TIẾT 113 KIỂM TRA 1 TIẾT-VĂN HỌC 8 
Họ và tên:............................................. Môn: Ngữ văn 8
ĐỂ B
Lớp: 8/ Thời gian: 45 phút.
ĐỀ:
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái ở trước câu trả lời đúng. 
Câu 1: Trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Nhân hóa.
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
C. Gợi ra nhân vật trữ tình của bài thơ. D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
Câu 3: Ý nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài “Tức cảnh Pác Bó”?
A. Giọng điệu thiết tha, trìu mến. B. Giọng điệu vui đùa, dí dỏm. 
C. Giọng điệu nghiêm trang, tha thiết. D. Giọng điệu buồn thương, phiền muộn. 
Câu 4: Ý nào diễn tả đúng nghĩa của từ “Chông chênh”?
A. Không vững vì không có chỗ dựa chắc chắn. B. Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả. 
C. Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa. D. Ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống. 
Câu 5: Câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” là câu phủ định. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai. 
Câu 6: Trần Quốc Tuấn sáng tác “Hịch tướng sĩ” khi nào?
A. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257). B. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285). C. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287). 
D. Sau chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ hai. 
II/ Tự luận: (7đ):
Câu 1: Chép đúng bài thơ “Ngắm trăng” (Phần phiên âm và phần dịch thơ) của Hồ Chí Minh. (2đ).
Câu 2: Lí do nào mà Lí Công Uẩn chọn Đại La làm kinh đô muôn đời cho đất nước? (2đ)
Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về cảnh dân làng ra khơi đánh cá trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? (3đ)
BÀI LÀM:
I/ Trắc nghiệm: (3đ) 
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
II/ Tự luận: (7đ) 
...................................................................................................................................................
.
ĐỂ B
TUẦN 30 – TIẾT 113: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC 8
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng cho (0,5điểm).
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
D
D
B
A
B
B
II/ Tự luận: (7đ)
Câu 1: Chép đúng bài thơ “Ngắm trăng” (Phần phiên âm và phần dịch thơ) của Hồ Chí Minh.. Nếu sai mỗi chữ, trừ (0,25đ).
Câu 2: Lí do nào mà Lí Công Uẩn chọn Đại La làm kinh đô muôn đời cho đất nước:
Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương. (0,5đ)
Về vị trí địa lí: là trung tâm của trời đất, mở ra bốn hướng. (0,5đ)
Về thế đất: rộng, bằng phẳng, rồng cuộn, hổ ngồi. (0,5đ)
Về đời sống dân sinh, cảnh vật, văn hóa rất phong phú, thuận lợi. (0,5đ)
Câu 3: HS cảm nhận được các ý sau:
Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong buổi bình minh thật đẹp: bầu trời trong sáng, gió nhẹ.
Niềm vui chinh phục biển và khí thế ra khơi của đoàn thuyền rất dũng mãnh, hào hứng, phấn khởi.
Nghệ thuật: sử dụng các động từ “Hăng; phăng; vượt” và so sánh con thuyền ra khơi như “con tuấn mã”. Hình ảnh so sánh này đã gợi lên khí thế ra khơi ấy của đoàn thuyền.
So sánh cánh buồm giương to “Như mãnh hồn làng” đây là so sánh rất sáng tạo. Nhà thơ lấy cái cụ thể để so sánh với cái trừu tượng để thể hiện khí thế lao động và khát vọng ấm no, hạnh phúc của dân chài.
Đặc biệt hình ảnh “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” gợi lên cánh buồm rất to, ôm trọn bầu trời, căng gió cùng biển khơi. (3đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2 Tuan 30 - VAN 8 - De.doc