Đề kiểm tra môn sinh 9 tiết 18: kiểm tra 1 tiết

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1548Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn sinh 9 tiết 18: kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn sinh 9 tiết 18: kiểm tra 1 tiết
 ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH 9
Tiết 18:	 KIỂM TRA 1 TIẾT (45ph)
1. Mục tiêu:
1. Kiến thức :- Củng cố hê thống và khắc sâu kiến thức cho HS
 - Kiểm tra việc dạy của giáo viên và việc học của HS.
b. Kỹ năng:- Vận dụng kiến thức đã học, kĩ năng viết và trình bày bài làm.
3.Giáo dục ý thức: rèn luyện tính độc lập, sáng tạo, trung thực .
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Chuẩn bị của giáo viên: - Đề KT in sẵn ( 1đề/1 HS)
b. Chuẩn bị của học sinh: Bút mực, bút chì, thước.
III.Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định chỗ ngồi, dụng cụ, điểm danh.
2. Tiến hành KT: GV phát đề à HS làm bài.
3. Bài mới: Ma trận
 Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Mở đầu 
02 tiết 
Kể tên được các ngành ĐV
Trình bày được điểm khác biệt giữa ĐV và TV
10% = 1 đ
5% = 0,5 điểm
5% = 0,5 điểm
2. Ngành ĐV nguyên sinh
05 tiết
- Mô tả được cách di chuyển của trùng roi
- Nêu được đặc điểm chung của ĐVNS
Trình bày được nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở người ? 
Giải thích được vì sao bệnh sốt rột hay xảy ra ở miền 
núi ?
30% = 3 đ
10% = 1 điểm
10% = 1 điểm
10% = 1 điểm
3. Ngành ruột khoang
03 tiết
Mô tả được cấu tạo của thuỷ tức
Giải thích được ý nghĩa của TB gai trong đời sống của thuỷ tức
20% = 2 đ
5% = 0,5 điểm
15% = 1,5điểm
4. Các ngành giun
07 tiết
Nêu được cơ chế nhiễm giun và cách phòng trừ giun tròn kí sinh 
Trình bày được lối sống của sán lá gan 
- Vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp
40% = 4 đ
20% = 2 điểm
20% = 2 điểm
10 câu 
10 điểm (100%)
5 câu
4 điểm 40 %
3,5 câu
3,5 điểm 
35 % 
1,5 câu 
2,5 điểm 25 %
ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN TNKQ( 3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1:Các ngành động vật được học ở sinh học 7 là: 
 A. 6 ngành B. 7 ngành C. 8 ngành D. 9 ngành
Câu 2: Động vật khác thực vật:
A. Tế bào không có thành xenlulôzơ B. Chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn
C. Có hệ thần kinh và giác quan D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 3: Trùng roi di chuyển:
A. Vừa tiến, vừa xoay B. Đầu đi trước C. Đuôi đi trước D. Tiến thẳng 
Câu 4: Đặc điểm chung của ĐVNS :
A. Kích thước hiển vi B. Cấu tạo 1 tế bào 
C. Phần lớn dị dưỡng D. Cả A,B, C đều đúng.
Câu 5: Thành cơ thể thuỷ tức có cấu tạo:
A. 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa B. 1 lớp tế bào 
C. 2 lớp tế bào D. 3 lớp tế bào
Câu 6: Đặc điểm về lối sống của sán lá gan:
A. Sống dị dưỡng B. Sống kí sinh 
C. Sống dị dưỡng và sống kí sinh D. Sống tự dưỡng
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7điểm)
Câu 1:(2đ)Nêu nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở người? Vì sao bệnh hay xảy ra ở miền núi 
Câu 2: (1,5đ) Em hãy giải thích ý nghĩa của TB gai trong đời sống của thuỷ tức
Câu 3: (2đ) Em hãy cho biết nguyên nhân nhiễm giun đũa và các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh ở người ?
Câu 4: (1,5đ)Vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.
Đáp án & biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
TNKQ
Mỗi ý đúng 0,5đ
1C, 2D, 3A, 4D, 5A, 6C
Tự luận 
Câu 1
* Nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở người: Do trùng sốt rét gây nên
- Bệnh hay xảy ra ở miền núi vì: ở môi trường miền núi cây cối rậm rạp, ẩm thấp thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển làm lây lan bệnh.
- Do người dân có thói quen ngủ không mắc màn để muỗi đốt.
Câu 2
TB gai của thuỷ tức có chất độc nên có ý nghĩa : 
+) Tự vệ +) Bắt mồi
- TB gai là đặc điểm chung của tất cả các đại diện ở ruột khoang
Câu 3
* Nguyên nhân nhiễm giun đũa:
+) Do ăn uống không hợp vệ sinh: 
+) Do môi trường 
*Các biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa ở người:
- Giữ vệ sinh môi trường - Giữ vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh ăn uống - Diệt ĐV trung gian: Ruồi, muỗi
- Tẩy giun định kỳ
Câu 4
Vai trò của giun đất: Làm đất tơi xốp màu mỡ tăng độ phì nhiêu cho đất. Góp phần vào chu trình phân giải chất hữu cơ thành chất vơ cơ...
TIẾT 36 : KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Ma trận đề kiểm tra:
 Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Ngành ĐV nguyên sinh
Biết được đặc điểm chung ngành ĐVNS
 (2 câu)
5% = 0,5 đ
5% = 0,5 điểm
2. Ngành ruột khoang và ngành giun
- Biết được đặc điểm chung của ruột khoang và ngành giun (2 câu) 
Kể tên được các ngành ĐV đã học và phân loại được động vật từng loài (1câu) 
25% = 2,5 đ
5% = 0,5 điểm
20% = 2 điểm
3. Ngành thân mềm
Nêu được đặc điểm chung của thân mềm
 (1câu)
Nhận biết một số đặc điểm đa dạng của các động vật thân mềm (1câu)
35% = 3,5 đ
20 % = 2 điểm
15 % = 1,5 điểm
4. Ngành chân khớp
Biết được tập tính của hình nhện
 (1câu)
Nêu được vai trò thực tiển của sâu bọ (1câu)
35% = 3,5 đ
10% = 1 điểm
25% = 2,5điểm
9 câu 
10 điểm (100%)
6 câu
4 điểm 
2 câu
4 điểm 
1 câu 
2 điểm 
Họ và tên.................................
Lớp 7/.....
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN SINH 7
 Năm học 2013-2014
 ( Thời gian làm bài: 45 phút)
Điểm:
I. Phần trắc nghiệm: (3,5điểm)
Câu 1(1điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
 1). Cơ thể kích thước hiển vi, chỉ một tế bào, nhưng đảm nhận mọi chức năng. Các đặc điểm này có ở động vật nào dưới đây:
	a. Trùng biến hình.	b. Trùng roi.	c. Động vật nguyên sinh. 	d. Cả a, b, c đều đúng.
 2). Động vật nguyên sinh nào sau đây có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
 a. Trùng biến hình. b. Trùng giày. c. Trùng roi xanh. d. Trùng sốt rét.
 3). Là động vật đa bào, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, đối xứng toả tròn, những đặc điểm này có ở ngành nào dưới đây:
	a. Giun tròn.	b. Ruột khoang.	c. Giun đốt.	d. Động vật nguyên sinh.
 4). Cơ thể đối xứng 2 bên, phân đốt và có khoang cơ thể chính thức là những đặc điểm có ở ngành nào dưới đây:
	a. Giun đốt.	b. Ruột khoang.	c. Giun tròn. 	d. Giun dẹp.
Câu 2(1,5điểm): Điền vào ô trống các đặc điểm của ốc, trai, mực trong bảng sau:
TT
 Động vật có đặc điểm tương ứng
Đặc điểm cần quan sát
Ốc
Trai
Mực
1
Số lớp cấu tạo vỏ
2
Số chân (hay tua)
3
Số mắt
4
Có giác bám
Câu 3(1điểm):Hãy xếp lại số thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện. 
	A. Chăng các sợi tơ vòng. 	 C. Chăng sợi tơ phóng xạ.
	B. Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)	 D. Chăng dây tơ khung.
II. Phần tự luận: (6,5 điểm)
	Câu 1 (2 điểm): Hãy kể theo thứ tự tên 5 ngành động vật mà em đã học từ đầu năm đến nay rồi xếp các động vật đại diện sau đây vào đúng các ngành, lớp của chúng: Sán dây; Trùng sốt rét; Ruồi; Gián; Mối; Ve sầu; Con sun; Con ốc sên; San hô; Đỉa, Giun đũa. 
	Câu 2 (2 điểm): Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm? Kể tên 5 VD về thân mềm ở địa phương em.
	Câu 3 (2,5 điểm): Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ, cho ví dụ minh họa. 
BÀI LÀM
 HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN CHẤM ĐIỂM.
I. Phần trắc nghiệm (3,5 điểm)
Câu1: Mỗi ý đúng trong câu 1, 2, 3, 4 được 0,25 điểm
 1-d. 2-c. 3-b. 4a.
Câu 2: 1,5điểm(điền đúng mỗi cột ốc, trai, mực 0,5điểm)
TT
 Động vật có đặc điểm tương ứng
Đặc điểm cần quan sát
Ốc
Trai
Mực
1
Số lớp cấu tạo vỏ
3
3
1 lớp đá vôi
2
Số chân (hay tua)
1
1
2+8
3
Số mắt
2
không
2
4
Có giác bám
không
không
Nhiều
Câu 3 : mỗi thứ tự đúng 0,25 điểm : 3-4-2-1
II. Phần tự luận(6,5 điểm)
Câu 1(2 điểm): Kể tên 5 ngành Động vật và xếp Động vật vào đúng các ngành:
1. Ngành Động vật nguyên sinh: Trùng sốt rét. (0,25đ)
2. Ngành ruột khoang: San hô. (0,25đ)
3. Các ngành giun: + Ngành giun dẹp: Sán dây. (0,25đ)
 + Ngành giun tròn. Giun đũa (0,25đ) 
 + Ngành giun đốt: Đỉa. (0,25đ)
4. Ngành thân mềm: ốc sên. (0,25đ)
5. Ngành chân khớp: Con sun, Ve sầu, Ruồi, Gián, Mối. (0,5đ)
Câu 2(2 điểm):
*Đặc điểm chung ngành thân mềm (1,5đ)
- Thân mềm không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi.
- Có khoang áo.
- Hệ tiêu hoá phân hoá.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
* Ví dụ (0,5đ) 
Câu 3( 2,5 điểm) : Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ và ví dụ minh hoạ;
* Có ích(1,5đ)
- Làm thuốc chữa bệnh: Ong mật... 
- Làm thực phẩm: Tằm...
- Thụ phấn cây trồng : Ong ...
- Làm thức ăn cho Động vật khác: Mối, Dế...
- Diệt các sâu hại: Ong mắt đỏ...
* Có hại(1đ)
- Hại hạt ngũ cốc: Bọ xít, Mọt hại lúa gạo...
 - Truyền bệnh: Muỗi, Ruồi....

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh_7.doc