Đề kiểm tra một tiết học kì II môn Lịch sử lớp 11

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì II môn Lịch sử lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì II môn Lịch sử lớp 11
TRƯỜNG PTDTNTTHPT TỈNH 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
Môn: Lịch sử lớp 11
Họ, tên :..................................................................... Lớp: .............................
I. Trắc nghiệm (6,0 điểm): Chọn đáp án đúng, điền vào bảng dưới đây
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
Câu
17
18
19
20
21
22
23
24
Đáp án
Câu 1. Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp
A. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
B. ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
C. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.
D. ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.
Câu 2. Nguyên nhân khách quan nào dưới đây là nguyên nhân để Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn của triều đình.
B. Thực dân Pháp là một nước tư bản mạnh.
C. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
D. Chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Câu 3. Người trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp ở thành Hà Nội năm 1882 là
A. Nguyễn Trung Trực.	B. Nguyễn Tri Phương.	C. Hoàng Diệu.	D. Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 4. Ngày 21-12-1873 diễn ra sự kiện gì?
A. Gácnie kéo quân ra Bắc Kì.	B. Thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
C. Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội.	D. Thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 5. Liên quân Pháp- Tây Ban Nha bắt đầu việc xâm lược Việt Nam tại đâu?
A. Huế.	B. Thuận An.	C. Sài Gòn- Gia Định.	D. Đà Nẵng.
Câu 6. Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là
A. để truyền đạo.	B. giúp Nguyễn Anh đánh bại Tây Sơn.
C. mở rộng thị trường.	D. khai hóa văn minh cho triều Nguyễn.
Câu 7. Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Ét pê răng trên sông Vàm Cỏ Đông là
A. Nguyễn Trung Trực.	B. Nguyễn Tri Phương.	C. Nguyễn Hữu Huân.	D. Hoàng Diệu.
Câu 8. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của
A. Trương Định.	B. Nguyễn Hữu Huân.	C. Nguyễn Tri Phương.	D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 9. Việt Nam mất quyền tự chủ, nằm dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp với Hiệp ước
A. 1882.	B. 1874.	C. 1862.	D. 1883.
Câu 10. Nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết các điều ước vì
A. Lực lượng của Pháp quá mạnh.	B. Sợ mất quyền lợi giai cấp.
C. hoang mang, dao động.	D. Sợ mất quyền lợi dân tộc.
Câu 11. Triều đình Huế đã làm gì khi quân và dân ta giành chiến thắng Cầu Giấy năm1873 ?
A. Đàn áp phong trào quần chúng.	B. Đứng về phía nhân dân cùng chống Pháp.
C. Kí với Pháp Hiệp ước 1874.	D. Tập hợp lực lượng đánh đuổi Pháp.
Câu 12. Người được nhân dân phong danh hiệu “Bình Tây Đại Nguyên soái” là
A. Nguyễn Hữu Huân.	B. Trương Định.
C. Hoàng Diệu.	D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 13. Trận Cầu Giấy lần thứ hai giành thắng lợi vào thời gian nào?
A. Ngày 25/4/1882.	B. Ngày 21/3/1873.	C. Ngày 19/5/1883.	D. Ngày 18/8/1883.
Câu 14. Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian diễn ra.
1. Hiệp ước Nhâm Tuất.
2. Pháp nổ súng tấn công Gia Định.
3. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
A. 2,1,4,3.	B. 2,1,3,4.	C. 2,4,3,1.	D. 2,4,1,3.
Câu 15. Tại sao Đức chọn Ba lan là điểm tấn công đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939-1945)?
A. Vì Ba Lan giáp Liên Xô, nên Anh, Pháp nghĩ Đức sẽ tấn công Liên Xô.
B. Vì Ba Lan là đồng minh của Pháp.
C. Vì Ba Lan có nhiều người Do thái.
D. Vì Ba Lan là đồng minh của Liên Xô.
Câu 16. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng
A. khủng hoảng, suy yếu.	B. tình hình ổn định.
C. kinh tế kém phát triển.	D. phát triển nhanh chóng.
Câu 17. Trước sự bành trướng của phe phát xít, thái độ của Liên Xô như thế nào?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp.
B. Thi hành đạo luật trung lập với các hoạt động quân sự.
C. Tích cực đứng lên chống phát xít Đức.
D. Kí với Đức bản Hiêp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau 23/8/1939.
Câu 18. Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là
A. Một nước thuộc địa của Pháp	B. Quốc gia phong kiến độc lập
C. Phụ thuộc vào Pháp	D. Thuộc địa của Tây Ban Nha
Câu 19. Hiệp ước Hác măng được kí kết vào thời gian nào?
A. Ngày 15/3/1874.	B. Ngày 5/6/1862.	C. Ngày 6/6/1884.	D. Ngày 25/8/1883.
Câu 20. Ở mặt trận Xô – Đức. chiến thắng nào tạo nên bước ngoặt của tiến trình chiến tranh thế giới?
A. Chiến thắng Cuốc-xcơ.	B. Chiến thắng Mat-xcơ-va
C. Chiến thắng Lê-nin-gơ-rát.	D. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.
Câu 21. Hậu quả của việc kí Hiệp ước Hác măng là
A. Quân Pháp có điều kiện trở lại xâm lược toàn bộ Bắc Kì.
B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta không phát triển.
C. Lãnh thổ Việt Nam bị chia làm ba kì.
D. Làm mất một phần lãnh thổ của đất nước.
Câu 22. Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết vào thời gian nào?
A. 15/3/1874.	B. 25/8/1883.	C. Ngày 5/6/1862.	D. 6/6/1884.
Câu 23. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì năm 1873 vì
A. Yêu cầu nguyên liệu, thị trường, nhân công.
B. Có quân triều đình phối hợp.
C. Sự nhu nhược, hèn nhát của nhà Nguyễn.
D. Pháp có điều kiện tăng viện binh và ngân sách chiến tranh.
Câu 24. Sau khi Đức liên kết với Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít, thái độ của Liên Xô 
đối với nước Đức như thế nào?
A. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.	B. Coi nước Đức là đồng minh.
C. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.	D. Không đặt quan hệ ngoại giao với Đức.
II. Phần tự luận (4,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Nêu vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu 2. (2,0 điểm)
	Vì sao năm 1873, thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất?
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_KI_II.doc