Đề kiểm tra một tiết Hình học lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Hình học lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Hình học lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016
Họ và tên: 	KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp 6..	Môn: HÌNH HỌC 6
Ngày kiểm tra:08/12/2015. Ngày trả bài:23/12/2015
Điểm
Nhận xét của thầy giáo:
Đề chẳn
Câu 1(2điểm): Đoạn thẳng AB là gì? Vẽ đoạn thẳng AB = 10cm
Câu 2(2điểm): Thế nào là hai tia đối nhau? Vẽ hai tia Om và On đối nhau?
Câu 3(4 điểm) : Trên tia Ox lấy hai điểm M, N sao cho OM = 7cm, ON = 14cm.
Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không? Vì sao?
So sánh OM và MN.
Điểm M có là trung điểm của ON không? Vì sao?
Câu 4(2 điểm): Cho hai điểm M, N bất kì. Hãy vẽ:
a/ Đoạn thẳng MN.
b/ Đường thẳng MN.
c/ Tia MN.
d/ Tia NM 
Họ và tên: 	KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp 6..	Môn: HÌNH HỌC 6
Ngày kiểm tra:08/12/2015. Ngày trả bài:23/12/2015
Điểm
Nhận xét của thầy giáo:
Đề lẻ
Câu 1(2 điểm): Đoạn thẳng AB là gì? Vẽ đoạn thẳng AB = 12cm
Câu 2(2 điểm): Thế nào là hai tia đối nhau? Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau?
Câu 3(4 điểm) : Trên tia Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA=7cm, OB=14cm.
Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không? Vì sao?
So sánh OA và AB.
Điểm A có là trung điểm của OB không? Vì sao?
Câu 4(2 điểm): Cho hai điểm P, Q bất kì. Hãy vẽ:
a/ Đoạn thẳng PQ.
b/ Đường thẳng PQ.
c/ Tia PQ.
d/ Tia QP. 
Các câu tham khảo
Câu 1:
	Trên tia Ax, vẽ hai điểm B và C sao cho AB = 2 cm, AC = 8 cm.
	a. Tính độ dài đoạn thẳng BC.
	b. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Tính độ dài đoạn thẳng BM.
	c. Vẽ tia Ay là tia đối của tia Ax. Trên tia Ay xác định điểm D sao cho AD = 2 cm . Chứng tỏ A là trung điểm của đoạn thẳng BD.
Giải :
a. Trên cùng tia Ax, có AB < AC (2 cm < 8cm)
	Nên: B nằm giữa A,C
	Ta có: AB + BC = 	AC
	 2 + BC = 8
 BC = 8 – 2 = 6 (cm) 	
b. Vì M là trung điểm của đoạn thẳng BC
	=> BM = (cm)	
c. Vì D và B nằm trên hai tia đối nhau chung gốc A 
	=> A nằm giữa D và B
	Mà AD = AB (2 cm = 2cm)
	Suy ra A là trung điểm của đoạn thẳng DB	
Câu 2 : Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 6 cm, OB = 3 cm 
Trong ba điểm O , A , B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
So sánh OA và AB ?
Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng OA.
Giải: 6cm
x
A
3cm
B
O
Vì OA > OB ( 6cm > 3cm) nên điểm B nằm giữa hai điểm O và A.
Vì điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên ta có: OB + BA = OA (*)
Thay OB = 3cm, OA = 6cm và hệ thức (*) ta được: 3 + BA = 6
 BA = 6 – 3 
 BA = 3 (cm)
Vậy: OA = AB (Vì cùng bằng 3cm).
Vì: Điểm B nằm giữa hai điểm O và A (theo kết quả câu a) 
OA = OB (theo kết quả câu b)
Câu 3: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 4cm, OB = 8cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
b) So sánh OA và AB.
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Giải: 
a) Trên cùng tia Ox, có OA < OB ( 4 cm < 8 cm)
 Nên A nằm giữa hai điểm O và B. 
 b) Vì A nằm giữa hai điểm O và B 
 Nên OA + AB = AB
 Mà OA = 4 cm, OB = 8 cm.
 Suy ra 4 + AB = 8
 AB = 8 – 4 = 4
 Vậy AB = OA = 4 cm
c) Ta có A nằm giữa hai điểm O và B ( câu a)
 AB = OA ( câu b)
Vậy điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB.
Câu 4: 
 Cho đoạn thẳng MN = 8 cm. Trên tia MN lấy điểm A sao cho MA = 4 cm. 
 a) Điểm A có nằm giữa hai điểm M và N không? Vì sao?
 b) So sánh AM và AN. 
 c) Điểm A có phải là trung điểm của đoạn thẳng MN không? Vì sao?
Giải: 
a) Điểm A nằm giữa hai điểm M và N. Vì trên tia MN, MA < MN 
(4 cm < 8 cm). 	 
b) Ta có: 	AN + AM = MN ( vì A nằm giữa M,N) 	
 	AN + 4 cm = 8 cm 	
 AN = 8 cm - 4 cm 
 AN = 4 cm . 	 	
Vậy 	AM = AN = 4 cm.	 	
 	 c) Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng MN. 	 
 Vì điểm A nằm giữa điểm M,N và cách đều M và N. 
Câu 5:
Vẽ tia Ox. Trên tia Ox, lấy hai điểm A và B sao cho: OA = 3cm, OB = 6cm.
a) Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
c) Điểm A có phải là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Giải: 
a) 
Có:
+ A, B thuộc tia Ox
+ OA = 3cm, OB = 6cm => OA < OB
Điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
b)
Có:
+ Điểm A nằm giữa hai điểm O và B (câu a) => OA + AB = OB
=> 3 + AB = 6 => AB = 3(cm)
c)
Có:
+ Điểm A nằm giữa hai điểm O và B (câu a)
+ AB = AO (vì cùng bằng 3cm)
=> A là trung điểm của đoạn thẳng OB
..

Tài liệu đính kèm:

  • docToan_6_Kiem_tra_1_tiet_hinh_hoc_tiet_14.doc