Tuần: 15 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Tiết: 74 Môn: Tiếng Việt. Lớp: 9 Học kì: I Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Các phương châm hội thoại Nắm vững 5 phương châm hội thoại ĐỀ A Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 0,5đ Phương châm lịch sự Hiểu được từ tượng hình Hiểu được phương châm lịch sự Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 0,5đ Một số trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 0,5đ Xưng hô trong hội thoại HS biết cách xưng hô Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 0,5đ Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp Hiểu được các cách dẫn Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 0,5đ Các cách phát triển TV tiếng Việt Hiểu được các cáh phát triển TV tiếng Việt Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 0,5đ Nghĩa của từ Hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 0,5đ Từ đồng nghĩa Hiểu được từ đồng nghĩa Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 0,5đ Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp Nêu được khái niệm cách dẫn trực tiếp, gián tiếp Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 1,0đ Trường từ vựng Tìm được trường từ vựng trong đoạn văn và giá trị của chúng Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 2,0đ Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp Viết đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp, gián tiếp Số câu Số điểm, tỉ lệ 1 1 3,0đ Tổng số câu Tông số điểm, tỉ lệ 4 1 4 1 1 11 10,0đ 100% TUẦN 15 – TIẾT 74: KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỀ A Họ và tên:.................................... Môn: Tiếng Việt 9. Lớp: 9/ Thời gian: 45 phút. ĐỀ: I/ Trắc nghiệm: (4đ) Khoanh tròn câu trả lời đúng. Câu 1: Có bao nhiêu phương châm hội thoại đã học? A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu. Câu 2: Câu ca dao sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? “Ai ơi chớ vội cười nhau, Ngẫm mình cho rõ trước sau hãy cười” A. Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm cách thức. D. Phương châm lịch sự. Câu 3: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại? A. Người nói vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. C. Người nói muốn gây một sự chú ý để cho người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. D. Người nói nắm bắt được các đặc điểm giao tiếp. Câu 4: Có một anh chàng đến chơi nhà bạn gái. Ông chủ lại là bố vợ tương lai của anh ta thì anh chàng ấy xưng hô như thế nào cho hợp lí khi ông chủ mời anh uống nước? A. Cảm ơn bác, tôi vừa uống xong. B. Cảm ơn chú, tôi vừa uống xong. C. Cảm ơn bác, cháu vừa uống xong. D. Cảm ơn chú, cháu vừa uống xong. Câu 5: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 6: Ý nào nói đúng với cách phát triển của từ vựng tiếng Việt? A. Phát triển về nghĩa của từ và số lượng từ ngữ. B. Từ ngữ mới được cấu tạo. C. Từ vay mượn tiếng nước ngoài. D. Các ý B,C đúng. Câu 7: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nhĩa gốc? A. Nặng lòng xót liễu vì hoa B. Cỏ non xanh tận chân trời. Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia. D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa. Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai. Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang. Câu 8: Từ “Ngỡ” trong câu “Ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào? A. Nói. B. Bảo. C. Thấy. D. Nghĩ. II/ Tự luận: (6đ). Câu 1: Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp? (1đ). Câu 2: Tìm từ ngữ cùng trường từ vựng và phân tích cái hay của cách dùng từ ngữ này trong đoạn thơ sau? (2đ). “Áo đỏ em đi giữa phố đông, Cây xanh như cũng ánh theo hồng. Em đi lửa cháy trong bao mắt, Anh đứng thành tro, em biết không?” (Vũ Quần Phương – Áo đỏ) Câu 3: Viết một đoạn văn (12 câu) có chủ đề “Cảnh đẹp quê hương”, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (3đ). BÀI LÀM: I/ Trắc nghiệm: (4đ) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án II/ Tự luận: (6đ) .. .. TUẦN 14 – TIẾT 74: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 9 I/ Trắc nghiệm: (4đ) Mỗi câu đúng cho (0,5điểm). Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án C D D C B A B D ĐỀ A II/ Tự luận: (6đ) Câu 1: (1đ) Nêu đúng khái niệm. (1đ). Câu 2: (2đ) - Những từ có trường từ vựng chỉ màu sắc: (Đỏ; xanh; hồng). (0,25đ). - Những từ có trường từ vựng chỉ lửa và các sự vật liên quan đến lửa: (Hồng; lửa; tro). (0,25đ). - Các từ thuộc hai trường từ vựng này có liên quan chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cco gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người chàng trai làm anh say đắm, ngây ngất và lan tỏa ra cả không gian làm không gian cũng biến sắc (1đ). - Nhờ nghệ thuật dùng từ đó mà gây ấn tượng mạnh cho người đọc, thể hiện độc đáo tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. (0,5đ) Câu 3: (3đ): - Viết đúng đoạn văn có 12 câu, đúng chủ đề. (1,5đ). - Có sử dụng cách dẫn trực tiếp. ( 0,75đ). - Có sử dụng cách dẫn gián tiếp. ( 0,75đ).
Tài liệu đính kèm: