Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 (Theo TT22/2016)

doc 12 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 412Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 (Theo TT22/2016)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 (Theo TT22/2016)
LỚP TẬP HUẤN RA ĐỀ KIỂM TRA THEO TT22/2016
MÔN : TIẾNG VIỆT
NHÓM 5
* Đọc thầm bài văn và làm các bài tập sau: 
Triền đê tuổi thơ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận.
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.
 Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
 Theo Nguyễn Hoàng Đại
Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “như hình với bóng”? ( M1) 
Con đê sông Hồng.
Đêm trăng thanh gió mát
Tết Trung thu
Câu 2: Sau bao năm xa quê, lúc trở về, tác giả nhận thấy con đê như thế nào? 
A. Đã có nhiều thay đổi. 
B. Gần như vẫn như xưa. 
C. Không thay đổi gì.
Câu 3: Vì sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?( M2) 
	A. Vì các bạn nhỏ thường vui chơi trên đê.
	B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
	C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
Câu 4: 
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng con đê “chở che, bao bọc lấy cả dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.”?( M3)
....
Câu 4: Dựa vào bài văn trên, em hãy viết một số nhận xét về tác giả Nguyễn Hoàng Đại ( 2-3 câu) ( M4)
....Câu 5:. Dấu phẩy trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà”? (M1)	
Ngăn cách các bộ phận cùng làm trạng ngữ trong câu.
Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.
	d. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu 6: Dòng nào sau đây giải đúng nghĩa của từ “ Hoàng hôn” (M2)
Khoảng thời gian hửng sáng trước khi mặt trời lên.
Khoảng thời gian giữa buổi trưa.
Khoảng thời gian gần cuối buổi chiều.
Khoảng thời gian khi mặt trời vừa lặn, ánh sáng bắt đầu yếu và mờ dần.
Câu 7: Tìm 2 từ có thể thay thế từ mường tượng trong câu “Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...”
 2 từ có thể thay thế cho từ mường tượng là: 
Câu 8: Viết lại câu sau cho hay hơn ( bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa)
 “Vào mùa lũ, con đê đã cứu dân làng tôi.”
Câu 3: Theo em, 
Câu 4: .(0,5đ)Câu: " Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê." Bộ phận in đậm của câu trên là:
 a. Chủ ngữ.	 b. Vị ngữ. c. Trạng ngữ.
Câu 5: .(1đ) Từ in đậm trong cụm từ nào được dùng theo nghĩa gốc ?
a.Mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê
b.Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.	
c.Bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. 
Câu 6: .(1đ) Từ “mượt mà”trong bài thuộc từ loại nào: 
a. Danh từ b.Động từ. c.Tính từ
Đọc thầm: Đọc thầm bài văn sau:
 Cảnh đông con
 Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.
 Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. 
 THẠCH LAM – Trích ( Nhà mẹ Lê )
B. dưới đây :
 Câu 1: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:
a. Ăn đói, mặc rách.	b. Nhà cửa lụp xụp.
c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.	d. Cả 3 ý trên đều đúng.
 Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói:
a. Bác Lê lười lao động.
b. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau.
c. Bị thiên tai, mất mùa.
d. Gia đình không có ruộng, đông con.
 Câu 3: Chủ ngữ trong câu : “mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: 
a. Mùa nực 	b. Mùa rét
c. Bác ta	d. Bác ta phải trở dậy 
 Câu 4: Trong câu “bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là:
a. Vì 	b. Gì
c. Làm	d. Không 
 Câu 5: Từ trái nghĩa với cực khổ là: 
a. Sung sướng 	b. Siêng năng.
c. Lười biếng. 	d. Cực khổ
 Câu 6. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
a. Những đốm lửa bập bùng cháy.
b. Một làn gió rì rào chạy qua.
c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.
d. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim.
B. Kiểm tra viết: 5 điểm
Chính tả (15 phút): Nghe – viết
 Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài  “ Buôn Chư Lênh đón cô giáo” (HDH TV5 tập 1B trang 81) Đoạn từ ( Y Hoa lấy trong gùi ra..... đến............... hết bài).
2. Tập làm văn. (25 phút) 
Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em mà em quý mến nhất.
Bài làm
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
A.Kiểm tra đọc : (5 điểm)
I.Đọc thành tiếng( 2 điểm) 
 Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi một trong các bài sau:
 Chuyện một khu vườn nhỏ	 ( Trang 4 – HDH /TV5-T1B)
 Mùa thảo quả ( Trang 23 – HDH /TV5-T1B)
 Người gác rừng tí hon ( Trang 42 – HDH /TV5-T1B)
 Trồng rừng ngâp mặn ( Trang 48 – HDH /TV5-T1B) 
 Chuỗi ngọc lam ( Trang 60 – HDH /TV5-T1B)
 Buôn Chư Lênh đón cô giáo ( Trang 81 – HDH /TV5-T1B)
 Thầy thuốc như mẹ hiền ( Trang 99 – HDH /TV5-T1B)
 Thầy cúng đi bệnh viện ( Trang 108 – HDH /TV5-T1B)
 Ngu Công xã Trịnh Tường ( Trang 118 – HDH /TV5-T1B)
 Lưu ý: Tránh để hai học sinh liên tiếp cùng đọc hay trả lời cùng một bài hoặc cùng một câu hỏi.
II. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc thầm và làm bài tập:
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1 ( 0,5 đ)
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 2 ( 0,5 đ)
d. Gia đình không có ruộng, đông con.
Câu 3 ( 0,5 đ)
c. Bác ta
Câu 4 ( 0,5 đ)
a. Vì
Câu 5 ( 0,5 đ)
a. Sung sướng 
Câu 6 ( 0,5 đ)
b. Một làn gió rì rào chạy qua.
B. Kiểm tra viết: 5 điểm
I.Chính tả: (2 điểm)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài  “ Buôn Chư Lênh đón cô giáo” (HDH TV5 tập 1B trang 81) Đoạn từ ( Y Hoa lấy trong gùi ra..... đến............... hết bài).
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0.2 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng hoặc trình bày không khoa học, bẩn, ... trừ 0,2 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (3 điểm.)
Điểm 3: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.
Điểm 2: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.
Điểm 1,5: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.
Điểm 1: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.
* Lưu ý: Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu nhiều bài văn giống nhau thì không được điểm tối đa.
PHÒNG GD&ĐT QUẾ PHONG
TRƯỜNG TH QUANG PHONG 1
 KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN Tiếng Việt - LỚP 5
 NĂM HỌC 2016 - 2017
 (Thời gian làm bài: 40 phút)
Họ và tên: ...............................Lớp: 5...
 Điểm Nhận xét của thầy(cô)giáo
Đề ra
PHẦN I : Trắc nghiệm ( 5 điểm)
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1 (1 đ) : Hỗn số 7 có giá trị bằng phân số nào?
 A. B. C.
Câu 2 (1 đ): Số thích hợp viết vào chỗ chấm (...) để: 3kg 3g = ... kg là:
A. 3,3                      B. 3,03                 C. 3,003                 D. 3,0003 
Câu 3 (1 đ) : 4200m bằng bao nhiêu ki-lô-mét?
A. 420km	B. 42km	C. 0,42km	D. 4,2km
Câu 4(1 đ): Tỉ số phần trăm của 20 và 400 là?
 A. 5 % B. 50 % C . 500%
Câu 5(1 đ):  Khối lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân có 76 học sinh, trong đó nữ chiếm 50 %. Vậy số học sinh nữ chiếm là:
 A. 37 % B. 38 % C . 39 %
PHẦN II : Tự luận ( 5 điểm)
Bài 1 (2 đ) : 1. Đặt tính rồi tính :
a) 286,43 + 521,85 b) 516,4 – 350,28
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
c) 25,04 x 3,5 d) 78,24: 1,2
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................
Bài 2 (1 đ) : Một người đi xe máy trung bình mỗi giờ đi được 42,5km. Hỏi trong 3 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
 Bài giải .
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................... 
Bài 3 (1 đ) : Một khu vườn hình vuông có chu vi 800m. Diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông? 
 Bài giải
 ...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
 ................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4 (1 đ) : Một mảnh đất có diện tích 150m2. Người ta dành 60% diện tích mảnh đất đó để làm nhà, còn lại để làm vườn. Hỏi diện tích để làm vườn là bao nhiêu mét vuông ? 
 Bài giải
 ...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I
 Môn: Toán
 Năm học 2016 - 2017
PHẦN I : Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Câu 1 : Khoanh vào C. ( 1 điểm)
Câu 2 : Khoanh vào C. 3,003 ( 1 điểm)
Câu 3 : Khoanh vào D. 4,2km ( 1 điểm)
Câu 4 : Khoanh vào A. 5 % ( 1 điểm)
Câu 5 : Khoanh vào B. 38 % ( 1 điểm)
PHẦN II : Tự luận ( 5 điểm)
Bài 1 (2 đ): (Tính đúng mỗi câu : (0,5 điểm)
 286,43 + 521,85 516,4 – 350,2 25,04 x 3,5 78,24: 1,2
 286,43 516,4 25,04 78,24 1,2
+ - x 
 521,85 350,2 3,5 62 65,2
 808,28 166,2 12520 24
 7512 00
 87,640
Bài 2 (1 đ) : 
 Bài giải
 Trong 3 giờ người đó đi được số ki-lô-mét là:
42,5 x 3 = 127,5 ( km) (0,75 điểm)
Đáp số : 127,5 ( km) (0,25 điểm)
Bài 3 (1đ) : 
 Bài giải
 Số đo một cạnh khu vườn đó là: 800 : 4 = 200 (m) ( 0,5 điểm)
 Diện tích khu vườn đó là  : 200 x 200 = 40000 (m2) ( 0,5 điểm)
 Đáp số : 40000 m2 
Bài 4 (1 đ) : 
 Bài giải
 Diện tích đất để làm nhà là: 150 x 60 : 100 = 90 (m2) ( 0,5 điểm)
 Diện tích đất để vườn là  : 150 - 90 = 60 (m2) ( 0,5 điểm)
 Đáp số : 60 m2 
 ( HS có thể làm cách khác)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_5_theo_tt222016.doc