PHÒNG GD-ĐT ĐỨC PHỔ Trường THCS Phổ Khánh Tiết 24: KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức đã học của học sinh từ chương I tới chương III: - Nêu được cặp gen đồng hợp, dị hợp, hiểu được biến dị tổ hợp là gì, vận dụng giải được bài tập lai một cặp tính trạng. (câu 1, 2; c4) - Nắm được hiện tượng di truyền liên kết, cấu trúc của NST, sự biến đổi hình thái của NST trong quá trình nguyên phân, vận dụng tính được NST đơn khi ở kì sau của giảm phân II và kết quả của quá trình giảm phân. (câu 3, 4, 5, 6; c1) - Trình bày được cấu tạo Prôtêin, hiểu được chức năng của ADN, chức năng của các loại ARN, giải thích được mối quan hệ giữa gen và ARN, giải được bài tập ADN. (câu 7, 8; c2,3) 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày kiến thức đã tiếp thu 3/ Thái độ: Rèn luyện tính trung thực II. CHUẨN BỊ: - GV: Soạn đề kiểm tra - HS: Học các bài đã dặn III. PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra viết IV. LÊN LỚP: 1/ Ổn định: Kiểm tra sỉ số 2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3/ Bài mới: a) Giới thiệu: Nhắc nhở lòng tự tin, tính trung thực b)Tiến hành: Phát đề kiểm tra *MA TRẬN: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Các thí nghiệm của Menđen Câu 1 0,5đ Câu 2 0,5đ C4 2đ 3 câu 3,0đ Nhiễm sắc thể Câu 3,6 1,0đ C1 1đ Câu 4 0,5đ Câu 5 0,5đ 5 câu 3,0đ ADN và Gen Câu 7 0,5đ Câu 8 0,5đ C2 1đ C3a,b 1,5đ C3c 0,5đ 6 câu 4,0đ Tổng số 5 câu 3,0đ 4 câu 4,0đ 3 câu 2,0đ 2 câu 1,0đ 14 câu 10đ 4/ Củng cố - GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra 5/ Hướng dẫn về nhà - Đọc trước bài 21 “Đột biến gen”, tìm hiểu các nguyên nhân gây đột biến gen. Họ và tên: Lớp: 9 KIỂM TRA 1 TIẾT HKI Môn: Sinh học 9 - Thời gian: 45 phút Năm học 2016 - 2017 Điểm Lời phê của giáo viên I- TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) Chọn ý đúng nhất trong các câu sau 1. Thể đồng hợp là cá thể mang cặp gen gồm: A. 2 gen trội lặn C. 2 gen tương ứng B. 2 gen tương ứng giống nhau D. 2 gen tương ứng khác nhau. 2. Biến dị tổ hợp là: A. sự xuất hiện các kiểu hình giống bố C. sự xuất hiện các kiểu hình giống bố mẹ B. sự xuất hiện các kiểu hình giống mẹ D. sự xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ 3. Trong quá trình phân bào, NST co ngắn cực đại ở kì nào? A. Kì trước B. Kì sau C. Kì giữa D. Kì cuối 4. Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào ở ruồi giấm có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây khi ở kì sau của giảm phân II: A. 4 B. 2 C. 6 D. 8 5. Hai tế bào 2n giảm phân bình thường thì kết quả sẽ là: A. tạo ra 4 tế bào 2n. C. tạo ra 8 tế bào 2n B. tạo ra 8 tế bào n. D. tạo ra 4 tế bào n 6. Di truyền liên kết là hiện tượng: A. một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau. B. một nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau C. các tính trạng di truyền độc lập với nhau D. một tính trạng không được di truyền 7. Prôtêin được cấu tạo từ những nguyên tố nào? A. C, H, O, N, P. B. C, H, O, P. C. C, H, O, N. D. C, H, N, P. 8. Phân tử ADN có chức năng: A. truyền đạt thông tin di truyền. C. lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. B. lưu giữ thông tin di truyền. D. trực tiếp tham gia tổng hợp prôtein. II- TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu 1 (1,0đ): Trình bày cấu trúc của NST? Câu 2 (1,0đ): a. Nêu chức năng của các loại ARN? b. Cho một đoạn mạch của ARN có trình tự của các Nuclêotit như sau: - A – U – G – X – X – U – A – G – G – Hãy xác định trình tự các Nuclêotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. Câu 3 (2,0 đ): Một gen có 1500 nuclêôtit, trong đó có 450A Xác định chiều dài của gen. Số nuclêôtit từng lọai của gen là bao nhiêu? Khi gen tự nhân đôi liên tiếp 2 lần đã lấy từ môi trường nội bào bao nhiêu nuclêôtit? Câu 4 (2,0 đ): Cho lai giống đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với giống đậu Hà Lan hạt xanh được F1 toàn hạt vàng. Khi cho các cây đậu Hà Lan F1 tự thụ phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Biết tính trạng màu hạt chỉ do một nhân tố di truyền quy định. Đáp án và biểu điểm KIỂM TRA 1 TIẾT HKI. Môn: Sinh học 9 Thời gian: 45’ - Năm học: 2016 -2017 I- TRẮC NGHIỆM: Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C D B A C C II- TỰ LUẬN Hướng dẫn trả lời Điểm Câu 1 (1đ) - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. + Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V. + Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet. + Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động chia nó thành hai cánh. + Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (1đ) a. + mARN truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của prôtêin + tARN vận chuyển aa + rARN là thành phần cấu tạo riboxom b. ARN - A – U – G – X – X – U – A – G – G – ADN (Mạch gốc) – T – A – X – G – G – A – T – X – X - - A – T – G – X – X – T – A – G – G - 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (2,0đ) Chiều dài của gen là: L= (N/2).3,4= (1500 :2).3,4= 2550 Ao Số Nu từng loại của gen : Theo NTBS : A=T , G=X Ta có : A=T= 450 Nu Vậy G=X= (1500 :2)-450 =300Nu c. Khi gen tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào (22-1).1500 = 4500 Nu 0,5đ 1,0đ 0,5đ Câu5 (2,0đ) Khi lai hai giống đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với giống đậu Hà Lan hạt xanh thuần chủng, F1 thu được toàn hạt vàng nên suy ra tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh. * Quy ước gen: A: hạt vàng a: hạt xanh * Xác định kiểu gen: Hạt vàng thuần chủng có kiểu gen AA Hạt xanh thuần chủng có kiểu gen aa * Sơ đồ lai: Ptc : Hạt vàng x hạt xanh AA x aa GP: A a F1: KG: Aa KH: 100% hạt vàng F1xF1: Hạt vàng x Hạt vàng Aa x Aa GF1: A, a A, a F2: KG: 1AA : 2Aa : 1aa KH F2: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. 0,5 0,5 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: