Đề kiểm tra môn sinh học 12 thời gian: 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn sinh học 12 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn sinh học 12 thời gian: 45 phút
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TÔ HIẾN THÀNH
Đề kiểm tra môn SINH HỌC 12
 Thời gian:45’
Mã đề: 868 
 Câu 1: Trong quá trình nhân đôi AND, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn okazaki. Sau đó, các đoạn okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối. Enzim nối ở đây là enzim
A: hêlicaza	 B: AND giraza C: AND ligaza D: AND pôlimeraza
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc nhân đôi AND kép? 
A: Nguyên tắc giữ lại một nửa B: Nguyên tắc bổ sung
C: Nguyên tắc khuôn mẫu D: không lien tục trên 2 mạch
Câu 3: Mã di truyền có đặc điểm: 
A: có tính phổ biến B: có tính đặc hiệu
C: có tính thoái hóa D: có tính phổ biến,đặc hiệu,thoái hóa,liên tục
Câu 4: Mã di truyền là:
A: Mã bộ 1,tức là cứ một nucleotit xác định một loại axit amin
B: Mã bộ 2, tức là cứ hai nucleotit xác định một loại axit amin
C: Mã bộ 3, tức là cứ ba nucleotit xác định một loại axit amin
D: Mã bộ 4, tức là cứ bốn nucleotit xác định một loại axit amin
Câu 5: Trong số 64 bộ mã di truyền có 3 bộ 3 không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A: AUG, UGA, UAG B: AUU, UAA, UAG
C: AUG, UAA, UGA D: UAG, UAA, UGA
Câu 6: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A: ADN B: mARN C: protein D: AND và ARN
Câu 7: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A: protein B: mARN C: ADN D: mARN và protein
Câu 8: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A: từ cả 2 mạch B: khi thì từ mạch 1,khi thì từ mạch 2
C: từ mạch có chiều 5’- 3’ D: từ mạch mã gốc 3’- 5’
Câu 9: cho biết các codon mã hóa các axitamin tương ứng như sau: GGG-Gly, XXX-pro, GXU-Ala,
XGA-Arg,UXG-Ser, AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen của vi khuẩn có trình tự các nucleotit 
là :5’ AGX XGA XXX GGG 3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thong tin mã hóa cho một đoạn
polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:
A: Ser-Ala-Gly-Pro B: Pro-Gly-Ser-Ala C: Ser-Agr-pro-Gly D: Gly-pro-Ser-Arg
Câu 10: Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch một của gen co số nucleotit loại A bằng số nuclotit loại T; Số nucleotit loại G gấp 2 lần số nucleotit loại A; Số nucleotit loại X gấp 3 lần số nucleotit loại T. Số nucleotit loại A là: 
A: 448 B: 224 C: 112 D: 336
Câu 11: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ A+T/G+X=1/4 thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là: 
A: 10% B: 40% C: 20% D: 25%
Câu 12: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại G. Mạch 1 của gen 
Có số nucleotit loại A chiếm 30% và số nucleotit loại G chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số 
Nucleotit mỗi loại của mạch 1 của gen này là:
A: A=450; T=160; G=750; X=150 B: A=750; T=150; G=150; X=150
C: A=150; T=450; G=750; X=150 D: A=450; T=150; G=150; G=750	
Câu 13: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nucleotit loại T nhiều gấp 2 lần số nucleotit loại 
G. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hidro. Số lượng từng loại nucleotit của 
Alen a là:
A: A=T=799; G=X=401 B: A=T=801; G=X=400
C: A=T=800; G=X=399 D: A=T=799; G=X=400
Câu 14:Các bộ ba trên mARN có vai trò qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A: 3’ UAG 5’; 3’UAA 5’; 3’UGA 5’ B: 3’GAU 5’; 3’AAU5’; 3’AGU 5’
C: 3’UAG 5’; 3’UAA 5’; 3’ AGU 5’ C: 3’ GAU 5’; 3’AAU 5’; 3’AUG5’
Câu 15:khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A: Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
B: phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit
C: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa
D: Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN
Câu 16: Theo Jacop và Mônô , các thành phần cấu tạo của Operon Lac gồm:
A: Vùng vận hành(O), gen cấu trúc, vùng khởi động(P)
B: Gen điều hòa, gen cấu trúc, vùng vận hành(O)
C: Gen điều hòa, gen cấu trúc, vùng vận hành(O),vùng khởi động
D: Gen điều hòa, gen cấu trúc, vùng khởi động
Câu 17: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
A; Đột biến điểm B: Đột biến dị đa bội
C: Đột biến tự đa bội D: Đột biến lệch bội
Câu 18: Người mắc bệnh hoặc hội chứng nào sau đây là dạng thể ba?
A: Hội chứng đao B: Bệnh ung thư vú
C: Hội chứng tơcnơ	D: Bệnh pheeninkêto niệu
Câu 19: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình của sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi chất nhiễm sắc có đường kính lần lượt là:
A: 30nm và 300nm B: 11nm và 300nm C: 11nm và 30nm D: 30nm và 11nm
Câu 20: Phát biểu nào sau đây về NST giới tính là đúng:
A: NST giới tính chỉ tồn tại trong tế tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào soma
B: Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường
C: Ở tất cả các loài động vật, NST giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái
D: Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY
Câu 21: Giả sử một NST có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành NST có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc NST thuộc dạng 
A: đảo đoạn B: chuyển đoạn C: mất đoạn D: lặp đoạn
Câu 22: Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến gen? 
A: đột biến mất một cặp nucleotit B: đột biến đảo đoạn NST 
C: đột biến thay thế một cặp nucleotit D: đột biến thêm một cặp nucleotit
Câu 23: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng hoạt tính của emzim amilaza ở đại mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?
A: Chuyển đoạn B: Mất đoạn C: Đảo đoạn D: Lặp đoạn
Câu 24: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=14. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể một tối đa có thể được tạo ra trong loài này là 
A: 13 B: 7 C: 8 D: 15
Câu 24: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=8. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có số lượng NST là: 
A: 12 B: 11 C: 9 D: 18
Câu 25: Bằng phương pháp tứ bội hóa, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen Aa có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen :
A: Aaaa B: AAAA C: AAAa D: AAaa
Câu 26: Ở người, hội chứng tơcnơ là dạng đột biến 
A: thể một (2n-1) B: thể ba(2n+1) C: thể bốn( 2n+2) D: thể không( 2n-2)
Câu 27: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=14. Số loại thể một kép(2n-1-1) có thể có loài này là:
A: 21 B: 42 C: 7 D: 14
Câu 28: Đột biến loại nào tạo nên hội chứng trẻ sơ sinh có tiếng khóc mèo kêu ?
A: Lặp đoạn NST số 5 B: Mất đoạn NST số 5
C: Chuyển đoạn NST số 5 D: Đảo đoạn NST số 5
Câu 29: Cơ chế gây đột biến đảo đoạn là: 
A: Đoạn đứt gắn vào vị trí mới B: Đoạn đứt bị tiêu biến
C: Đoạn đứt quay 180º và nối lại D: Đoạn bị đứt gắn vào vị trí khác 
Câu 30: Ở người, mất đoạn NST số 21 sẽ gây nên bệnh:
A: ung thư máu B: bệnh Đao C: máu khó đông D: hồng cầu hình lưỡi liềm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_sinh_lop_12.doc