KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Sinh 9 A. Ma trận đề kiểm tra Chương Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chương I: Các thí nghiệm của Menđen Bieát biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp. 20% = 2điểm Chương II: Nhiễm sắc thể Mô tả được cấu trúc điển hình của NST Trình bày được tính đặc trưng của bộ nhễm sắc thể 15% = 1,5 điểm 10% = 1điểm Chương III: ADN và gen Mô tả được cấu trúc không gian của ADN Trình bày được chức năng của ADN Xác định được trình tự các Nuclêotit trong 1 đoạn gen Vẽ sơ đồ và trình bày nội dung mối quan hệ gen và tính trạng? 15% = 1,5 điểm 10% = 1điểm 10% = 1điểm 20% = 2điểm Tổng : 4 caâu 10 ñieåm 50% = 5 điểm 20% = 2 điểm 10% = 1điểm 20% = 2điểm B. Đề kiểm tra Câu 1:(2đ) Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Nêu nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp? Câu 2:(2đ) : Bộ NST của mỗi loài đặc trưng bởi những yếu tố nào? Cấu trúc của 1 NST điển hình? Câu 3:(2,5đ): Mô tả cấu trúc không gian và chức năng của ADN . Câu 4:(3đ) : a. Cho một đoạn mạch của ARN có trình tự của các Nuclêotit như sau: - A – U – G – X – X – U – A – G – G – Hãy xác định trình tự các Nuclêotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. b. Vẽ sơ đồ và trình bày nội dung mối quan hệ gen và tính trạng? C. Đáp án và biểu điểm Hướng dẫn trả lời Điểm Câu1 (2đ) Biến dị tổ hợp: - Sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện các tính trạng khác P. - Xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính -Sù ph©n li ®éc lËp cña c¸c cÆp tÝnh tr¹ng 1đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 (2,5đ) - Bộ NST của loài đặc trưng bởi số lượng, hình dạng và trật tự sắp xếp các gen trên NST. - ở kì giữa của quá trình phân bào mỗi NST gồm 2 crômatít đính với nhau tại tâm động. -Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và 1 protein histon. 1đ 1đ 0,5đ Câu 3 (2,5đ) Cấu trúc không gian của ADN: - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép , gồm 2 mạch đơn song song , xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải . - Mỗi vòng xoắn cao 34 Ao , gồm 10 cặp Nuclêôtit , đường kính vòng xoắn là 20 Ao . - Các Nuclêôtit giữa 2 nmachj liên kết với nhau bằng các liên kết hi đ rô tạo thành từng cặp A-T, G-X theo nguyên tắc bổ sung . Chức năng của ADN: - Lưu trữ thông tin di truyền _ truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 4 (3 đ) a , ARN - A – U – G – X – X – U – A – G – G – ADN (Mạch gốc)– T – A – X – G – G – A – T – X – X - - A – T – G – X – X – T – A – G – G - b, Gen ( 1 đoạn ADN) " A RN" Prôtêin " tính trạng Mối quan hệ 1đ 1đ 1đ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Sinh 9 A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Các thí nghiệm của Menđen Bài tập lai một cặp tính trạng. Số câu : 1 câu 3 điểm (30%) Số câu : 1 câu 3 điểm (30%) 2. AND và gen Viết đoạn gen đã tổng hợp ra mạch ARN Số câu : 1 câu 1 điểm(10%) Số câu : 1 câu 1 điểm(10%) 3. Biến dị - Khái niệm đột biến gen. - Các dạng đột biến gen. Phân biệt thường biến với đột biến Số câu : 02 câu 4 điểm(40%) Số câu : 1 câu 2 điểm(20%) Số câu : 1 câu 2 điểm(20%) 4. Di truyền học người. - Nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người. - Biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền người. Số câu : 1 câu 2 điểm(20%) Tổng số câu : 3 câu Tổng số điểm : 10 điểm(100%) 1 câu (4.0đ) (40%) 1câu (3.0đ) (30%) 1câu ( 3.0đ) (30%) B. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1 (2điểm): Đột biến gen là gì? Đột biến gen gồm những dạng nào? Câu 2 (5điểm): a. Phân biệt thường biến và đột biến? b. Nêu một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người? c. Cho một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau: - G - X - G - U - U - G - A - X Hãy xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên? Câu 3 (3điểm): Ở đậu Hà lan, khi cho đậu Hà lan thân cao thuần chủng lai với đậu Hà Lan thân thấp thì thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có 335 cây thân cao : 115 cây thân thấp. a. Hãy biện luận và viết sơ đồ cho phép lai trên. b. Khi cho đậu Hà lan F1 lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào ? C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm 1(2đ) - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit. 1 đ 1 đ 2(5đ) a. Những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến Thường biến Đột biến - Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường - Không di truyền - Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng - Có lợi cho bản thân sinh vật. - Là những biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền của tính di truyền (NST, ADN) - Di truyền - Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên, riêng rẻ - Thường có hại chỉ có một số có lợi b. Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người: - Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn chặn các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. - Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ... - Không kết hôn hoặc không sinh con giữa các người có bệnh di truyền. c. Đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau: Mạch khuôn: - X - G - X - A - A - X - T - G- Mạch bổ sung: - G - X- G - T - T - G - A - X - 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1 đ 1 đ 3(3đ) Vì F2 thu được 335cao : 115 thấp kết quả này tương đương với tỉ lệ 3 cao : 1 thấp Theo qui luật phân ly của Menđen Thân cao là tính trạng trội Qui ước: - Gen A qui định thân cao, cây đậu Hà Lan thân cao có kiểu gen AA. - Gen a qui định thân thấp, cây đậu Hà Lan thân thấp có kiểu gen aa. Ta có sơ đồ lai: Ptc: : AA x aa (thân cao) (thân thấp) GP A a F1 Aa(100% thân cao) F1 x F1: Aa x Aa GF1 A, a A,a F2 1AA : 2Aa :1aa Kiểu gen: 3 thân cao : 1 thân thấp b. Cho F1 lai phân tích FB : ( F1) Aa x aa GFB A, a a F2 1Aa : 1aa Vậy khi cho đậu Hà Lan F1 lai phân tích thì cho kết quả: 1thân cao: 1 thân thấp. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II M«n : Sinh 9 A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Sinh vật và môi trường Có mấy loại môi trường sống của sinh vật, mỗi môi trường lấy một ví dụ về sinh vật sống trong môi trường đó? Giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng? 2câu 3điểm (30%) 1 câu 2 điểm(20%) 1 câu 1 điểm(10%) 2. Hệ sinh thái So sánh quần thể người với các quần thể sinh vật khác. - Làm bài tập lưới thức ăn. 2 câu 4 điểm (40 %) 1 câu 2 điểm (20%) 1câu ( 2 điểm)(20%) 3. Ứng dụng di truyền học Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? 3câu 3 điểm (30 %) 2câu (2điểm)(20%) 1câu (1 điểm)(10%) Tổng số :7 câu Tổng số điểm : 10 điểm(100%) 1 câu (2điểm) (20%) 3 câu (4 điểm) (40%) 2câu ( 3 điểm) (30%) 1 câu 1 điểm(10%) B. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: 3 điểm a/ Ưu thế lai là gì? b/ Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? c/ Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Câu 2: 3 điểm a/ Có mấy loại môi trường sống của sinh vật, mỗi môi trường lấy một ví dụ về sinh vật sống trong môi trường đó? b/ Giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng? Câu 3: 2 điểm So sánh quần thể người với các quần thể sinh vật khác. Câu 4: 2 điểm Một hệ sinh thái rừng nhiệt đới gồm các quần thể sinh vật sau: Cỏ, Cây gỗ, sâu ăn lá cây, hươu, chim, hổ, vi sinh vật, nấm, rắn, chuột. Xây dựng lưới thức ăn có thể có trong hệ sinh thái trên? C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm 1 a/ Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạng hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. b/ Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai: Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. c/ Không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ. 1 1 1 2 a/ Có 4 loại môi trường sống của sinh vật: + Môi trường nước. Ví dụ: Cá, tôm, cua + Môi trường trên mặt đất- không khí. Ví dụ: Chim, Chó, hoa hồng + Môi trường trong đất: Giun đất, dế + Môi trường sinh vật. Ví dụ: sán lá gan, giun đũa, b/ Các cành phía dưới của cây sống trong rừng thường bị rụng sớm do hiện tượng tự tỉa cành (các cành phía dưới nhận không đủ ánh sáng, tập trung chất cho các cành trên ngọn) 0,5 0,5 0,5 0,5 1 3 + Giống: Quần thể người giống các quần thể sinh vật khác ở các đặc điểm sinh học: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong. + Khác: Quần thể người có những đặc trưng kinh tế- xã hội mà quần thể khác không có: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa 1 1 4 Lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng nhiệt đới là: Sâu Chim sâu Cỏ, cây gỗ Chuột Rắn Hươu Hổ VSV, Nấm 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Sinh học 9 A.