Đề kiểm tra một tiết học kì I Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Đề A - Năm học 2011-2012

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì I Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Đề A - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì I Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Đề A - Năm học 2011-2012
Tuần: 16	 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Tiết:75	Môn: Văn học. lớp: 9. Học kì: I
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đồng chí
Thời kì ra đời bài thơ
ĐỀ A
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
0,5đ
Đồng chí
Hiểu được nghĩa của từ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
 0,5đ
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Các từ “Không” trong bài thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
 1
 0,5đ
Đoàn thuyền đánh cá
Biện pháp tu từ trong câu thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
 0,5đ
Ánh trăng
Hiểu biết về tác giả
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
 0,5đ
Lặng lẽ Sa pa
Hiểu được vẻ đẹp của anh TN
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
1
 0,5đ
Bếp lửa
Hiểu được nội dung
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
 1
 1,0đ
Đồng chí
Hiểu được hình ảnh thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
 1
 2,0đ
Lặng lẽ Sa pa
Vẻ đẹp của anh thanh niên
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
 1
 1
 4,0đ
Tổng số câu:
Tổng số điểm, tỉ lệ
 3
 3 1
 1
 1
 9
 10,0
 100%
TUẦN 16 – TIẾT 75 NH: 11-12 KIỂM TRA 1 TIẾT
Họ và tên:.................................... (Thơ truyện hiện đại Việt Nam)
ĐỀ A
Lớp: 9/ Thời gian: 45 phút.
 ĐỀ:
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn câu trả lời đúng. 
Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” được viết vào thời kì nào?
A. Trước cách mạng tháng Tám. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau đại thắng Mùa xuân năm 1975.
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “Đồng chí”?
A. Là những người cùng một giống nòi. 
B. Là những người sống cùng một thời đại.
C. Là những người cùng theo một tôn giáo. 
D. Là những người cùng một chí hướng chính trị.
Câu 3: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có bao nhiêu từ “Không”?
 A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. 
Câu 4: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
A. So sánh và nhân hóa. B. So sánh và ẩn dụ. 
C. Ẩn dụ và nhân hóa. D. Nhân hóa và liệt kê.
Câu 5: Gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ, sinh năm 1948 quê ở làng Quảng Xá, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa là:
A. Phạm Tiến Duật. B. Chính Hữu. C. Nguyễn Thành Long. D. Nguyễn Duy.
Câu 6: Tại sao ông họa sĩ có suy nghĩ: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá” (Trích “Lặng lẽ Sa Pa”)?
A. Vì công việc anh thanh niên quá nặng.
B. Vì công việc anh thanh niên quá khó.
C. Vì ông hiểu hết mọi điều ở anh thanh niên.
D. Vì ông nhận ra bao điều tốt đẹp từ những suy nghĩ và lời nói của anh thanh niên.
II/ Tự luận: (7đ):
Câu 1: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt gợi lại những gì? (1đ).
Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong khổ thơ cuối của bài “Đồng chí”.(2đ)
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn phân tích những nét đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long? (4đ)
BÀI LÀM:
I/ Trắc nghiệm:(3đ) 
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
II/ Tự luận: (7đ)
.......
......
......
......
TUẦN 16 – TIẾT 75: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC 9
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng cho (0,5điểm).
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
B
D
C
A
D
D
ĐỀ A
II/ Tự luận: (7đ)
Câu 1: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt gợi lại:
Những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu (0,5đ).
Thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. (0,5đ).
Câu 2: - Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh đẹp, vừa hiện thực cũng vừa lãng mạn của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp. (1đ).
 - Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” tạo ra nhiều liên tưởng cho người đọc: xa mà gần; thực tại mà mơ mộng; chiến sĩ và thi sĩ; chất hiện thưc và chất lãng mạn trữ tình (1đ).
Câu 3: Những nét đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đó là:
+ Đẹp trong công việc làm: tuy rằng anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho sản xuất và chiến đấu” rất gian khổ nhưng anh vẫn hoàn thành tốt công việc. Đó chính là anh đã ý thức được công việc của mình làm và lòng yêu nghề. Anh thấy được công việc mình làm thầm lặng nhưng có ích cho cuộc sống.
+ Đẹp trong suy nghĩ: anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc mình làm đối với cuộc sống con người. Do đó anh có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
+ Đẹp trong tính cách: đó là sự cởi mở, chân thành, quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. 
+ Đẹp trong phẩm chất: đó là một con người rất mực khiêm tốn. Anh cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều./.
ĐỀ B
TUẦN 16 – TIẾT 75 NH: 11-12 KIỂM TRA 1 TIẾT
 (Thơ truyện hiện đại Việt Nam)
 ĐÁP ÁN 
I.Trắc nghiệm : ( mỗi câu đúng 0,5đ) 
 1D 2.B 3.C 4.B 5.D 6.C 
II.Tự luận : (7đ)
Trả lời được 3 bài : Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng .
Chép đúng chính tả, sai 1 lỗi trừ 0,5đ
H/S tự do cảm nhận song nêu lên được các vẻ đẹp của anh thanh niên(Mỗi vẻ đẹp 1đ)
 + Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 
 + Lòng yêu nghề . 
 + Lòng mến khách . 
 + Đức tính khiêm tốn . 
 ................................................//........................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 VAN 9 01-02 DE.doc