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1 Sinh vật và môi trường - Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống của sinh vật. 20%=2điểm 20% = 2 điểm 2 Hệ sinh thái - Nêu được khái niệm một chuỗi thức ăn. Vẽ được sơ đồ 1 lưới thức ăn với các sinh vật cho trước 20%=2 điểm 10%= 1 điểm 10%=1 điểm 3 Con người, dân số và môi trường - Nêu được những tác động của con người đối với môi trường tự nhiên qua các thời kì phát triển XH.. - Khảo sát tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương và đề xuất các biện pháp khắc phục. 30%=3 điểm 15%= 1,5 điểm 20%= 2 điểm 4 Bảo vệ môi trường - Nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên 30%=3 điểm 15%= 1,5 điểm 10%= 1 điểm Tổng số câu Tổng số điểm 100% = 10đ 4 câu 6 điểm 60% 1 câu 20%= 2 điểm 1 câu 1 điểm 10% 1 câu 1 điểm 10% B. ĐỀ KIỂM TRA: Câu 1: ( 2 điểm) Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Các loại môi trường sống của sinh vật? Câu 2: ( 2 điểm) Thế nào là một chuỗi thức ăn? (1 điểm) Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào thành phần của hệ sinh thái và vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, nai, sâu ăn lá, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, và hổ. (1 điểm) Câu 3: ( 3,5điểm) Nêu những tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội? (1,5 điểm) b. Môi trường ở địa phương em bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào? Hãy đề xuất các biện pháp hạn chế tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương?( 2 điểm) Câu 4: ( 2,5 điểm) a. Nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? cho ví dụ ? ( 1,5 điểm) b. Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? (1 điểm) C. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu 1 2 điểm Điểm - Môi trường sống: Là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật - Các loại môi trường: + Môi trường nước + Môi trường trên mặt đất, không khí + Môi trường trong đất + Môi trường sinh vật 1 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 2 2 điểm a) b) - Khái niệm: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích, vừa tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Sơ đồ: Nai Hổ Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Sâu ăn lá Gà rừng 1 điểm 1 điểm Câu 3 3 điểm a) b) * Tác động của con người: - Thời nguyên thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ " giảm diện tích rừng. * Xã hội nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi - Tiêu cực :à giảm diện tích rừng. Thay đổi đất, nước tầng mặt à đất khô cằn,giảm màu mở - Tích cực :à tăng số lượng các loài động vật, thực vật,hình thành các hệ sinh thái trồng trọt * Xã hội công nghiệp: - Tác động tích cực:Cải tạo được môi trường, khống chế được dịch bệnh, tạo được những giống cây trồng,vật nuôi quí - Tác động tiêu cực:Làm giảm diện tích rừng và đất trồng trọt ,gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng *Trình bày được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc thuốc bảo vệ thực vật - Rác thải nông nghiệp, xây dựng. - Phân các loại động vật * Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như : - Sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều lượng. - Xử lý phân động vật trước khí thải ra môi trường - Không xã rác bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng - Tích cực trồng cây xanh 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 4 2,5 điểm a) b) à Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên tái sinh: có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lý. Ví dụ: tài nguyên đất, TN nước, TN sinh vật... + Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt VD: tài nguyên khoáng sản, than đá... + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường. VD: năng lượng gió, mặt trời - Giữ vệ sinh môi trường, không chặt phá cây bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc và bảo vệ cây, không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích. - Tuyên truyền cho mọi người cùng nhau hiểu và tham gia bảo vệ thiên nhiên. 0,5điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
Tài liệu đính kèm: